Định hướng phát triển của chính phủ cho ngành Dịch vụ ở Việt Nam đến 2015, định hướng 2020:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ viễn thông của công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương (Trang 32)

đến 2015, định hướng 2020:

Tổ chức Thương mại Thế giới đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau thành 12 ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành):

Các dịch vụ kinh doanh; dịch vụ bưu chính viễn thông ; dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan khác; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế; các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; các dịch vụ giải trí văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác…

Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Năm 2001 ngành dịch vụ đã tạo nên 72% GDP của các nước phát triển và xấp xỉ 52% ở các nước đang phát triển

Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

Lợi ích kinh tế rõ ràng tự sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ đã thu hút nhiều chú ý hơn về mặt chính sách trong vòng 15 năm qua. Kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1996-2000 đặt ra các mục tiêu tham vọng về tăng trưởng dịch vụ hàng năm với tốc độ 12-13% và tỷ trọng dịch vụ trong GDP đạt 45-46% vào năm 2000, tuy nhiên các mục tiêu này chưa đạt được. Chiến lược Phát triển giai đoạn 2001-2010 mà Đại hội Đảng lần thứ 9 đề ra cũng tập trung vào ngành dịch vụ, đề ra mục tiêu mới là tốc độ tăng trưởng hàng năm của lĩnh vực dịch vụ là

7-8%, tới năm 2010 dịch vụ chiếm 42-43% GDP và 26-27% việc làm trong nền kinh tê.

Theo Chỉ thị, trong kế hoạch năm 2010 và các kế hoạch năm 2011-2015, cần nâng cao vai trò của khu vực dịch vụ; xem ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước với các mục tiêu:

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.

Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.

Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ viễn thông của công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w