250ml; Pipet 1, 10, 25ml; buret 25ml; phễu thủy tinh; giấy lọc, đũa thủy tinh; cân phân tích độ
chính xác 0,001g
- Hóa chất:
+ dung dịch HCl 0,1N;
+ dung dịch NaOH 0,1N;
+ Bromothimol xanh, dung dịch 0,05% trong etanol 60%;
+ dung dịch phenolphtalein 0,05% trong etanol 60%;
+ dung dịch thimolphtalein 1% trong etanol 60%;
+ foocmon trung tính 30% (50 thể tích dung dịch foocmon 30% hòa tan với một thể tích dung dịch
thimolphtalein 1%, thêm dung dịch NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch vừa có màu xanh nhạt)
+ Chỉ thị hỗn hợp: trộn 5V Bromothimol xanh, dung dịch 0,05% trong etanol 60% với 4V dung dịch phenolphtalein 0,05% trong etanol 60%.
+ Nari hydrophotphat, dung dịch M/15 (A): Cân chính xác 2,59g Na2HPO4.12H2O (hoặc 1,1876g
Na2HPO4.2H2O) hòa tan, định mức tới 100ml bình định mức.
+ Kali dihydrophotphat, dung dịch M/15 (B): cân chính xác 0,707g KH2PO4, hòa tan bằng nước cất và định mức tới 100ml bằng bình định mức.
+ Dung dịch màu tiêu chuẩn pH = 7: cho vào bình nón dung tích 100ml: 20ml dung dịch đệm
pH=7 và 0,1ml dung dịch chỉ thị hỗn hợp, dung dịch có màu xanh lá mạ;
+ Dung dịch đệm pH=9,2: Cân chính xác 1,9018 Nari tetraborat (Na2B4O7.10H2O), hòa tan bằng nước cất và định mức tới 100ml bằng bình định mức.
+ Dung dịch màu tiêu chuẩn pH = 9,2: cho vào bình nón dung tích 100ml: 20ml dung dịch đệm
pH=9,2; 1ml dung dịch chỉ thị hỗn hợp, dung dịch có màu tím.
c) Tiến hành thí nghiệm
Cân chính xác 10 – 15g mẫu thử vào một cốc thủy tinh dung tích 100ml. Dùng nước cất hòa tan mẫu và chuyển toàn bộ (cả nước tráng cốc) vào bình định mức dung tích 250ml, thêm nước cất đến khoảng 200ml. Sau đó lắc 1 phút, để yên 5 phút, lặp lại 3 lần. Thêm nước cất đến vạch định
mức và lọc.
Dùng pipet lấy chính xác 20ml dịch lọc vào bình nón dung tích 250ml, thêm 1ml dung dịch
chỉ thị hỗn hợp, trung hòa dịch lọc cho tới khi dung dịch có màu giống như dung dịch màu tiêu chuẩn pH = 7. Sau đó dùng pipet cho thêm 20ml dung dịch foocmon trung tính 30%, đậy bình lại, để yên 5 phút.
Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch có màu giống như màu của
dung dịch màu tiêu chuẩn pH = 9,2.
Tiến hành xác định mẫu trắng với tất cả lượng hóa chất và các bước thử nghiệm như trên,
thay dịch mẫu thử bằng 20ml dịch nước cất.
d) Tính kết quả
Hàm lượng nitơ amin – amoniac (X10) tính bằng % theo công thức:
m V V X . 20 100 . 250 . 0014 , 0 ). ( 1 2 10 Trong đó:
V1: Thể tích dung dịch NaOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng ml;
V2: Thể tích dung dịch NaOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng ml;
m: Khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
0,0014: Số g nitơ tương ứng với 1ml dung dịch NaOH 0,1N;
250: Thể tích toàn bộ dịch lọc tính bằng ml;
20: Thể tích dịch lọc để xác định, tính bằng ml;
100: hệ số tính ra %
Chú thích:
Đối với nước mắm mẫu thử được pha loãng 20 lần, lấy 20ml dịch pha loãng để xác định. Hàm lượng nitơ amin – amoniac (X10) được tính bằng g/ml theo công thức:
).( .( 4 , 1 20 1000 . 20 . 0014 , 0 ). ( 2 1 2 1 10 V V V V X Trong đó: 20: Độ pha loãng nước mắm; 20: thể tích dịch pha loãng để xác định, tính bằng ml; 1000: hệ số tính ra g/l.
5. Viết bài báo cáo
- Nêu nguyên lý, cách tiến hành các thí nghiệm
- Mô tả và giải thích hiện tượng quan sát được
- Tổng hợp kết quả lại theo bảng sau:
STT Tên nhóm chất làm kết
tủa protein Hóa chất
Màu của
kết tủa Ghi chú
2 3 4 5
Axit vô cơ
Axit hữu cơ
Muối kim loại nặng
Thuốc tử ankaloit
- Tính kết quả của phần định lượng
Bài 5 : ENZYME
Enzyme có bản chất hóa học là protein hoặc protein kết hợp với một thành phần khác, có vai
trò xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
Hoạt độ của Enzyme thuộc vào các yếu tố vật lý và hóa học khác nhau như: nhiệt độ, pH môi trường và một số chất có bản chất hóa học khác nhau. Các chất đó có thể đóng vai trò là chất ức chế hoặc kìm hãm Enzyme.
Sau đây giới thiệu một số thí nghiệm định tính một số Enzyme.
1. Amylase của nước bọt
Amylase người thuộc loại α– Amylase, xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột tạo thành các dixtrin khác nhau. Các dixtrin này khác nhau về khối lượng phân tử, khả năng cho phản ứng màu với iod, khả năng khử dung dịch Fehling.
- Nguyên liệu và hóa chất: dung dịch tinh bột 1%, thuốc thử Liugon, thuốc thử Fehling
- Cách làm: Chuẩn bị dung dịch nước bọt: súc miệng sạch, lấy 50ml nước cất súc miệng nhẹ
vài lần trong khoảng 3 – 5 phút. Lọc dịch nước bọt qua bông và dịch lọc dùng để thí nghiệm.
Thí nghiệm Thủy phân tinh bột
Chuẩn bị 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 5ml dung dịch tinh bột. Thêm vào ống I: 5ml dung dịch nước bọt, ống II: 5ml dung dịch nước cất. Lắc đều cả hai ống. Ủ cả hai ống trong tủ ấm 37- 400C trong vòng 30 phút (cứ 5 phút dùng pipet sạch lấy từ mỗi ống nghiệm ra 1ml vào ống nghệm
sạch khác), sau 30 phút lấy ra và thêm khoảng 1-2 giọt thuốc thử Liugon vào mỗi ống nghiệm. Quan sát màu của dãy thí nghiệm và giải thích.
Thí nghiệm với thuốc thử Fehling
Thêm vào mỗi ống nghiệm 2 ml thuốc thử Fehling, đun sôi, quan sát hiện tượng. Giải thích hiện tượng quan sát được.
Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của Amylase
Hóa chất: Dung dịch nước bọt đã chuẩn bị ở trên, dung dịch tinh bột 1%, thuốc thử Liugon
Cách làm: Lấy 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 3ml dung dịch tinh bột 1%. Đặt một ống vào nồi cách thủy sôi, một ống vào tủ ấm 370C, một ống vào nước đá. Giữ 15 phút để dung dịch trong
ống đạt được nhiệt độ tương ứng. Cho vào mỗi ống 3 ml dung dịchnước bọt cũng ở nhiệt độ tương ứng và tiếp tục ủ trong điều kiện nhiệt độ cũ. Sau 4, 8, 10 và 15 phút lấy mỗi ống 1ml dung dịch
cho vào ống nghiệm sạch khác (chú ý dùng pipet sạch) và cho vào một giọt thuốc thử Liugon và quan sát. So sánh và giải thích.
2. Urease
Urease xúc tác cho phản ứng thủy phân ure tạo thành amoniac và khí CO2.
- Nguyên liệu và hóa chất: dung dịch ure 1%, dung dịch phenolphtalein 1% trong etanol và dung dịchUrease được chuẩn bị qua các bước sau:
Loại lipit khỏi nguyên liệu:cân 100g đậu tương khô, nghiền nhỏ, cho vào bình, lắc 10 – 15 phút với 200ml ete dầu hỏa để loại lipit (hoặc dùng xăng thay ete), lọc qua phễu lọc Buchner. Lặp lại
bước trên 5-6 lần, sau đó rải bột trên giấy lọc để làm bay hơi dung môi hữu cơ. Bột khô thu được dùng để tách Urease.
Chuẩn bị dung dịch Urease: cho 20 – 30 g bột đậu tương đã loại lipit vào cốc hoặc bình nón, thêm 5 lần thể tích nước cất, lắc đều, cho vài giọt toluen, để 15-20 giờ ở 50C. Ly tâm 3000 vòng/phút trong 20 phút. Dung dịch trong suốt nhận được chứa Urease được dùng cho các thí nghiệm tiếp theo.
- Thiết bị: Tủ ấm hoặc nồi cách thủy ổn nhiệt (370C).
- Cách làm: Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2ml dung dịchUrease(đã pha loãng 10 lần. Ống I đun sôi để bất hoạt enzyme, ống II để nguyên. Cho vào mỗi ống 2ml dung dịch ure và 2 giọt
dung dịch phenolphtalein, lắc đều, giữ ở 370C trong 30 phút. Quan sát sự chuyển màu của hỗn hợp
phản ứng và giải thích kết quả.
3. Viết báo cáo.
Bài báo cáo gồm có các nội dung sau:
- Cơ sở lý thuyết của thí nghiệm.