Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học ứng dụng đạo hàm trong chương trình toán lớp 12 (Ban nâng cao tt (Trang 25)

Trong đợt thực nghiệm, tác giả đã tiến hành kiểm tra hai bài liên quan đến nội dung đã triển khai với hai lớp thực nghiệm là lớp 12A1 và lớp 12A2 và hai lớp đối chứng 12A3, 12A4.

*) Về bài kiểm tra

Bài 1: (Thời gian kiểm tra 30 phút)

Câu 1: Tìm m để phương trình có nghiệm m x(  1 x2) x x23x 2 1. Câu 2: Tìm GTLN, GTNN của hàm số

ysinxcosxsin2x3.

Bài kiểm tra này thực hiện nhằm kiểm tra kỹ năng sử dụng đạo hàm để xác định điều kiện tồn tại nghiệm của phương trình và tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số thông qua phép đặt ẩn phụ.

Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức về tương giao giữa hai đồ thị và

cách xác định giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số đồng thời học sinh cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn ẩn mới và tìm điều kiện của ẩn mới. Đa số các em đều làm đúng bài này. Tuy nhiên vẫn còn một số em tìm sai điều kiện của ẩn mới.

Kết quả bài kiểm tra thứ nhất

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài Lớp thực nghiệm 1 3 5 15 13 3 40 Lớp đối chứng 1 5 12 14 8 0 40

Nhìn chung cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều nắm được kiến thức cơ bản, trình bày rõ ràng, đã biết cách lựa chọn phép đổi biến hợp lý và tìm điều kiện của ẩn mới phù hợp với yêu cầu của bài toán.

Bên cạnh đó, lớp đối chứng có học sinh nắm chưa rõ bản chất của bài 2 nên không sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ mà nhận xét tính chất tuần hoàn của hàm số và đi tìm GTLN, GTNN trực tiếp theo ẩn x.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều đạt 100% trên trung bình Lớp thực nghiệm đạt 31/40 = 77,5% số học sinh đạt điểm từ 8 trở lên

Lớp đối chứng đạt 22/40 = 55% số học sinh đạt điểm từ 8 trở lên Bài 2 (Thời gian kiểm tra 30 phút)

Câu 1. Giải phương trình:

Câu 2. Giải hệ phương trình             1 7 4 1 7 4. x y y x

Những ý định sư phạm về đề kiểm tra

Bài kiểm tra này được thực hiện sau khi luyện tập ứng dụng của đạo hàm để giải phương trình, bất phương trình và hệ phương trình.

Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản để xét sự biến thiên của hàm số đồng thời biết áp dụng phương pháp hàm số để giải phương trình, hệ phương trình. Các em cũng cần có kỹ năng nhận dạng và lựa chọn hàm số để áp dụng.

Đa số các em đều làm đúng và đạt kết quả tương đối tốt. Một số em cũng đã rất linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, các em đã giải phương trình bằng cách nhân biểu thức liên hợp. Một số em giải hệ phương trình theo phương pháp đại số.

Kết quả bài kiểm tra thứ 2

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài Lớp thực nghiệm 1 4 5 18 9 3 40 Lớp đối chứng 1 6 14 12 6 1 40

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều đạt 100% trên trung bình

Lớp thực nghiệm đạt 30/40 = 75% số học sinh đạt điểm từ 8 trở lên

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã đề xuất một số biện pháp trong dạy học nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh đồng thời cũng đã chỉ rõ được những ưu điểm của từng biện pháp.

Trên cơ sở các biện pháp đã nêu, tác giả đã tiến hành thực nghiệm trong giảng dạy. Thực nghiệm sư phạm tuy tiến hành trên phạm vi chưa rộng, song kết quả đã cho thấy : Ở lớp đối chứng, các em biết áp dụng phương pháp hàm số đối với các bài kiểm tra còn mất nhiều thời gian để nhận dạng và chưa thực sự linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp cũng như lựa chọn hàm số để áp dụng; Ở lớp thực nghiệm, hầu hết học sinh đều nhanh chóng tìm được hướng giải và làm đúng, sáng tạo. Kết quả thực nghiệm qua kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng đặc biệt là số điểm đạt từ 8 trở lên. Theo đánh giá của các giáo viên dự giờ và ý kiến phản hồi từ các em học sinh thì các buổi xêmina thực hiện trong lớp thực nghiệm và những nội dung giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự nghiên cứu, tự học đã thực sự phát huy được tính sáng tạo, độc lập và hứng thú đối với học sinh.

KẾT LUẬN

Trước những yêu cầu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước, nhà trường cần phải đào tạo cho xã hội những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo. Do vậy mà giáo dục và đào tạo phải đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh.

Luận văn này được hình thành với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc hình thành, rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.

Những kết quả đạt được:

1. Tổng quan một số vấn đề thuộc về lý luận liên quan đến tư duy sáng tạo. Làm sáng tỏ thêm các yếu tố của tư duy sáng tạo và các đặc điểm

của tư duy sáng tạo. Từ đó chỉ ra được tầm quan trọng của việc phát triển, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.

2. Trình bày một số ứng dụng của đạo hàm đối với phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức và giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số.

3. Mô tả thực trạng giảng dạy chuyên đề “Ứng dụng đạo hàm” tại trường THPT B Nghĩa Hưng.

4. Đề xuất được hai biện pháp nhằm rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh và đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong giảng dạy. Tuy phạm vi thực nghiệm chưa rộng nhưng đã chứng tỏ được tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học ứng dụng đạo hàm trong chương trình toán lớp 12 (Ban nâng cao tt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)