Chương: Nguyên tử

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần hóa học đại cương lớp 10 ban nâng cao (Trang 33)

11. Cấu trúc luận văn

2.3.1Chương: Nguyên tử

2.3.1.1. Mục tiêu của chương

* Kiến thức

Học sinh biết:

- Thành phần, cấu tạo, kích thước, khối lượng nguyên tử.

- Điện tích hạt nhân, số khối, nguyên tố hoá học, đồng vị.

- Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử

của các nguyên tố hoá học. Học sinh hiểu:

- Thành phần cấu tạo nguyên tử.

- Kích thước, khối lượng của nguyên tử.

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc vỏ nguyên tử của các nguyên tố hoá học. - Đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố hoá học. * Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

- Giải các dạng bài tập về cấu tạo nguyên tử. * Tình cảm, thái độ

- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu khoa học.

2.3.1.2. Nội dung kiến thức chương

Chương nguyên tử là chương lý thuyết quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh các khái niệm, quan điểm cơ bản của học thuyết electron là một trong những nội dung quan trọng tạo nên lý thuyết chủ đạo của chương trình hoá học phổ thông.

Nội dung kiến thức chương nguyên tử hoá học lớp 10 nâng cao - Bài 1: Thành phần nguyên tử

- Bài 2: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học

- Bài 3: Đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

- Bài 4: Sự chuyển động của electron trong nguyên tử, obitan nguyên tử - Bài 5: Luyện tập. Thành phần cấu tạo nguyên tử. Khối lượng của nguyên

tử. Obitan nguyên tử - Bài 6: Lớp và phân lớp electron

- Bài 7: Năng lượng của các electron trong nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử

- Bài 8: Luyện tập chương 1

2.3.1.3. Hệ thống bài tập chương nguyên tử

A. Tự luận Dạng biết

Câu 1. Bằng cách nào người ta có thể tạo ra những chùm electron? Cho biết điện tích và khối lượng của electron.

Câu 2. Hãy cho biết mối liên hệ giữa số proton và số electron trong một nguyên tử. Câu 3. So sánh điện tích và khối lượng của proton, nơtron và electron.

Câu 4. Nguyên tử được cấu tạo nên từ những loại hạt nào? Đặc điểm của mỗi loại hạt là gì? Mối liên quan giữa số lượng các loại hạt trong nguyên tử?

Câu 5. Nguyên tố hoá học là gì? Người ta kí hiệu nguyên tử như thế nào?

Câu 6. Nguyên tử khối trung bình là gì? Công thức tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị của một nguyên tố.

Câu 7. Trong nguyên tử electron được phân bố tuân theo những nguyên lý và nguyên tắc nào?

Câu 8. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng là gì? Biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thì được lợi ích gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạng hiểu

Câu 9. Các khái niệm “khối lượng của nguyên tử”, “nguyên tử khối”, “số khối”, “khối lượng mol nguyên tử” có gì giống và khác nhau?

Câu 10. Ngoài việc viết cấu hình electron của nguyên tử, còn xuất hiện câu hỏi yêu cầu viết cấu hình electron của ion. Vậy ion là gì và cách viết cấu hình electron của ion được tiến hành như thế nào?

Câu 11. Theo quy luật của tự nhiên đối với các vật hữu hình “Hễ có sinh là phải có diệt”. Proton và nơtron là các hạt cơ bản hữu hình. Vậy proton và nơtron có “chết” hay không? Nếu có thì thời gian sống của nó là bao nhiêu?

Câu 12. Vì sao số hiệu nguyên tử lại đặc trưng cho mỗi nguyên tố hoá học? Câu 13. Cho 2 đồng vị 11H (ký hiệu là H) và 12H(ký hiệu là D)

a. Viết các công thức phân tử hiđrô có thể có b. Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử

Câu 14. Thế nào là lớp và phân lớp electron. Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?

Câu 15. Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron.

Câu 16. Hãy cho biết số phân lớp electron, số obitan có trong lớp M và N.

Câu 17. Sự phân bố electron trong nguyên tử tuân theo những nguyên lý và quy tắc gì? Hãy phát biểu những nguyên lý và quy tắc đó.

Câu 18. Cho biết số electron tối đa có thể có trong lớp 3, 4 và 5. Trong thực tế lớp n có bao nhiêu electron?

Câu 19. Dựa vào quy tắc sắp xếp electron. Hãy cho biết a. Số lớp electron

c. Lớp ngoài cùng có bền hay không Câu 20. Vẽ hình dạng các obitan 1s, 2s Câu 21. Vẽ hình dạng các obitan 2px, 2py, 2pz

Câu 22. Trong nguyên tử, các electron được phân bố như thế nào?

Câu 23. Vẽ giản đồ các mức năng lượng những lớp electron của các nguyên tử

6C, 16S, 9F, 2He, 19K, 10Ne

Câu 24. Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 18. Nhận xét về sự biến đổi electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 25. Trong nguyên tử những electron nào quyết định tính chất hoá học của một nguyên tố?

Câu 26. Có bao nhiêu obitan nguyên tử trong một lớp Câu 27. Có bao nhiêu obitan nguyên tử trong một phân lớp

Câu 28. Tại sao trong nguyên tử, electron lớp ngoài cùng lại quyết định tính chất hoá học của một nguyên tố?

Dạng vận dụng

Câu 29. Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố Bo là 10,81u. Bo gồm 2 đồng vị 105B và 115B. Tìm thành phần phần trăm khối lượng đồng vị 115B trong phân tử H3BO3.

Câu 30. Nguyên tử khối trung bình của Ag bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđrô. Nguyên tử khối của hiđrô bằng 1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của Ag.

Câu 31. Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỷ lệ số nguyên tử là 23

27. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị 1 có 44 hạt nơtron, đồng vị 2 có số khối nhiều hơn đồng vị 1 là 2. Tìm nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R.

Câu 32. Nguyên tố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là 24, 25, 26. Trong số 5000 nguyên tử Mg thì có 3930 đồng vị 24 và 505 đồng vị 25, còn lại là đồng vị 26. Tìm nguyên tử khối trung bình của Mg.

Câu 33. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Xác định nguyên tố X?

Câu 34. a.Viết cấu hình electron của các cặp nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 3 và 11, 4 và 12, 7 và 15, 9 và 17, 2 và 10, 10 và 18

b.Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của từng cặp. Mỗi cặp cách nhau mấy nguyên tố?

c.Những cặp nào là kim loại, phi kim, khí trơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 35. Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O

Câu 36. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố K(Z=19) và Ca(Z=20) có đặc điểm gì?

Dạng vận dụng sáng tạo

Câu 37. Lớp thứ n có bao nhiêu phân lớp electron?

Câu 38. Viết cấu hình electron của F (Z=9), Cl (Z=17) và cho biết khi nguyên tử của chúng nhận thêm 1electron thì lớp electron ngoài cùng có đặc điểm gì? Câu 39. Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z=20, Z=21, Z=22, Z=24, Z=29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau thế nào?

Câu 40. Tại sao trong sơ đồ phân bố electron của nguyên tử Cacbon ( C: 1s2

2s2 2p2), phân lớp 2p lại được biểu diễn như sau:

Câu 41. Nguyên tử của nguyên tố P (Z=15) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản bằng bao nhiêu?

Câu 42. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố là 34 a. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó

b. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó

Câu 43. Tổng số các loại hạt (p, n, e) trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 177. Tổng số hạt có mang điện của hai nguyên tử X, Y nhiều hơn tổng số hạt không mang điện của chúng là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của nguyên tử X là 8. Xác định X, Y.

Câu 44. X là một kim loại có hoá trị 2. Hoà tan hoàn toàn 6,082g X vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc)

A. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố X

B. X có 3 đồng vị. Biết tổng số số khối của 3 đồng vị trên là 75. Số khối của đồng vị thứ hai bằng trung bình cộng số khối của hai đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số nơtron. Đồng vị thứ ba chiếm 11,4 % số nguyên tử và có số nơtron nhiều hơn đồng vị thứ hai là 1 đơn vị.

a. Tìm số khối và số nơtron của mỗi đồng vị

b. Tìm phần trăm về số nguyên tử của hai đồng vị còn lại

c. Mỗi khi có 50 nguyên tử của đồng vị thứ hai thì có bao nhiêu nguyên tử của các đồng vị còn lại.

Câu 45. Tính bán kính gần đúng của nguyên tử Zn, biết thể tích một mol Zn tinh thể bằng 8,382 cm3. Trong tinh thể, các nguyên tử Zn chỉ chiếm 74% thể tích phần còn lại là rỗng.

Câu 46. Nguyên tử Ca có bán kính r = 1,97.10-8

cm và có khối lượng nguyên tử là 40u. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Ca.

B. Trắc nghiệm khách quan Dạng biết

Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. Proton và electron C. Nơtron và proton

B. Nơtron và electron D. Nơtron, proton và electron Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. Electron và proton C. Nơtron và electron

B. Proton và nơtron D. Electron, proton và nơtron Câu 3. Nguyên tử là hạt vi mô

A. Trung hoà về điện B. Mang điện tích dương C. Mang điện tích âm

D. Có thể mang điện hay không mang điện tích Câu 4. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng

A. Số khối C. Số proton

Câu 5. Số hiệu nguyên tử cho biết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Số proton trong hạt nhân nguyên tử hay số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử

B. Số electron trong của hạt nhân nguyên tử C. Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn D. Tất cả đều đúng

Câu 6. Kí hiệu nguyên tử ZAX cho ta biết những thông tin gì về nguyên tố hoá học X A. Số hiệu nguyên tử

B. Số khối

C. Số hiệu nguyên tử, số khối

D. Số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối trung bình

Câu 7. Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X

A. 110185X B. 185185X C. 18575X D. 18575X

Câu 8. Đồng vị là

A. Những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân B. Những nguyên tử có cùng số khối A

C. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân D. Những nguyên tố có cùng số khối A

Câu 9. Cho các nguyên tử sau đây

A

14

7 168B 178C 157D 1020E 2211F 1022G 167H

Những nguyên tử nào là đồng vị của nhau:

A. A, D, H; B, C; E, G C. A, B, D; A, C; E, G B. A, B, C; A, C; E, G D. A, E, C; A, C; E, G Câu 10. Obitan nguyên tử Hiđrô ở trạng thái cơ bản có dạng hình cầu và có bán kính trung bình là:

A. 0,045nm B. 0,053nm C. 0,98nm D. 0,058nm Câu 11. Obitan Px có dạng hình số tám nổi

B. Được định hướng theo trục y C. Được định hướng theo trục x D. Không định hướng theo trục nào Câu 12. Obitan nguyên tử được ký hiệu là

A. O B. AO C. MO D. DO Câu 13. Các obitan trong một phân lớp electron

A.Có cùng sự định hướng trong không gian B. Có cùng mức năng lượng

C. Khác nhau về mức năng lượng

D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp

Câu 14. Theo mô hình hành tinh nguyên tử thì chuyển động của electron trong nguyên tử

A. Theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục B. Trên các obitan hình tròn hay hình bầu dục

C. Không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron D. Có năng lượng bằng nhau

Câu 15. Dựa vào nguyên lý vững bền xét xem sự sắp xếp các phân lớp nào sau đây sai

A. 1s < 2s C. 3d < 4s

B. 4s > 3s D. 3p < 3d

Câu 16. Các mức năng lượng obitan nguyên tử tăng dần theo trật tự sau A. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 5s 5p 5d ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4p 4d 5s 5p 5d ...

C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d ... D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 5s 4d 5p 6s 5d ...

Câu 17. Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp

Cấu hình electron Nguyên tử

A. 1s2 2s2 2p5 a. Cl

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 c. O D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 d. F

Câu 18. Khái niệm “nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất không thể phân chia được” xuất hiện ở thời kì

A. Sau khi tìm ra electron B. Sau khi tìm ra nơtron

C. Sau khi tìm ra proton D. Từ trước công nguyên Câu 19. Người tìm ra nguyên tử có cấu tạo rỗng là

A. Tôm-xơn B. Rơ-đơ-pho

C. Chat-uých D. Bo

Câu 20. Người tìm ra electron là

A. Tôm-xơn B. Rơ-đơ-pho

C. Chat-uých D. Bo

Câu 21. Người tìm ra proton là

A. Tôm-xơn B. Rơ-đơ-pho

C. Chat-uých D. Bo

Câu 22. Người tìm ra nơtron là

A. Tôm-xơn B. Rơ-đơ-pho

C. Chat-uých D. Bo

Câu 23. Chọn câu phát biểu đúng về cấu tạo hạt nhân nguyên tử A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron

B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton

C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện tích dương (+) và các hạt proton không mang điện

D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương (+) và các hạt nơtron không mang điện

Câu 24. Chọn câu đúng

A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân

D. Trong nguyên tử các hạt p, n, e xếp khít nhau thành một khối bền chặt Câu 25. Định nghĩa nào đúng nhất về đơn vị khối lượng nguyên tử

A. 1 u là khối lượng của 6,02.1023

nguyên tử cacbon B. 1 u có giá trị bằng 1/12 gam

C. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon đồng vị 12 Câu 26. Proton có kích thước, khối lượng và điện tích như sau

A. 0,053 nm ; 1u và 0 B. 0,053 nm ; 0,00055 u và 1 C. 10-8 nm ; 1u và 1+ D. 10-8 nm ; 0,00055 u và 1- Câu 27. Nơtron có kích thước, khối lượng và điện tích như sau

A. 0,053 nm ; 1u và 0 B. 0,053 nm ; 0,00055 u và 1 C. 10-8 nm ; 1u và 1+ D. 10-8 nm ; 0,00055 u và 1- Câu 28. Electron có kích thước, khối lượng và điện tích như sau

A. 0,053 nm ; 1u và 0 B. 0,053 nm ; 0,00055 u và 1 C. 10-8 nm ; 1u và 1+ D. 10-8 nm ; 0,00055 u và 1- Câu 29. Nguyên tử hiđrô có kích thước, khối lượng và điện tích như sau

A. 0,053 nm ; 1u và 0 B. 0,053 nm ; 0,00055 u và 1- C. 10-8 nm ; 1u và 0 D. 10-8 nm ; 0,00055 u và 1+ Câu 30. Trong kí hiệu ZAX thì

A. Z là số điện tích hạt nhân B. Z là số proton trong hạt nhân C. Z là số electron ở lớp vỏ D. Cả 3 câu trên đều đúng

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần hóa học đại cương lớp 10 ban nâng cao (Trang 33)