Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dây và cáp điện trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh mặt hàng dây và cáp điện trên thị trường Hà Nội (Trang 30)

3.2.1 Dự báo về lạm phát trong năm 2011.

Theo dự báo của ngân hàng thế giới nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng với tốc độ 6,3% trong năm nay, giảm 0,5% so với hồi 2010 nhưng lạm phát chỉ ở mức 9,5%. Theo đó tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tắnh theo USD sẽ đạt 115 tỷ USD so với năm ngoái là 105 tỷ USD.

Tại báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2011, ADB đưa ra dự báo lạm phát vẫn ở mức cao, trung bình khoảng 13,3% trong suốt năm 2011 trước khi giảm xuống mức trung bình 6,88% trong năm 2012. Như vậy lạm phát có thể quay trở lại trong năm nay.

Một số yếu tố gây tăng giá có thể khiến cho lạm phát tăng trở lại như :

Thứ nhất : Tình hình thiên tai dịch bệnh, điều chỉnh giá một số hàng hóa theo lộ

trình hội nhập, các giải pháp Ộ kắch cầu Ộ của Chắnh phủ sẽ phát huy tác dụng ở mức sâu và rộngẦ sẽ góp phần làm giá hàng hóa tăng lên.

Thứ hai : nguy cơ lạm phát cao vào năm 2011 có thể xảy ra bởi một số nhân tố, như bội chi ngân sách quá lớn. Năm 2009, bội chi ngân sách 6,9% GDP, năm 2008 bội chi ngân sách trên 5% thì lạm phát lên tới 19,89%. Năm 2010, bội chi ngân sách 7% lạm phát là 11,75% người tiêu dùng còn lo tiết kiệm để dự phòng rủi ro. Đến năm 2011, kinh tế vượt khỏi suy thoái thì cầu về tiêu dùng sẽ tăng mạnh và gây áp lực lạm phát.

Thứ ba : tăng trưởng tắn dụng ở mức rất cao trong năm 2010 sẽ là áp lực rất

mạnh lên mặt bằng giá năm 2011, nhập siêu đang có chiều hướng gia tăng trở lại, trong khi xuất khẩu có dấu hiệu giảm.

3.2.2 Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dây và cáp điện trên địabàn Hà Nội. bàn Hà Nội.

Trong chiến lược kinh doanh ở các thời kì, công ty luôn xác định thị trường và khách hàng trong nước là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10-15% .

Về khách hàng : các doanh nghiệp cần tập trung vào khách hàng truyền thống và

tập khách hàng tiềm năng. Mặt khác, cần phải nắm bắt nhanh nhạy và phát hiện các khách hàng triển vọng như : Các công ty cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn, các liên doan nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, các khu đô thị.

Với phương châm nắm bắt bạn hàng, giữ chữ tắn với bạn hàng, phát triển thêm bạn hàng mới, thực hiện văn minh thương nghiệp, làm tốt các dịch vụ sau bán.

Về mặt hàng: các doanh nghiệp cần tập trung vào các sản phẩm truyền thống

như dây và cáp điện. Đồng thời cần tập trung nghiên cứu các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường.

Về thị trường : Trước hết cần phải củng cố và giữ vững các thị trường đã được

xác lập trên địa bàn Hà Nội. Giữ vững thị phần các mặt hàng chủ yếu và phấn đấu tăng doanh số hàng năm. Chuẩn bị sẵn sàng và đưa ra các đối sách ứng phó với các đối thủ cạnh tranh trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế nhằm giữ vững thị trường Hà Nội mà công ty đã chiếm lĩnh được trong những năm qua.

Tắch cực mở rộng các địa bàn xung quanh Hà Nội như : Hà Nam, Nam Định, Thái BìnhẦnhằm vào các tập khách hàng truyền thống có nhu cầu ổn định và làm ăn chắc chắn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh mặt hàng dây và cáp điện trên thị trường Hà Nội (Trang 30)