Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh đái tháo đƣờng thƣờng có liên quan đến tiền sử mắc bệnh ĐTĐ. Tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ mạnh của đái tháo đƣờng nhất là ĐTĐ týp 2. Ở độ tuổi trên 30 các bệnh nhân ĐTĐ có tiền sử gia đình có nguy cơ cao bị ĐTĐ ở giai đoạn sớm. Tiền sử gia đình mắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 ĐTĐ có thể liên quan hoặc không liên quan đến lý do di truyền vì các thành viên trong gia đình thƣờng có chung những tác động của môi trƣờng, đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ( Bảng 3.1) cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử gia đình với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời trong gia đình có ngƣời bị mắc ĐTĐ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 4,6 lần ngƣời trong gia đình không có ngƣời bị mắc ĐTĐ (CI: 2,99 - 7,19, p<0,001).
Trần Thị Mai Hà (2004), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ ở ngƣời trên 30 tuổi tại thành phố Yên Bái cho thấy có tiền sử ngƣời nhà bị mắc đái tháo đƣờng là một yếu tố nguy cơ [16].
Theo nghiên cứu của Phạm Đức Thắng ở Tuyên Quang, tỷ lệ ngƣời đái tháo đƣờng có tiền sử ngƣời nhà mắc đái tháo đƣờng là 12,1% còn nhóm không có ngƣời nhà mắc đái tháo đƣờng thì tỷ lệ này là 4,8% [30]. Tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh sinh của đái tháo đƣờng nhất là ở typ 2, không lệ thuộc Insulin. Ngƣời có tiền sử gia đình có ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng gấp 4,6 lần so với những ngƣời không có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đƣờng điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và một số tác giả khác [14], [31], [33]. Nhƣ vậy, cần quan tâm đến các thành viên khác trong gia đình khi trong nhà đã có ngƣời mắc bệnh ĐTĐ để phát hiện bênh sớm là điều rất cần thiết.
Giá trị huyết áp liên hệ với mức độ đề kháng insulin và dung nạp glucose. Tuy nhiên, sự đề kháng insulin ảnh hƣởng đến huyết áp nhƣ thế nào thi đang còn nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi (tại bảng 3.2) cho thấy có mối liên quan giữa bệnh THA với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời mắc bệnh THA có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ gấp 5,69 lần ngƣời không bị THA (CI: 3,49 - 9,28, p<0,001).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 Theo nghiên cứu của Vũ Huy Chiến và CS ở Thái Bình cũng đã thu đƣợc kết quả tƣơng tự nhƣ chúng tôi [12], ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tô Văn Hải ở Hà Nội và Vũ Thị Mùi ở thành phố Yên Bái, Phạm Đức Thắng ở Yên Sơn, Tuyên Quang [17], [24], [30]. Tăng huyết áp và ĐTĐ là hai bệnh ngày càng phổ biến ở những nƣớc phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hai bệnh này có thể độc lập hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ thƣờng song hành với nhau vì chúng có cùng những yếu tố nguy cơ nhƣ: Thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối đƣờng, lƣời vận động. THA làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngƣợc lại ĐTĐ cũng làm cho THA trở lên khó điều trị hơn, theo chƣơng trình THA quốc gia thì tỷ lệ THA ở ngƣời ĐTĐ tăng cao gấp 2 lần so với ngƣời không bị ĐTĐ. THA thƣờng do hậu quả của biến chứng thận THA có thể xuất hiện trƣớc khi bệnh nhân đƣợc chẩn đoán ĐTĐ hoặc có thể đồng thời xuất hiện với ĐTĐ. Hội chứng này là một nhóm biểu hiện bất thƣờng về lâm sàng gồm: THA- béo bụng (chu vi bụng nam >90 cm, nữ >80 cm), RLDN glucose. THA trong ĐTĐ làm cho tỷ lệ bệnh mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2-3 lần so với ngƣời không bị THA, gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu lớn nhỏ nhƣ: Tắc mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc... nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng những ngƣời THA có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 5,7 lần ngƣời không bị THA.
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2003) có kết quả tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm có tăng huyết áp cao gấp 2 lần nhóm không tăng huyết áp [2]. Tác giả Hoàng Kim Ƣớc (2005) cho kết quả tỷ lệ đái tháo đƣờng ở nhóm tăng huyết áp cao gấp 5,22 lần nhóm không tăng huyết áp [42].
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đƣờng mà cũng là hậu quả của đái tháo đƣờng. Trong nghiên cứu này của chúng tôi chỉ ghi nhận tỷ lệ hiện mắc đái tháo đƣờng ở nhóm tăng huyết áp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có tăng huyết áp. Kết quả này cũng phù hợp với những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 nghiên cứu trƣớc đây. Qua đó cho thấy việc thƣờng xuyên kiểm tra đƣờng máu trên những bệnh nhân CHA để phát hiện sớm bệnh ĐTĐ là rất cần thiết.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời độ tuổi ≥ 60 có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 14,11 lần ngƣời độ tuổi 30 - 39 (CI: 6,46 - 30,82, p<0,001) và có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 3,83 lần ngƣời độ tuổi 40 - 59 (CI: 1,86 - 7,88, p<0,001).
Tuổi của bệnh nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2, mà cơ chế chính là do sự tăng đề kháng insulin ngoại biên, sự đề kháng này càng tăng lên khi kèm theo yếu tố béo phì và lối sống tĩnh tại của ngƣời lớn tuổi. Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tuổi có liên quan đến sự thay đổi tế bào beta của tụy tạng. Hậu quả của sự gia tăng tuổi là tăng tỷ lệ tự tiêu hủy và giảm khả năng tái sinh tế bào bêta và dẫn đến giảm dung nạp glucose.
Theo Tạ Văn Bình: đối tƣợng mắc ĐTĐ thƣờng ở độ tuổi 30 - 65. Tuy nhiên hiện nay đã có những bệnh nhân mắc ĐTĐ khi chỉ mới 9 -10 tuổi cho thấy sự trẻ hóa của những ngƣời mắc bệnh này ở nƣớc ta [7]. Theo tính toán Hội Nội tiết - ĐTĐ Việt Nam cho thấy tỷ lệ ĐTĐ năm 2002 là 2,7% nhƣng năm 2008 là 5,7% thậm trí các thành phố lớn là 7,2% [8].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (tại bảng 3.3) có kết quả cũng tƣơng tự những nghiên cứu khác tỷ lệ tiền ĐTĐ - ĐTĐ tăng dần theo tuổi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa BMI với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời có BMI cao (Thừa cân) có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 4,4 lần ngƣời BMI thấp (Trung bình/gầy) (CI: 3,1 - 6,3), p<0,001 (Bảng3.4).
Khi nghiên cứu về ĐTĐ đa số các tác giả đều cho rằng tỷ lệ mắc béo phì, đặc biệt béo trung tâm và tỷ lệ mắc ĐTĐ luôn song hành với nhau. Phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 Đức Thắng nghiên cứu thấy nhóm bệnh nhân có BMI 23 - 24,9 kg/m2 tăng nguy cơ ĐTĐ lên là 4,4 lần [30].
Nghiên cứu của các tác giả cho các kết quả khác nhau: Phạm Thị Lan và CS (2007) cho thấy BMI thừa cân ở bệnh nhân đái tháo đƣờng chiếm tỷ lệ 67,3% [21]. Nghiên cứu của Phạm Đức Thắng tại Tuyên Quang cho kết quả tỷ lệ đái tháo đƣờng trong nhóm đối tƣợng nghiên cứu có BMI trung bình là 44, 28%; quá cân là 28,57 %, béo độ I là 17,14%; béo độ II là 2,85% và gầy 7,14% [30]. Điều này cho thấy các kết quả nghiên cứu tƣơng đƣơng nhau. Điều này, một lần nữa khẳng định chắc chắn rằng BMI tăng thực sự là một trong những yếu tố nguyên cơ của bệnh ĐTĐ. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc ta, tỷ lệ thừa cân đang tăng nhanh, vì vậy việc tuyên truyền trong công đồng về chế độ dinh dƣỡng, sao cho ăn đúng, ăn đủ là điều hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu nguy cơ này.