Nội dung HN:

Một phần của tài liệu Hệ thông câu hỏi LTĐH - Lịch sử(hot) (Trang 25)

+ Hội nghị quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương ( Vì sao?) + Hội nghị cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư. + Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.

* Nội dung của Luận cương chính trị 10/1930: Xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương:

+ Đường lối cách mạng: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì TBCN, tiến thẳng lên con đường XHCN.

+ Hai nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

+ Động lực cách mạng : Công nhân và nông dân

+ Lãnh đạo cách mạng : Giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản

- Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Nhận xét: ...Tuy vậy, Luận cương chính trị cũng bộc lộ rõ những hạn chế:

+ Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc.

+ Không thấy được khả năng lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.

- Sau Hội nghị, Đảng tập trung lãnh đạo phong trào cách mạng chống lại cuộc khủng bố và các thủ đoạn thâm độc của kẻ thù; kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh ủng hộ và bảo vệ Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

5/ So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với Luận cương chính trị tháng 10/1930 do trần Phú soạn thảo chính trị tháng 10/1930 do trần Phú soạn thảo

Nội dung Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Luận cương chính trị tháng 10/1930 do trần Phú soạn thảo

Tính chất

Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản

Trước tiên, làm Cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN

Mục tiêu

_ Làm cho VN độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công - nông.

_ Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và tư sản phản cách mạng chia cho dân cày

Làm cho Đông Dương độc lập, thành lập chính phủ, quân đội công - nông, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để

Lực lượng

Công, nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ

và tư sản Công nhân và nông dân

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Đông Dương Quan hệ quốc tế Cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng vô sản trên thế giới Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

Ưu điểm

Là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên của Đảng, vạch rõ những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng VN, độc lập tự do là cốt lõi của Cương lĩnh, thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp

Xác định được những vấn đề chiến lược, sách lược của Cácg mạng Đông Dương,, góp phần quan trọng vào kho tàng lí luận Cách mạng VN và trang bị cho những người Cộng sản Đông Dương vũ khí cách mạng sắc bén để đấu tranh với các tư tưởng phi vô sản

Nhược điểm

_ Chưa thấy mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu

_ Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung, tiểu địa chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6/ Tình hình thế giới và trong nước trong những năm 1936 – 1939 (Phong trào dân chủ 1936 - 1939diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?)

* Tình hình thế giới :

+ Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, ở Đức, Italia, Nhật Bản thế lực phát xít lên cầm quyền chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

+ 7/1935 Đại hội VII Quốc Tế Cộng sản xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít nhằm mục tiêu đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình ; chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi

+ 6/1936 Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa, trong đó có Đông Dương.

* Tình hình trong nước :

- Chính trị :

+ Chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương có những thay đổi, một số tù chính trị được ân xá, nới rộng quyền tự do báo chí ... nên cách mạng có thêm điều kiện thuận lợi.

+ Ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trị có cơ hội đẩy mạnh hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong

quần chúng, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.

- Về kinh tế : Pháp tăng cường khai thác thuộc địa nhằm bù đắp thiệt hại cho kinh tế « chính quốc »

do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới .

- Nông nghiệp: Tư bản Pháp chiếm ruộng của nông dân lập đồn điền trồng chè, cao su, cà phê… làm cho 2/3 nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng. Nông nghiệp phần lớn độc canh trồng lúa

- Công nghiệp: Pháp đẩy mạnh ngành khai mỏ, sản lượng các nghành dệt, xi măng, rượu tăng. Các ngành điện, nước, cơ khí, đường... ít phát triển.

- Thương nghiệp: Pháp độc quyền buôn bán thuốc phiện và xuất khẩu

=> Những năm 1936 – 1939 là giai đoạn kinh tế VN phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu và phụ thuộc vào kinh tế pháp.

Một phần của tài liệu Hệ thông câu hỏi LTĐH - Lịch sử(hot) (Trang 25)