Một số công trình xử lý nước thải thủy sản được áp dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu Đồ án công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản (Trang 26)

- Nhược điểm:

2.4. Một số công trình xử lý nước thải thủy sản được áp dụng hiện nay.

2.4.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH thực phẩm qvd Đồng Tháp. Sản phẩm: Cá tra fillet đông lạnh

Công suất của nhà máy: 180 tấn nguyên liệu/ngày Nguyên liệu: Cá tra

Nước thải phát sinh: 20 m3/tấn sản phẩm (với Công suất 3.600 m3/ngày đêm) Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của công ty:

Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ đầu vào Hiệu quả xử lý (%) QCVN 11:2008, Cột A pH - - - 6-9 SS mg/l - - 50 COD mgO2/l 2.400 98 50 BOD5 mgO2/l 1.400 98 30 Ntổng mg/l 520 97 30 Ptổng mg/l 90 96 - Dầu và mỡ mg/l 66,7 85 50 colifom MNP/100ml 21×104 99 3.000

Nước thải Bể tách SCR Nước thải Hố thu gom Bể tách Bể điều hòa Bể keo tụ Bể tuyẻn Mương oxi hóa

Bể lắng 2 Bể tiếp xúc

mỡ

Mương oxi hóa

Bể keo tụ

Hố thu gom Bể điều hòa

Bể lắng 2 Bể tuyẻn nổi

Bể tiếpxúc SCR //

Bể chứabùn

 Hệ thống xử lý nước thải

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được dẫn qua SCR thô dạng xích có kích thước các khe 5mm, tại đây các chất thải rắn như vây, xương, đầu cá được giữ lại và chuyển vào giỏ chứa rác, rác tại đây được công nhân thu gom thường xuyên khi đầy. Lượng chất thải rắn này được tái sử dụng làm thức ăn cho cá hoặc gia súc. Sau đó, nước thải được tập trung về hố thu gom lưu trong khoảng 9 phút, rồi được bơm qua SCR mịn có kích thước 1mm, các loại chất thải rắn như xương, dè, vây, thịt cá và một phần mỡ để loại bỏ các thành phần dầu mỡ nhẹ có khả năng tự nổi trong nước thải, thời gian lưu trong bể tách dầu mỡ là 11 phút. Nước thải sau tách dầu mỡ được dẫn sang bể điều hòa bằng cách tự chảy. Lớp mỡ cá nổi trên bề mặt được thanh gạt váng tự động gạt về phía mương thu mỡ và được thu gom tập trung tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Nước thải trong bể điều hòa được khuấy trộn hoàn toàn nhờ hệ thống máy thổi khí và phân phối với thời gian lưu 7h. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm đến hệ thống xử lý hóa lý bao gồm bể keo tụ và bể tuyển nổi siêu nông nhằm tạo điều kiện tốt cho quá trình tuyển nổi các chất khó lắng như mỡ cá. Nước thải được hòa trộn với phèn nhôm trên đường ống khi vào bể keo tụ và được khuấy trộn bằng cánh khuấy cơ khí (cánh khuấy) nhằm tăng kích thước của bông cặn. Từ bể keo tụ nước thải được bơm vào thiết bị tạo áp và theo chế độ tự chảy qua bể tuyển nổi siêu nông, các bông cặn được kết dính tạo thành các hạt cặn có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy bể, các bọt khí mịn lôi cuốn và kết dính các bông cặn nhỏ nổi lên bề mặt. Váng trên bề mặt được thiết bị gạt bọt bề mặt gạt vào ống đứng trung tâm cùng với cặn lắng đáy bể được đưa vào bể chứa bùn. Bể tuyển nổi siêu nông kết hợp keo tụ để tách phần lớn

Mương oxihoa làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương. Hàm lượng bùn trong mương oxihoa tuần hoàn duy trì từ 4000 – 6000 mg/l. Hàm lượng oxi hòa tan (DO) được cung cấp bởi thiết bị cấp khí bề mặt. Hàm lượng DO trong vùng hiếu khí trên 2,2mg/l diễn ra quá trình oxi hóa hiếu khí các chất hữu cơ và nitrat hóa. Trong vùng thiếu khí hàm lượng DO thấp hơn từ 0,5 -0,8 mg/l diễn ra quá trình khử nitrat. Như vậy, tại mương oxi hóa nước thải di chuyển vòng quanh bể thowo chiều quay của máy sục khí bề mặt, vì vậy không cần bơm tuần hoàn bùn hoạt tính từ vùng hiếu khí về vùng thiếu khí mà vẫn đảm bảo quá trình khử nito.

Hỗn hợp bùn (vi sinh vật) và nước thải sau khi đã trải qua thời gian xử lý trong mương oxi hóa được dẫn qua bể lắng nhằm tiến hành tách bùn ra khỏi nước bằng phương pháp lắng trọng lực trong thời gian 4 giờ. Nước thải sau khi tách bùn được dẫn qua bể khử trùng. Bùn được tuần hoàn lại mương oxy hóa nhằm duy trì nồng độ bùn nhất định trong bể, phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Nước thải được hòa trộn với dung dịch NaOCl bằng thủy lực với sử dụng vách ngăn để đảm bảo hiệu quả xáo trộn. Thời gian lưu theo tính toán là 25 phút, coliform đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT, cột A. Theo định kỳ, bùn từ bể tuyển nổi siêu nông và bể lắng được bơm về bể chứa bùn. Bể chứa bùn được cấp khí nhằm tiến hành quá trình phân hủy bùn trong điều kiện hiếu khí. Phần nước thải trong bể chứa bùn được dẫn về bể tiếp nhận để xử lý lại. Theo định kỳ, bùn từ bể chứa bùn được bơm vào máy ép bùn nhằm tiến hành quá trình tách nước sau cùng. Nước ép bùn được dẫn về hố thu gom.

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải. Ưu điểm:

Công nghệ xử lý nước thải của công ty TNHH thực phẩm qvd Đồng Tháp kết hợp các quá trình xử lý cơ học, hóa lý và sinh học là hoàn toàn hợp lý. Hệ thống xử lý nước thải của công ty có những ưu điểm sau đây:

- Công đoạn xử lý chính của công nghệ là mương oxy hóa với ưu điểm là xử lý các hợp chất hữu cơ, nito và photpho với hiệu quả cao. Hiệu quả xử lý BOD5 98% (11 mg O2/l), các hợp chất nito, photpho giảm đáng kể và quản lý vận hành đơn giản.

đáng kể sự cố đối với công trình sinh học và giảm một phần tải lượng chất hữu cơ đối với công trình xử lý sin học.

Nhược điểm:

- Thời gian lưu nước tại mương oxy hóa lớn (27 giờ) nên tiêu thụ năng lượng cho thổi khí cao. Diện tích xây dựng lớn (dung tích của mương oxy hóa lớn hơn 3 lần so với công trình bùn hoạt tính lơ lửng nên chiếm nhiều diện tích đất dẫn đến chi phí đầu tư cao.

- Hệ thống sử dụng quá nhiều hóa chất, tốn điện năng cho các thiết bị máy móc (chi phí điện năng chiếm 77 % chi phí vận hành), do đó chi phí vận hành khá cao (3000 VNĐ/m3 nước thải).

- Công tác quan trắc chất lượng nước thải tại công ty khs thụ động do nhà máy không có phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu nước thải.

2.4.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi ( SócTrăng)

Sản phẩm: từ cá tra và cá basa: cá basa nguyên con, cá basa cắt khoanh, file cá basa và cá tra, đầu cá basa; sản phẩm giá trị gia tăng: ốc bươu nhồi basa, basa cắt sợi tẩm bột… Công suất của nhà máy: 70 tấn nguyên liệu/ngày.

Nguyên liệu: Cá tra và cá basa

Nước thải phát sinh: 11,4 m3/tấn sản phẩm (với Công suất 800 m3/ngày đêm)

Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế

Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ đầu

vào Hiệu quả XL %

TCVN 5945:2005, cột A pH - 6,6 - 6 -9 SS mg/l 700 93 50 COD mg/l 1634 97 50 BOD5 mg/l 1250 98 30 Tổng Nito mg/l 119 87 15 Tổng photpho mg/l 104 96 4

Nước thải Bể tách dầu và mỡ

Bể sinh học hiếu khí

Bể keo tụ

Hố thu gom Bể điều hòa

Bể lắng Bể tuyển nổi Bể axonic SCR // Bể nén bùn SCRT // Bể trung gian Bể lọc áp lực Bể tiếp xúc

Nước thải đầu ra

Bùn tuần hoàn

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải được dẫn vào mương tách dầu mỡ có đặt thiết bị lược rác thô, nhằm giữ lại các chất rắn có trong nước thải như xương, da, cá vụn. Các chất thải rắn bị giữ lại thiết bị lược rác được lấy định kỳ để tái sử dụng (bán cho các nhà máy chế biến bột cá) hoặc đổ bỏ. Sau đó, nước thải tự chảy vào bể tiếp nhận. Từ đây nước thải được bơm chìm bơm lên thiết bị lược rác tinh để tách các chất thải rắn có kích thước nhỏ trước khi tự chảy xuống bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau. Thiết bị thổi cấp khí vào bể nhằm xáo trộn để tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí và giải phóng một lượng Chlorine dư phát sinh từ công tác vệ sinh nhà xưởng.

thống tuyển nổi siêu nông, tại đây hỗn hợp khí và nước thải được hòa trộn tạo thành các bọt khí mịn dưới áp suất khí quyển, các bọt khí tách ra khỏi nước đồng thời kéo theo các váng dầu nổi và một số cặn lơ lửng. Lượng dầu mỡ được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động được dẫn về bồn chứa váng nổi để xử lý như chất thải rắn hoặc làm thức ăn gia súc. Bể tuyển nổi siêu nông kết hợp quá trình tuyển nổi với quá trình keo tụ đạt hiệu quả loại bỏ SS và dầu mỡ rất cao, hiệu quả loại bỏ photpho của toàn hệ thống cũng được cải thiện nhờ công trình này.

Tiếp theo, nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể thiếu khí. Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển thành nito tự do, tuy nhiên nước thải thủy sản đầu vào có nồng độ nitrate rất thấp. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí vi sinh vật có khả năng hấp thụ photpho cao hơn mức bình thường do photpho lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy tŕ tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo. Từ bể thiếu khí, nước thải được dẫn sang bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng. Đây là công trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước.

Sau khi qua bể bùn hoạt tính, nước thải được dẫn sang công trình xử lý sinh học thứ ba là bể sinh học hiếu khí (bùn hoạt tính bám dính). Bể này có chức năng xử lý hoàn toàn các hợp chất hữu cơ chứa nito, photpho còn lại trong nước thải. Trong bể được lắp đặt vật liệu lọc bằng nhựa PVC đặt ngập trong nước, lớp vật liệu này có độ rỗng và diện tích tiếp xúc lớn giữ vai trò làm giá thể cho vi sinh vật bám dính. Nước thải được phân phối từ dưới lên tiếp xúc với màng vi sinh vật, tại đây các hợp chất hữu cơ, nito được loại bỏ bởi lớp màng vi sinh vật này. Sau một thời gian, chiều dày lớp màng dày lên ngăn cản oxy của không khí không khuếch tán vào các lớp bên trong. Do không có Oxy, vi khuẩn yếm khí phát triển tạo ra sản phẩm phân hủy yếm khí cuối cùng là CH4 và CO2 làm tróc lớp màng ra khỏi vật cứng rồi bị nước cuốn đi. Trên bề mặt vật liệu lại hình thành lớp màng mới, hiện

Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính bám dính được chảy tràn qua bể lắng. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn. Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể hiếu khí nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn sau đó được tách nước bằng máy ép bùn. Trong quá trình tách nước, polymer được bổ sung tạo điều kiện cho quá trình tách nước của bùn được thực hiện dễ dàng hơn. Phần nước trong sau khi qua bể lắng theo máng tràn tự chảy xuống bể trung gian. Nước thải từ bể trung gian được bơm cao áp nơm lên bể lọc áp lực nhằm loại bỏ triệt để phần cặn lơ lửng còn lại trong nước thải. Sau đó, nước thải được dẫn vào bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau khi xử lý bởi hệ thống đạt QCVN 11:2008, Cột A và được xả ra môi trường hay tái sử dụng.

Ưu nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải: Ưu điểm:

- Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản với nồng dộ SS, COD, BOD5 và dầu mỡ cao, do đó phương pháp xử lý nước thải của CP chế biến thủy sản Út XiCó sự kết hợp của các công trình xử lý cơ học, hóa lý và sinh học là hoàn toàn hợp lý. Trong đó, công trình chính là cụm bể hiếu khí – bể bùn hoạt tính hiếu khí – bám dính.

- Công nghệ thiết kế đạt quy chuẩn/tiêu chuẩn xả thải loại A. Nước thải sau xử lý được sử dụng để tưới cây.

- Hiệu quả xử lý cao đối với các chỉ tiêu quan trọng của nước thải thủy sản, đó là các thông số: SS, BOD, COD, tổng nito và tổng photpho.

- Diện tích đất xây dựng khá thấp (0,38 m2/m3 nước thải).

Nhược điểm:

- Bể thiếu khí đặt trước bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng nhưng không có dòng tuần hoàn nước từ bể hiêu khí về bể thiếu khí nên hiệu quả xử lý nito của bể thiếu khí rất thấp. - Bể lọc áp lực được thiết kế dự phòng trong trường hợp bể lắng làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên rất khó nhận biết khi nào bể lắng làm việc không hiệu quả.

- Vận hành phức tạp, đặc biệt là việc theo dõi và khắc phục các sự cố vi sinh. - Chi phí lắp đặt vận hành cao.

Một phần của tài liệu Đồ án công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w