2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản hướng dẫn các trường ĐHSP thực hiện giáo dục HVVHHT cho SV.
-Vụ Giáo dục Đại học cần xây dựng chương trình chung về giáo dục HVVHHT cho SV ĐHSP, coi giáo dục HVVHHT là nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình hình thành những nét nhân cách độc đáo cho SVSP.
2.2. Đối với các trường ĐHSP
Các trường ĐHSP cần coi trọng công tác giáo dục HVVHHT cho SV; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục HVVHHT cho SV phù hợp với điều kiện và truyền thống giáo dục của nhà trường.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục HVVHHT cho SV, tổ chức dạy học và các loại hình học tập, các hoạt động SV theo hướng phát triển hành vi VHHT; Cải tiến, điều chỉnh chương trình giáo dục đào tạo trong nhà trường theo hướng đưa xây dựng nội dung giáo dục HVVHHT thành học phần tự chọn hay gắn vào chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho SV, hoặc tích hợp vào quá trình dạy học các môn khoa học.
Cần xây dựng kế hoạch tổ chức GD HVVHHT cho SV. Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, hấp dẫn để thu hút sự tham gia của đông đảo SV. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HVVHHT của SV để phát hiện những hạn chế nhằm kịp thời điều chỉnh.
Phát huy vai trò chủ đạo của nhà giáo dục như định hướng, tổ chức, cố vấn về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục HVVHHT cho SV. Cần xã hội hóa công tác giáo dục HVVHHT cho SV, phối hợp và phát huy sức mạnh của các lực lượng xã hội cùng với nhà trường thực hiện công tác này.
Cần đưa việc thực hiện hành vi VHHT thành một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của từng SV trong trường.
2.3. Đối với sinh viên
Cần phát huy tính chủ động, tự giác và tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập; chủ động thực hiện hành vi học tập theo chuẩn mực văn hóa hành vi mà nhà trường quy định; Đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với những biểu hiện thiếu văn hóa trong học tập; Tích cực nêu gương thực hiện HVVH học tập trong nhà trường.