Yêu cầu đối với chất mang

Một phần của tài liệu Phân bón sinh học chương 3 (Trang 31)

- Các môi trường dùng để nhân giống VSV đều phải được khử trùng trước khi tiến hành nhân giống.

Yêu cầu đối với chất mang

- Phải dễ kiếm, dễ sử dụng, rẻ tiền.

-Có khả năng hút nước cao (150 – 200%) - Hàm lượng cacbon hữu cơ cao (> 60%)

- Hàm lượng muối khoáng không vượt quá 1%.

- Chứa đủ các chất dinh dưỡng và các yếu tố môi trường thích hợp cho VSV hoạt động trong thời gian dài (3 – 6 tháng).

- Kích thước hạt nhỏ.

3.3.2.7. Chuẩn bị chất mang và các phụ gia

Các loại chất mang hay sử dụng để sản xuất chế phẩm PBSH cố định nitơ

- Than bùn phơi khô: Là loại chất mang được sử dụng nhiều nhất. Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong tự nhiên. Tàn dư xác thực vật trong than bùn không bị phân giải triệt để nên vẫn tích lũy lượng lớn chất hữu cơ (15% - 35%).

- Đất có nhiều mùn hoặc đất phù sa khô.

- Đá trầm tích Điatomit với thành phần chủ yếu là silic oxyt: Có nhiều lỗ xốp và tính trơ

- Các loại vật liệu chứa nguồn hữu cơ: Cám gạo, cám mì, bột ngô, trấu (Các loại vật liệu này phải chọn loại khô, không bị mốc)

Các loại chất phụ gia

-NPK

3.3.2.7. Chuẩn bị chất mang và các phụ gia

-Với than bùn: Phơi khô, sau đó đập hoặc nghiền nhỏ, có thể loại bỏ các tạp chất lớn qua sàng

- Với cám, gạo, ngô, trấu: Loại bỏ các tạp chấp như mảnh vụn kim loại, thủy tinh, nilon

- Có thể khử trùng chất mang hoặc không khử trùng chất mang

Xử lý chất mang

Phối trộn chất mang + chất phụ gia

- Chất mang than bùn (hoặc đất, hoặc cám gạo…) được bổ sung 1 – 2% vôi bột, 01% lân supephotphat, 1% đường saccharose

3.3.2.8. Tạo sản phẩm phân bón sinh học cố định nitơ

Các bước

1. Phối trộn vi sinh vật với chất mang

Theo tỉ lệ nhất định, thường là: Vi sinh vật 3 - 5%; chất mang + chất phụ gia 95 - 97%

(Vi sinh vật cố định nitơ có thể sử dụng chỉ 1 loại hoặc 1 -3 loại. Nếu sử dụng nhiều loại VSV thì chúng phải không ức chế nhau)

2. Ủ hoạt hóa vi sinh vật trong chất mang

Sau khi phối trộn VSV với chất mang, cần ủ hoạt hóa VSV trong 7 – 14 ngày, ở 28 – 30oC nhằm ổn định VSV trong chất mang. Sau khi ủ hoạt hóa, mật độ VSV trong chế phẩm tối thiểu phải đạt 107 – 108 CFU/g

3. Đóng gói, bảo quản chế phẩm

Một phần của tài liệu Phân bón sinh học chương 3 (Trang 31)