Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán CPSX Áo Nỷ Dệt Kim trong Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất Áo Nỷ Dệt Kim tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ – Thực trạng và giải pháp (Trang 26)

NHÂN ĐẠO TRÍ TUỆ 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán CPSX Áo Nỷ Dệt Kim trong Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.

Thư nhất: Hoàn thiện phương pháp hạch toán các khoản chi phí SX vượt

định mức xây dựng.

Theo chuẩn mực kế toán số 02: Giá gốc của sản phẩm được xác định theo chi phí chế biến – chi phí liên quan đến sản phẩm SX như chi phí NVLTT, CP NCTT, chi phí SXC cố định và chi phí SXC biến đổi phát sinh trong kỳ chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.

Lý do em đưa ra ý kiến này là: Hiện nay Công ty vẫn tính chi phí NVLTT, chi phí NCTT vượt định mức xây dựng vào giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh mà không kết chuyển vào GVHB trong kỳ. Việc hạch toán như vậy là chưa tuân thủ chuẩn mực kế toán số 02. Do vậy Công ty cần phải dựa vào định mức CPSX cho sản phẩm đã được xây dựng để xác định các khoản chi phí chênh lệch giữa thực tế phát sinh và định mức xây dựng theo chiều hướng tăng để tính vào giá vốn hàng bán.

Nội dung:

- Hoàn thiện hạch toán chi phí NVLTT vượt định mức xây dựng:

Sau khi đã xác định được phần chi phí NVLTT vượt định mức thì Công ty cần phải tìm hiểu rõ xem nguyên nhân nào làm cho khoản chi phí này vượt mức bình thường. Nếu chênh lệch trên mức bình thường là do yếu tố khách quan như giá mua NVL đầu vào tăng,… thì Công ty vẫn tính vào giá thành sản phẩm SX trong kỳ. Còn nếu nguyên nhân là do yếu tố chủ quan như do sử dụng lãnh phí vật tư,…thì Công ty tính phần chi phí vượt mức này vào giá vốn hàng bán trong kỳ, theo bút toán:

Nợ TK 632

Có TK 621( Chi tiết theo từng phân xưởng) - Hoàn thiện hạch toán chi phí NCTT vượt định mức xây dựng:

Chi phí NCTT khi phát sinh vẫn tập hợp trên TK 622 ( Chi tiết theo từng PX), cuối kỳ tính toán, phân bổ và kết chuyển chi phí CNTT vào tài khoản tính giá thành theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu chi phí NCTT thực tế phát sinh lớn hơn chi phí định mức xây dựng của Công ty thì phần vượt định mức này không được tính vào giá thành sản phẩm SX trong kỳ mà sẽ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, theo bút toán:

Nợ TK 632

Có TK 622( Chi tiết cho từng PX)

Thứ hai: Để hoàn thiện về công tác tổ chức kế toán chi phí NVL thì

Công ty nên thay đổi phương pháp xác định đơn giá NVL xuất dùng trong tháng. Hiện nay Công ty đang thực hiện tính đơn giá NVL xuất dùng trong tháng theo phương pháp bình quân gia quyền. Thực hiện phương pháp này có ưu điểm dễ làm, dễ tính toán. Tuy nhiên có hạn chế lớn là đến cuối tháng mới xác định được đơn giá NVL xuất dùng trong tháng nên công việc ghi sổ kế toán phần NVL bị dồn vào cuối tháng mới thực hiện. Làm như vậy là không khoa học và không cung cấp được số liệu phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Do vậy đòi hỏi Công ty phải thay đổi sang tính đơn giá NVL xuất dùng trong kỳ theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Tính đơn giá NVL xuất dùng trong kỳ theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì sẽ phải thực hiện nhiều công việc tính toán. Tuy nhiên, hiện nay Công ty đã áp dụng kế toán trên máy vi tính nên công việc tính toán sẽ thực hiện đơn giản hơn, nhanh hơn. Do vậy có đầy đủ điều kiện để thực hiện tính đơn giá NVL xuất dùng trong kỳ theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.

Thứ ba: Để hoàn thiện công tác tổ chức kế toán chi phí nhân công thì

Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX.

Lý do em đưa ra ý kiến là:

Hiện nay Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX. Trong khi đó lực lượng công nhân trực tiếp SX của Công ty lại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số CNV toàn Công ty. Nếu tháng nào công nhân nghỉ phép nhiều thì việc không trích này sẽ làm cho chi phí nhân công của tháng đó tăng lên gây mất ổn định về chi phí.

Do vậy, theo tôi trong thời gian tới Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX. Việc trích trước này là không bắt buộc nhưng lại hết sức cần thiết đối với Công ty vì nó góp phần tương đối lớn vào việc ổn định chi phí trong giá thành SP.

Nội dung:

Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX phải được ấn định theo tỷ lệ sau:

∑Tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của CNSXTT Tỷ lệ trích trước =

∑Tiền lương chính phải trả theo kế hoạch của CNSXTT

Từ đó ta tính được mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo công thức: Mức trích trước tiền lương = Tiền lương thực tế × Tỷ lệ trích trước nghỉ phép của CNSX trả cho CNSX

+ Tài khoản sử dụng:

Để phản ánh khoản trích trước và thanh toán tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX, kế toán sử dụng TK 335 “ Chi phí phải trả”.

Kết cấu của TK 335 trong trường hợp này:

Bên Nợ: Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNSX

Bên Có: Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX tính vào chi phí SX trong kỳ. Số dư bên Có: Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép thực tế chưa phát sinh

+ Phương pháp kế toán:

Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX, kế toán phản ánh tăng chi phí NCTT ( Nợ TK 622), đồng thời phản ánh tăng chi phí phải trả ( Có TK 335).

Đến khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả, kế toán ghi giảm chi phí phải trả ( Nợ TK 335), đồng thời kế toán ghi tăng khoản phải trả CNV ( Có TK 334)

Đồng thời với việc phản ánh khoản tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả CNSX, thì kế toán còn phải thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả CNSX theo tỷ lệ qui định, bằng bút toán ghi tăng chi phí NCTT ( Nợ TK 622) và ghi giảm khoản phải trả CNV ( Nợ TK 334), đồng thời kế toán ghi tăng khoản phải trả phải nộp khác về BHXH, BHYT, KPCĐ.

Thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX, nghĩa là kế toán của Công ty phải thực hiện thêm một số lượng công việc. Tuy nhiên, với thực tế nguồn nhân lực kế toán của Công ty hiện nay, việc làm này không có gì là khó khăn và Công ty hoàn toàn có thể thực hiện được.

KẾT LUẬN

Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Thương Mại và nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ , em nhận thấy tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của DN. Ngoài việc tuân thủ chế độ kế toán hiện hành thì việc vận dụng như thế nào để phù hợp với tình hình thực tế của DN là một đòi hỏi mang tính cấp thiết cần phải thực hiện. Tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ việc hoàn thiện công tác kế toán CPSX là một yêu cầu cần thiết để kế toán thực sự phát huy hết vai trò, tác dụng của mình và trở thành công cụ quản lý chặt chẽ phục vụ cho quá trình quản lý của Công ty.

Trong thời gian thực tập, em có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trong trường qua thực tế hoạt động của Công ty. Qua đó bản thân em tự củng cố và mở rộng nhận thức của mình, đồng thời nhận thức được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế của công tác kế toán CPSX.

Do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo và những góp ý của tất cả mọi người quan tâm đến vấn đề này.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ, các thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Thương Mại, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Hồng Lam đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ để em hoàn thành Chuyên đề này.

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát phiển cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động SXKD từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Là một trong những phần hành quan trọng của tổ chức công tác kế toán, kế toán CPSX với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh phục vụ công tác tính giá thành. Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán chi phí sản xuất trong DNSX, và với những kiến thức đã được tiếp nhận từ nhà trường và qua thời gian thực tế tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ, em đã lựa chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất Áo Nỷ Dệt Kim tại

Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ - Thực trạng và giải pháp” để làm

Chuyên đề tốt nghiệp.

Mục đích của đề tài là vận dụng những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại để nghiên cứu thực tế SXKD tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu công tác kế toán CPSX Áo Nỷ Dệt Kim và nêu lên một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện kế toán CPSX Áo Nỷ Dệt Kim tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.

Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.

Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán CPSX Áo Nỷ Dệt Kim tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.

Do điều kiện thời gian thực tập tại công ty có hạn và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và của các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính kế toán Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất Áo Nỷ Dệt Kim tại Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ – Thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w