Nền kinh tế phát triển và sự gia tăng dân số là hai yếu tố quyết định đến lượng rác thải phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Khi kinh tế phát triển đời sống người dân được nâng cao, dân số tăng lên làm cho lượng rác thải cũng tăng lên.
Theo quan điểm quy hoạch kinh tế - xã hội của huyện thì tốc độ đô thị hóa của huyện nói chung và của thị trấn nói riêng trong những năm tới là rất lớn, do vậy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh sẽ tăng lên rất đáng kể do dân số tăng lên từ việc gia tăng dân số tự nhiên, do dân di cư từ nơi khác đến và do kinh tế phát triển hơn.
Bảng 4.9 Dự báo dân số thị trấn Kim Bài đến năm 2015
Năm Tỷ lệ gia tăng dân số (%)(*) Dân số dự báo (người)
2010 1,15 62952011 1,07 6362 2011 1,07 6362 2012 1.20 6438 2013 1,18 6514 2014 1,13 6588 2015 1,11 6661
(Nguồn: (*) Báo cáo tổng hợp cơ cấu dân cư UBND thị trấn Kim Bài giai đoạn 2005-2015)
Dựa vào dân số dự báo và tình hình tăng trưởng kinh tế của thị trấn, ta có thể ước tính giả sử trung bình mỗi năm lượng rác thải phát sinh sẽ tăng 0,05 kg/người/ngày. Ta có dự báo lượng rác thỉa phát sinh đến năm 2015 ở bảng dưới đây:
Bảng 4.10 Dự báo lượng rác thải phát sinh của thị trấn Kim Bài đến năm 2015
Năm Dân số dự báo (người)
Lượng rác phát sinh theo đầu người (kg/ngày)
Khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày) 2009 6223 0,63 3,92 2010 6295 0,68 4,28 2011 6362 0,73 4,65 2012 6438 0,78 5,02 2013 6514 0,83 5,41 2014 6588 0,88 5,8 2015 6661 0,93 6,2
Với sự gia tăng về lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày ở năm 2009 là 3,92 tấn/ngày và đến năm 2015 là 6,2 tấn/ngày. Cùng với sự phát triển ngày
càng tăng của kinh tế, mức sống tăng cao và sự đa dạng về các ngành nghề dịch vụ… thì thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt cũng sẽ thay đổi đa dạng phong phú hơn nhiều. Như vậy chắc chắn sẽ gây áp lực về diện tích bãi đổ thải, áp lực đến cảnh quan và môi trường. Vì vậy thị trấn cần có những biện pháp về quản lý và xử lý thích hợp để có thể kiểm soát được lượng rác thải phát sinh hàng ngày và giữ gìn được môi trường sống trong lành.