Bùng nổ dân số

Một phần của tài liệu Nêu và phân tích phương pháp tiếp cận và giải quyết những vấn đề môi trường (Trang 35)

3.1.Khái niệm :

- Dân số là tập hợp những người sinh sống trong cùng một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực mọi mặt của đời sống xã hội.

Như vậy bản chất của bùng nổ dân số chính là sự tăng lên nhanh chóng một cách đột biến của số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc gia, khu vực, vùng địa lí, hay nói rộng ra đó là sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu.

3.2. Hậu quả tác động của Bùng nổ dân số:

Các nhà khoa học đã tính toán rằng các tài nguyên trên Trái Đất chỉ có thể nuôi sống tối đa được khoảng 11 tỉ người mà thôi. Nếu dân số không được kiểm soát mà vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách vô hạn như hiện nay thì viễn cảnh về một ngày tận thế sẽ không còn là quá xa vời, và nguyên nhân của điều đó chính là nằm ở chúng ta. Nếu để ý có thể thấy rất nhiều vấn đề toàn cầu khác chính là xuất phát từ vấn đề bùng nổ dân số.

a. Dân số và vấn đề nghèo đói, lạc hậu.

Trong phạm vi một quốc gia, việc bùng nổ dân số sẽ khiến cho mức sống của người dân trong nước bị hạ xuống, mức sống của người dân giảm dẫn tới các dịch vụ chăm sóc tối thiểu không được đáp ứng, dịch bệnh gia tăng.

Trên phạm vi quốc tế, bùng nổ dân số sẽ dẫn tới sự chênh lệch trong phân phối của cải giữa các khu vực, khiến cho những nước giàu vẫn cứ giàu, những nước nghèo vẫn cứ nghèo, mặt bằng chất lượng dân số của thế giới bị kéo tuột xuống.

b. Dân số và vấn đề bệnh tật.

Mặc dù chưa có nhà khoa học nào khẳng định được mối liên hệ giữa vấn đề bùng nổ dân số và bệnh tật, tuy nhiên trên thực tế, tại các quốc gia đang và kém phát triển, những nước có tốc độ bùng nổ dân số cao nhất thế giới cũng là những nước mà ở đó vấn đề dịch bệnh đang trở nên rất nghiêm trọng. Có thể lấy ví dụ sau để thấy được điều đó: theo thống kê năm 2000, thế giới có khoảng 40 triệu người bị nhiễm AIDS, trong đó 90% là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là ở các quốc gia châu Phi (chiếm tới 2/3 số người mắc bệnh). Bùng nổ dân số dẫn tới điều liện sống nghèo khổ, chiến tranh xung đột triền miên khiến cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân không được đảm bảo chính là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tật tràn lan ở châu lục này.

Trong xã hội công nghiệp hiện đại, để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi người, mỗi năm phải đào lên được 25 loại khoáng sản trong lòng đất. Tài nguyên dầu lửa, tài nguyên than và tài nguyên khác chỉ duy trì đựoc 50 năm nữa là cùng. Trong đó nghiêm trọng nhất là phải kể tới vấn đề thiếu nước ngọt. Vào đầu thế kỉ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi, Đông Phi, Tây Phi đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn.

Một số thống kê dưới đây sẽ cho biết được dân số ảnh hưởng rất lớn tới đời sống an sinh xã hội của con người.

- Nghèo đói : 600 triệu trẻ em sống trong nghèo đói

- Sức khỏe : Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết. - 113 em không được đi họcthất học

- Chất lượng cs thấp, CSVC thiếu thốn

- 4 triệu trẻ tử vong/năm do các yếu tố ONMT. - TNTN cạn kiệt, diện tích rừng suy giảm - 1,1 tỉ người chưa được sử dụng nước sạch.

3.3. Nguyên nhân bùng nổ dân số :

*Thứ nhất : Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử.

Trong giai đoạn đầu phát triển lịch sử phát triển của nhân loại tỷ lệ sinh tương đối cao do nhu cầu duy trì nòi giống và nhu cầu lực lượng sản xuát phục vụ phát triển xã hội ,trong khi đó tỷ lẹ tử cũng tương đối cao do điều kiện sống hạn chế ,thiên tai dịch bệnh nhiều … Do đó,trong giai đoạn này tỷ lệ sinh và tử tương đối cân bằng . Ngược lại, trong giai đoạn ”bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì trong khi đó tỷ lệ tử tương đối giảm do điều kiện sống được nâng cao ,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,các nhu cầu cơ bản của con người dược chú trọng đặc biệt là trong công tác vệ sinh và y tế dẫn tới tỷ lệ tử giảm xuống.

Thêm vào đó ,tuổi thọ của con người được nâng cao dần, năm 1975 tuổi trung bình của dân cư thế giới là 21 tuổi, tới năm 2000 là 26,6 tuổi. Quá trình

toàn cầu hóa đã mang lại cho các quốc gia kém phát triển khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.Những năm căn bênh trước kia được coi là nan y đã tìm ra phương pháp cữa trị ,người dân đã biết sử dụng rộng rãi thuốc vac-xin, kháng sinh.

Mặt khác khoa học kỹ thuật ,cũng góp phần làm giảm tỷ lệ tử ở trẻ sơ sinh,mang lại nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn…

Chính những lý do trên đây đã làm nảy sinh tình trạng mất cân bằng giữa sinh và tử dẫn đến tình trạng tăng dân số chóng mặt.

*Thứ hai:Nhu cầu về "lực lượng sản xuất“.

Ở các quốc gia kém phát triển, những nơi mà khoa học kỹ thuật chưa mấy phát triển và việc áp dụng khoa học và sản xuất còn rất hạn chế, lực lượng sản xuất vẫn chỉ mới ở trình dộ cơ khí thủ công, sử dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay là chủ yếu, cộng với nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuất, trong xã hội như vậy thì dân số càng tăng, sức lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản xuất xã hội. Do đó mà dân số thế giới không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia.

*Thứ ba:Quan niệm lạc hậu.

Ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan niệm lạc hậu : sinh nhiều con,tư tưởng trọng nam khinh nữ…Điều này có thể thấy rất rõ ở Việt Nam ,tại các vùng dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường có tư tưởng sinh càng nhiều con càng tốt và nhất thiết phải có con trai ? Ở các vùng này vai trò, địa vị của người phụ nữ vẫn còn rất thấp, phụ nữ chưa hoàn toàn được giải phóng. Ngược lại ở một số nước phương tay nơi mà phụ nữ khá bình đẳng với nam giới và tham gia nhiều vào lực lượng xã hội thì tỷ lệ sinh lại rất thấp, chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ sinh.

Hình 6 : Dân số tăng nhanh dẫn đến nghèo đói bệnh tật.

3.4.Biện pháp hạn chế bùng nổ dân số: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian bùng nổ dân số càng lâu dài, thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với các vấn đề kinh tế– chính trị– xã hội càng nặng nề và khó khắc phục hơn.Vì vậy mỗi người dân chúng ta đều phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.Chúng ta cần phải:

-Thực hiện công tác Dân số & Kế hoạch hóa gia đình. -Điều chỉnh mức tăng dân số về mức cân bằng.

-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, dân cư... nhằm giảm gia tăng dân số.

-Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

-Cán bộ nhà nước đi đầu, gương mẫu trong công tác dân số.

-Bản thân mỗi công dân cần có nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, sự gia tăng dân số chóng mặt và tác hại của nó, để có thể phòng tránh sự bùng nổ dân số, gia tăng chất lượng dân số để hạn chế tác hại của số lượng dân số khổng lồ..

4.Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học

Hình 7: Đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng gien, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.

+ Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

+ Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

+ Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

4.2.Nguyên nhân:

A.Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự mở rộng đất nông nghiệp xuất phát từ thói quen đốt rưng làm nương rẫy làm cho diện tích rừng giảm mạnh.

- Khai thác gỗ, củi săn bắn và buôn bán các loài động vật quý hiếm. Hoạt động khai thác gỗ củi và sắn bắn các loài động vật quý hiếm một cách trái phép đã làm giảm phần lớn diện tích rừng và làm cho nhiều loài động vật quý có nguy cơ tuyệt chủng.

“Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái" (theo FAO).

- Cháy rừng làm chết, mất nơi cư trú của nhiều loai động thực vật. - Xây dựng công trình kinh tế.

- Ô nhiễm môi trường & biến đổi khí hậu là nguyên nhân lớn dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học.

- Việc du nhập các loài ngoại lai:

Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại: cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống; Phá huỷ hoặc làm thoái hoá môi trường sống; Truyền bệnh và kí sinh trùng; Ăn thịt các loài khác…

B.Nguyên nhân gián tiếp

- Dân số tăng nhanh. - Nghèo đói.

- Sự di dân & du canh du cư.

- Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa đảm bảo.

- Pháp luật chưa nghiêm, ảnh hưởng phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng kém, phương tiện giao thông tăng nhanh…

4.3.Hậu quả:

Thứ nhất là nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật:

Các xu hướng thay đổi của các hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền cho thấy nguy cơ về một làn sóng tuyệt chủng của các loài sinh vật. Các giống bản địa bị mất dần do sự du nhập của các giống mới hay các động, thực vật ngoại lai. Những mất mát đó rất nghiêm trọng vì các giống bản địa

có tính đa dạng di truyền hơn hẳn các giống ngoại lai, các giống mới năng suất cao, vì vậy có khả năng chống chịu với sâu hại và bệnh tật, đây chính là nguồn nguyên liệu quý để lai tạo và cải tiến các giống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai là mất cân bằng sinh thái:

Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu… Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.

Một số thống kê từ sách đỏ Việt Nam thì hiện nay: -100 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

-62 loài thú có nguy cơ tuyệt chủng.

-29 loai chim có nguy cơ tuyệt chủng trong đó có sếu đầu đỏ

-62 loài bò sát lưỡng cư và 92 loài cá nước ngọt,mặn có nguy cơ mất dần.

-96 loài thú ,57 loài chim bị mất dần. -500 loài thực vật bị mất dần.

Tình hình trên cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách.

4.4.Biện pháp:

- Xây dựng kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

- Xác định các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen quan trọng để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

- Quan trắc đa dạng sinh học và các nhân tố có thể tác động đến đa dạng sinh học

- Thiết lập hệ thống các khu bảo tồn

- Quản lý tài nguyên sinh học để đảm bảo cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững

- Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái - Thiết lập hệ thống bảo tồn chuyển vị

Phần III:

MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

1.Môi trường việt nam “hồi trống” cấp báo về vấn đề suy thoái.

Mặc dù mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, song Việt Nam đã và đang phải đối đầu với các vấn đề môi trường nghiêm trọng - nhiều nghiên cứu gần đây đều chung nhận định trên. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tổn thất do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên tới 5,5% GDP hằng năm.

- Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng - Suy thoái đa dạng sinh học ngày càng nặng nề.

- Sự khai thác quá mức các loài động, thực vật hoang dã là đáng lo ngại. - Thoái hóa đất.

- Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng. - Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết.

2.Chính sách bảo vệ môi trường của đảng và nhà nước ta

Trước những thực trạng suy thoái môi trường nêu trên đảng và nhà nước ta đã và đang có những biện pháp thiết thực nhất để bảo vệ môi trường .

Ngoài các hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường.

* Mục tiêu:

-Sử dụng hợp lý tài nguyên. -Bảo vệ môi trường.

-Bảo tồn đa dạng sinh học.

-Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

-Phát triển kinh tế xã hội bền vững nâng cao chất lượng đời sống của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Phương hướng chủ đạo

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước.

- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho nhân dân.

- Khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế. - Phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. - Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý rác thải.

KẾT LUẬN

Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên thật sự rất tuyệt vời ...thế nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức

Một phần của tài liệu Nêu và phân tích phương pháp tiếp cận và giải quyết những vấn đề môi trường (Trang 35)