THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp quản trị kinh doanh tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái (Trang 33)

* Về doanh thu

Doanh thu tăng dần qua các năm, năm sau tăng mạnh hơn năm trước với tốc độ tăng cao, năm 2004 khi Công ty vừa thành lập thêm 2 công ty thành viên thì doanh thu của công ty là hơn 289 tỷ đồng, chỉ sau một năm thì doanh thu đã tăng lên 425 tỷ đồng tăng 136 tỷ đồng tương ứng với 47%, trong 2 năm 2006, 2007 doanh thu của Công ty cũng đạt rất cao. Kết quả trên có được là do Công ty đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến để thành lập nên một loạt các chi nhánh ở các địa phương, mở rộng thị trường đưa các sản phẩm của Phú Thái đến gần hơn nữa ngưới tiêu dùng ở các địa phương

* Về lợi nhuận

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua bảng trên ta thấy lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm. Năm 2004 lợi nhuận hơn 23 tỷ thì đến năm 2005 lợi nhuận là 34,8 tỷ đồng tăng 47%, đặc biết năm 2007 thì lợi nhuận của công ty đã là 57,2 tỷ đồng. Có được điều này là do Công ty đã tiến hành một loạt các cuộc nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng nên đã đề ra các kế hoạch nhập hàng và phân phối hàng một cách hợp lý .

VI. THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CÔNG TY

1. Những thành tựu

Trong những năm qua nhờ tiến hành một loạt những cải cách lớn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Phú Thái đã đạt được nhiều thành tích rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực cụ thể:

- Công ty đã tìm được nhiều nguồn hàng mới và ổn định, do đó các sản phẩm mà Công ty cung cấp ra thị trường phong phú hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước

- Công tác nghiên cứu điều tra thi trường được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục nên Công ty đã nắm được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, các kế hoạch cung ứng sản phẩm cho các đại lý, các trung tâm phân phối của Công ty hợp lý hơn và nguồn cung hàng cho thị trường hợp lý hơn

- Các chi phí liên quan đến hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá, chi phí lưu kho đã được giảm thiểu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thậm chí nhiều mặt hàng do có kế hoạch phân phối hợp lý nên đã không mất chi phí về kho vận, hàng hoá từ nhà sản xuất được đưa ngay tới nơi tiêu thụ

- Hoạt động sản xuất của Công ty cũng có nhiều thay đổi quan trọng, các sản phẩm do Công ty sản xuất ngày càng phong phú về chủng loại và đa dạng mẫu mã, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của người tiêu dùng

- Trong năm 2005, Công ty đã tiến hành đổi mới công nghế sản xuất với việc nhập khẩu một loạt các trang thiết bị mới, nhờ đó chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn, đồng thời tiết kiệm được các chi phí về nguyên vật liệu

- Mặt khác, theo các chuyên gia kinh tế thì tốc độ gia tăng trong đầu tư của các tập đoàn bán lẻ và kinh doanh siêu thị tại Việt Nam cho thấy tiềm năng của thị trường bán lẻ ở nước ta là rất lớn. Thị trường này được đánh giá là có thể đạt doanh số 20 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng đến 30% mỗi năm. Đây là một cơ hội đầu tư rất lớn của Phú Thái nhằm mở rộng thị trường với những thuận lợi lớn về thị phần và sự am hiểu thị trường

- Số lượng các đại lý, trung tâm phân phối của Phú Thái tăng nhanh làm cho thị phần của Công ty ngày càng được mở rộng nhất là ở hai thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đây là một thành công quan trọng đối với Công ty, nó đảm bảo thị trường cho các sản phẩm mà Công ty phân

phối trước sự xâm nhập mạnh mẽ của các nhà bán lẻ chuyên nghiệp quốc tế vào thị trường bán lẻ Việt Nam khi nước ta trở thành thành viên của WTO

- Tháng 3/2007, Phú Thái đã chuyển đổi mô hình từ công ty TNHH sang hình thức cổ phần. Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái đã chính thức ra mắt. Mô hình này sẽ giúp Công ty thu hút được nhiều nguồn lực cả về tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực phục vụ cho những giai doạn phát triển mới của Công ty. Với chiến lược tăng tốc trong 3 năm 2008 – 2010, Phú Thái đã xây dựng kế hoạch phát triển theo mô hình Tập đoàn Phân phối và Đầu tư với số lượng nhân viên lên đến 6.000 người với doanh số lên tới gần 10.000 tỷ đông cùng mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước

- Phú Thái đang mở rộng liên kết với những tập đoàn phân phối lớn khác để tăng cường sức mạnh. Một trong những động thái đầu tiên cho chiến lược này là việc Phú Thái đã liên doanh với Saigon Cop, Hapro và Satra hình thành nên tập đoàn Logistic lớn nhất Việt Nam (VDA). Trong năm 2006 tổng doanh số của 4 đơn vị thành viên VDA đã lên tới trên 20.000 tỷ đồng, Ban lãnh đạo của VDA hy vọng rằng VDA có thể phát triển trở thành Wall – Mart của Việt Nam .

2. Những khó khăn

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng trong hoạt động của mình Phú Thái đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nội bộ Công ty cũng như từ môi trường bên ngoài:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty còn một số điểm chưa phù hợp nên chưa phát huy được sức mạnh của toàn bộ tập đoàn

- Nguồn nhân lực của Công ty còn thiếu về số lượng chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do hoạt động chính của Công ty là phân phối sản phẩm nên đòi hỏi về số lượng chuyên gia trong lĩnh vực Marketing là rất lớn nhưng hiện nay số chuyên gia này của Công ty còn rất hạn chế

- Mặt khác, theo lộ trình hội nhập WTO, năm 2009 sẽ là năm bắt đầu cho cuộc thay đổi lớn đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Các tập đoàn, các nhà đầu tư quốc tế có thể sẽ thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài thay vì phải xin phép hoặc liên doanh như trước. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Phú Thái cũng như các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt trực tiếp với các tập đoàn đa quốc gia mạnh về tài chính, nguồn lực, phong cách quản lý hiện đại và tiềm lực vượt trội về thị trường như Metro, Big C và sắp tới sẽ là Lotte Shopping, Tessco và đặc biệt là nhà phân phối và bán lẻ khổng lồ thế giới Wal- Mart

- Ngoài ra, Phú Thái còn phải đối mặt với những sự thay đổi rất rõ nét trong xu hướng tiêu dùng của người dân. Từ trước tới nay hệ thống phân phối tại Việt Nam là hệ thống phân phối truyền thống với kênh phân phối chủ đạo là các chợ và các tiệm bán lẻ nằm rải rác ở khắp các địa phương, nó đối lập hẳn với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đaị với kênh phân phối chủ yếu là các siêu thị lớn như MaxiMark, Metro, Big C… Nhưng hiện nay, tại các thành phố lớn – nơi có sức mua lớn nhất, nhịp sống dần dần được thay đổi trong các gia đình trẻ bởi thói quen cuối tuần đi siêu thị mua đồ dùng cho cả gia đình trong một tuần. Hơn nữa, sự chênh lệch về phương thức kinh doanh, sự đa dạng hàng hoá, giá cả, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm… đã nghiêng cán cân lợi thế về phía hệ thống phân phối hiện đại. Cùng với sự phát triển thì hệ thống phân phối hiện đại tât nhiên sẽ làm suy yếu kênh phân phối truyền thống. Sự phát triển tất yếu này đòi hỏi Phú Thái phải có sự chuẩn bị kỹ càng để có thể chủ động trước những thay đổi lớn của thị trường và điều cần thiết nhất trong giai đoạn này là phải liên kết với các doanh nghiệp lớn nhanh chóng xây dựng được các trung tâm thương mại

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp quản trị kinh doanh tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái (Trang 33)