Hải quan điện tử

Một phần của tài liệu Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 26)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

5.Hải quan điện tử

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được đặt lên hàng đầu, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống. Bởi vì khi mà kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh thì đây cũng là một yếu tố được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nướcvới tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch. (Khoản 1, điều 3, Nghị định 64 về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước - NĐ64/2007/NĐ-CP)

Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

Hải quan điện tử là một phần trong ứng dụng công nghệ thông tin và là một dịch vụ hành chính công. Vì vậy, sử dụng hải quan điện tử được xem là bước ngoặt trong thủ tục hành chính nói chung và hải quan của Việt Nam nói riêng.

Nghiệp vụ hải quan điện tử là nghiệp vụ do dành cho các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cơ quan hữu quan thực hiện bằng khai báo hải quan từ xa, thông qua đường truyền Internet giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí giao dịch trong quá trình khai báo hải quan cũng như thông quan so với cách thức truyền thống.

Hải quan điện tử là một thủ tục mặc dù đã được thí điểm từ lâu tuy nhiên đây vẫn còn là một hình thức mới mẻ chưa được phổ biến. hiện nay thủ tục hải quan vẫn đang được áp dụng song song hai hình thức là khai báo trên giấy và khai báo bằng điện tử. Chính vì vậy nghiệp vụ hải quan điện tử là rất cần thiết nhất là hướng dẫn thủ tục đăng ký hải quan điện tử cho các doanh nghiệp, cá nhân.

5.1.Các bước đăng ký

5.1.1. Đối với người khai hải quan

Bước 1 - Đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế.

Thủ tục đăng ký danh mục tương tự như đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp phải lưu giữ hồ sơ và xuất trình khi hải quan có yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy. Hồ sơ giấy gồm:

- Danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án được miễn thuế: 02 bản; - Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính;

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật: 01 bản chính;

Danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế do doanh nghiệp tự kê khai theo đúng quy định về hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nêu tại Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này, phù hợp với Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về danh mục này

Bước 2 - Nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định. Thủ tục hải quan thực hiện tương tự

như thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán.

5.1.2. Đối với cơ quan hải quan

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra việc đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản

cố định.

Bước 2: Làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định.

Thủ tục hải quan thực hiện tương tự như thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Ngoài ra cơ quan hải quan phải thực hiện thêm như sau:

- Căn cứ thông tin khai; hồ sơ của doanh nghiệp doanh nghiệp nộp/xuất trình, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng lô hàng nhập khẩu;

- Chi cục Hải quan điện tử nơi làm thủ tục phải kiểm tra, theo dõi và xác nhận vào phiếu theo dõi trừ lùi (trong trường hợp phải cấp phiếu trừ lùi cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nơi khác).

- Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên Danh mục, Chi cục Hải quan điện tử nơi làm thủ tục lần cuối cùng tổng hợp lượng hàng mà doanh nghiệp đã nhập khẩu theo Danh mục, in và xác nhận lên phiếu theo dõi trừ lùi (trong trường hợp phải cấp phiếu trừ lùi cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nơi khác);

5.1.3. Cách thức thực hiện

Gửi, nhận thông tin qua hệ thống máy tính của doanh nghiệp đã được nối mạng.  Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Danh mục, số lượng nguyên liệu nhập khẩu trong một năm;

- Giấy phép đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Văn bản cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đúng mục đích được miễn thuế theo quy định pháp luật.

 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

 Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):

+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan điện tử.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có). - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục Hành chính: Chi cục hải quan điện tử.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử

đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các dự án đầu tư.

 Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai (theo Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):

- Tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu: Mẫu tờ khai 1, Phụ lục VIII, Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử.

 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001.

- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005. - Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điển tử trong lĩnh vực tài chính.

- Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

- Quyết định số 52/2007/QĐ/BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử.

- Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.

5.2. Thành tựu của hải quan điện tử

Trên đây chỉ là những thủ tục mà khi sử dụng hải quan điện tử cần chú ý. Bên cạnh tiến trình thực hiện là những thành tựa cần nhìn lại để phát huy hơn nữa cho việc áp dụng hải quan điện tử.

Nhằm thực hiện cải cách phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2008-2010 theo Quyết định 456 của Bộ trưỏng Bộ Tài chính, Ngành Hải quan đã chính thức mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) từ ngày 15/12/2009. Sau một năm thực hiện nhìn lại, bức tranh toàn cảnh TTHQĐT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Hai chi cục điện tử tại Cục hải quan Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh đã được thí điểm từ 2005-2009 cho thấy mặc dù bước đầu đã đạt được những thành công nhất định nhưng khó mở rộng và tạo sức lan tỏa, vì vậy Tổng cục Hải quan đã chủ động báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thay đổi chủ trương chuyển đổi từ mô hình thí điểm hẹp tại một Chi cục Hải quan điện tử (chỉ thực hiện TTHQĐT) sang áp dụng mô hình các Chi cục Hải quan thực hiện song song 2 phương thức điện tử và thủ công tại 13 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trọng điểm với phạm vi toàn quốc.

Để triển khai chủ trương về mô hình thực hiện, Ngành Hải quan đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 103/2009/QĐ-TTg, Thông tư 222/2009/TT-BTC để làm cơ sở pháp lý triển khai. Đồng thời Ngành Hải quan đã ban hành các kế hoạch để triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi 13 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trọng điểm

trong năm 2010; chỉ đạo các Cục hải quan tỉnh, thành phố thành lập bộ máy chỉ đạo, phân công cán bộ, xây dựng các quy chế phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức triển khai TTHQĐT theo đúng kế hoạch được phê duyệt. Ngoài ra, Ngành Hải quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ, yêu cầu thực hiện TTHQĐT tại các Chi cục; tổng hợp báo cáo, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, thường xuyên tổ chức một số hội nghị chuyên đề để bàn hướng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Để thực hiện được những gì mà Chính phủ và Bộ tài chính đưa ra thì ngành Hải quan đã ban hành các quy trình hướng dẫn như: Quyết định 2396/QĐ-TCHQ hướng dẫn về quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 1608/QĐ- TCHQ hướng dẫn quy trình thủ tục hải quan ưu đãi đối với Công ty TNHH Intel Products Việt Nam; Quyết định số 2294/QĐ-TCHQ ngày 11/9/2010 hướng dẫn quy trình phúc tập hồ sơ hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ, quản lý rủi ro, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin cho các cán bộ của các Cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện TTHQĐT. Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI để tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp tại các khu vực. Các Cục Hải quan cũng đã chủ động tổ chức nhiều khóa đào tạo cho các doanh nghiệp tham gia TTHQĐT tại địa bàn cũng như xây dựng và phát hành tài liệu, sách tuyên truyền về TTHQĐT.

Chủ động phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để viết bài, đăng tin phản ánh về các hoạt động thủ tục hải quan điện tử, góp phần nâng cao nhận thức và sự đồng tình ủng hộ của xã hội với các chủ trương này.

Những thành tựu kết quả đạt được:

Thứ nhất, Việc chuyển đổi mô hình thực hiện TTHQ điện tử từ một Chi cục HQ điện tử sang mô hình các Chi cục HQ đồng thời thực hiện 2 phương thức TTHQ điện tử và TTHQ truyền thống là một quyết định đúng đắn, đã tạo sức lan tỏa lớn, phù hợp với thực tiễn và trình độ phát triển hiện tại của Hải quan Việt Nam, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các Cục hải quan tỉnh, thành phố; tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển ở giai đoạn sau; mở ra cho cộng đồng doanh nghiệp khắp cả nước cơ hội và khả năng tham gia thực hiện TTHQ điện tử rất lớn, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính hiện đại hóa hải quan theo đề án 30 của Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, qua 01 năm thực hiện mô hình mới đã đạt được những bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như chất lượng:

13 Cục hải quan với số lượng là 70 Chi cục đã triển khai, tăng gấp 35 lần so với năm 2009. Trong đó có 08/13 Cục hải quan đã triển khai thủ tục hải quan điện tử tại 100% các Chi cục, có 11/13 Cục đạt trên 70% các Chi cục.

Số lượng loại hình thực hiện: 03 loại hình chính (kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu) và 06 loại hình khác (chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất, XNK dự án đầu tư, XNK tại chỗ, XNK trả lại, chuyển cửa khẩu).

Số lượng các doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử: 2,493 doanh nghiệp, gấp 6,2 lần so với năm 2009 (số DN tham gia TTHQĐT năm 2009 là 403 DN); chiếm khoảng 4,74 % số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên địa bàn (tổng số DN trên 13 Cục: 52.579).

Số lượng tờ khai qua TTHQĐT đạt 254.248 tờ khai, gấp 13,76 lần so với năm 2009 (số tờ khai qua TTHQĐT năm 2009 là 18.472 TK).

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua TTHQĐT đạt 27.926,65 triệu USD, gấp 14,27 lần so với năm 2009 (kim ngạch XNK qua TTHQĐT năm 2009 là 1.957 triệu USD), Số thu thuế qua TTHQĐT đạt 41.595 tỷ VNĐ. Các Cục Hải quan Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu có tỷ lệ kim ngạch XNK qua TTHQĐT cao, đạt trên 70% so với toàn Cục. Số thu thuế qua TTHQĐT đạt 41.595 tỷ VNĐ.

Thời gian thông quan trung bình: luồng xanh từ 3-15 phút; luồng vàng từ 10-60 phút; luồng đỏ phụ thuộc thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thứ ba, triển khai TTHQĐT trong năm 2010 đã cơ bản đạt được mục tiêu và yêu cầu đặt ra là từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại trong khu vực và thế giới; chuyển đổi từ TTHQ thủ công sang TTHQ điện tử. Thủ tục hải quan điện tử đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ hải quan. Tờ khai hải quan điện tử được chấp nhận và có căn cứ pháp lý để thông quan hàng hóa. Đối với lô hàng luồng xanh doanh nghiệp chỉ phải khai tờ khai điện tử. Thời gian thông quan giảm, tỷ lệ luồng xanh tăng, giảm việc tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và công chức hải quan trong khâu thông quan. Xây dựng cơ sở pháp lý phù hợp với giai đoạn thí điểm trên cơ sở của Quyết định 103 bao gồm: Thông tư 222, các Quyết định hướng dẫn cụ thể các quy trình TTHQĐT do Tổng cục Hải quan ban hành, các văn bản hướng dẫn và xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Đã nội luật hóa và áp dụng 31 chuẩn mực quốc tế vào Thông tư 222 và các quy trình

Một phần của tài liệu Một số vấn đề Thông tin trong quản lý Hành chính nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 26)