Tiêu chuẩn văn hoá của tiến bộ xã hộ

Một phần của tài liệu Văn hoá với tính cách là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội (Trang 30)

Chúng tôi quan niệm rằng: tiêu chuẩn văn hóa là một trong những tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội và luôn đƣợc đặt trong mối quan hệ biện chứng với những tiêu chuẩn khác của tiến bộ xã hội nhƣ tiêu chuẩn kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, y tế, các chỉ số phát triển cụ thể nhƣ GDP, HDI… Tiêu chuẩn văn hóa cũng không tồn tại tách biệt mà thâm nhập vào mọi mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội, và đƣợc dùng nhƣ một căn cứ đánh giá, làm chuẩn để xác định những giá trị đích thực của tiến bộ xã hội trong hiện thực. Bởi sự phát triển và tiến bộ xã hội luôn nằm trong tính quy định của văn hóa. Sự tồn tại của văn hóa với tính cách là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội là sự tồn tại khách quan và tất yếu cho dù trong chừng mực nhất định, nó vẫn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan của con ngƣời.

Vấn đề đặt ra hiện nay là trong các tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội thì đâu là tiêu chuẩn quan trọng và đặc biệt nhất trong hệ thống tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Theo chúng tôi, một xã hội tiến bộ không nhất thiết có nghĩa là tất cả các mặt đều phải phát triển và tiến bộ nhƣ nhau, nhƣng tất yếu, văn hóa phải là yếu tố quan trọng vì tiến bộ xã hội thì nhất thiết phải cần đến văn hóa với tính cách là cái quy định để đánh giá các quá trình xã hội.

Nhìn chung, xét một cách tổng thể, tiến bộ xã hội là trạng thái phát triển của xã hội, trong đó, các yếu tố của đời sống xã hội cũng biểu hiện nhƣ là những mặt phát triển của xã hội. Đời sống xã hội đƣợc thể hiện trên hai mặt cơ bản là đời sống vật chất và tinh thần (nằm trong văn hóa), do đó cần phải có tiêu chuẩn văn hóa để đánh giá mức độ phát triển, tiến bộ của đời sống xã hội. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi đƣa ra một số điểm khác biệt của

tiêu chuẩn văn hóa với các tiêu chuẩn khác. Tính chất đặc biệt của văn hóa có thể đƣợc xem xét trên một số phƣơng diện sau đây:

Thứ nhất, văn hóa là nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, là yếu tố hình thành tâm lý, tính cách, tình cảm của mỗi dân tộc, con ngƣời cụ thể. Điều đó đƣợc thể hiện trong môi trƣờng xã hội, khi con ngƣời tồn tại trong đó thì tất yếu phải sống trong quỹ đạo văn hóa của dân tộc, đất nƣớc mình. Vì con ngƣời khác con vật ở chỗ con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng xã hội có văn hoá, đƣợc sự giáo dục, nuôi dƣỡng và phát triển nhân cách trong môi trƣờng xã hội của mình. Chính vì thế nếu không thông qua các yếu tố giáo dục, sinh hoạt văn hóa thì con ngƣời không thể là một sản phẩm xã hội hoàn thiện. Do vậy, văn hóa là môi trƣờng thứ hai, mang nhiều chức năng xã hội khác nhau.

Thứ hai, văn hóa là tổng hoà các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần phục vụ những nhu cầu của con ngƣời, đặc biệt văn hóa tinh thần là phƣơng tiện hữu ích giúp con ngƣời thƣ giãn sau những giờ lao động mệt mỏi, giúp con ngƣời lấy lại sự hƣng phấn cho quá trình lao động đồng thời lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Đây là điểm khác biệt hầu nhƣ không có ở các lĩnh vực khác.

Chính vì vậy, văn hóa là tổng thể của nhiều loại hoạt động. Sự phân chia văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ mang tính tƣơng đối vì trong văn hóa vật chất lại bao hàm cả yếu tố tinh thần và ngƣợc lại. Văn hóa có quy luật hoạt động riêng của mình và đó là hoạt động nhằm sản xuất, sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần.

Thứ ba, văn hóa luôn luôn phát triển theo xu hƣớng nhân văn, nhân đạo. Bởi những yếu tố khác có thể chà đạp con ngƣời và làm con ngƣời mất đi nhân tính, nhƣng văn hóa luôn hƣớng đến những giá trị đích thực cho con ngƣời.

Thứ tư, văn hóa có nền tảng và kết cấu vững chắc; có tính ổn định và lƣu giữ những giá trị lâu dài hơn so với các yếu tố khác và ảnh hƣởng sâu rộng tới mọi phƣơng thức sinh hoạt của đời sống xã hội không chỉ bằng những giá trị đã ổn định mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Chính vì vậy, ngày nay, hoạt động giao lƣu văn hoá giữa các quốc gia nhằm quảng bá hình ảnh, những giá trị văn hoá của từng dân tộc càng khẳng định hơn nữa việc tôn vinh hình ảnh, giá trị văn hóa truyền thống.

Thứ năm, văn hoá là sợi dây kết nối trong ứng xử, giao tiếp xã hội. Trong văn hoá có sự linh hoạt mềm dẻo, do đó, trong xã hội, việc đối nhân xử thế cần phải có những nguyên tắc ứng xử. Chính vì vậy xã hội mới đặt ra các nguyên tắc ứng xử phải có tính chất văn hóa, thí dụ: văn hóa trong kinh doanh; văn hóa trong tranh luận khoa học…

Những đặc trƣng của tiêu chuẩn văn hóa cho thấy rằng văn hóa tồn tại với tính cách là một thực thể có tính bao trùm, tất yếu của xã hội và có sức mạnh điều chỉnh (trong chừng mực nhất định) sự vận động của xã hội. Văn hóa thực hiện nhiệm vụ mà tên gọi của nó đã gắn chặt với bản chất của nó - đó là tạo ra các giá trị hữu ích, trƣớc hết là phục vụ những nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời, cũng nhƣ cho sự phát triển xã hội. Từ những giá trị mà văn hóa tạo ra phục vụ con ngƣời cũng nhƣ tạo động lực cho sự phát triển xã hội đã thể hiện văn hoá tồn tại với tính cách là thƣớc đo tiến bộ xã hội (thông qua sự phát triển trong từng lĩnh vực).

Mỗi giá trị văn hóa tạo ra luôn đƣợc đánh giá về sự tác động của nó vào đời sống xã hội nhƣ thế nào? Có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần; giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ, v.v.. Sở dĩ văn hoá được coi là tiêu chuẩn, thước đo quan trọng của tiến bộ xã hội cũng bởi lẽ sự xuất hiện của các giá trị văn hóa đều phải được sự chấp nhận của một thời đại lịch sử nhất định. Có thể có những giá trị văn hóa là tiêu chuẩn, thƣớc đo

đánh giá tiến bộ xã hội của giai đoạn này lại không thể tồn tại trong giai đoạn khác và ngƣợc lại. Điều đó có nghĩa là trong sự tồn tại của mình, tiêu chuẩn văn hóa có những nét đặc thù, và điều kiện khác biệt hơn so với các tiêu chuẩn tiến bộ xã hội khác.

Trong mối liên hệ với quá trình phát triển xã hội, văn hoá có tính chất bao trùm đời sống xã hội, vì nó xâm nhập và đƣợc kết tinh cả trong thế giới vật chất lẫn thế giới tinh thần, cả trong sản xuất lẫn cuộc sống thƣờng ngày của mỗi con ngƣời, mỗi cộng đồng và xã hội. Có thể nói, tiêu chuẩn văn hoá của tiến bộ xã hội là một tiêu chuẩn đặc thù vì văn hoá là một lĩnh vực mang tính nhân văn của con ngƣời, và vì "văn hóa là một đối tƣợng khảo cứu mà khách thể mang nó thuộc loại quá rộng cho nên trong quan hệ với tiến bộ xã hội, văn hóa có thể đƣợc coi nhƣ là cái có tính quy định đối với tiến bộ xã hội, đồng thời cũng có thể đƣợc coi nhƣ là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội" [72, 43]. Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng văn hóa với tính cách là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội đƣợc thể hiện trên ba phƣơng diện: thứ nhất là phương diện văn hóa vật chất; thứ hai là phương diện văn hóa tinh thần và thứ ba là phương diện phát triển con người.

Thứ nhất, trên phương diện văn hóa vật chất, văn hóa biểu hiện ở khía cạnh phát triển sản xuất, nghĩa là tạo ra công cụ lao động, tác động vào tự nhiên để sản xuất, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con ngƣời. Nói cách khác, văn hoá đáp ứng đƣợc những nhu cầu và đòi hỏi của sự sinh tồn, đồng thời là thƣớc đo đánh giá thành quả của sự phát triển kinh tế. Điều đó cho thấy rằng, văn hoá vật chất là thƣớc đo những thành tựu đạt đƣợc của con ngƣời trong một thời đại lịch sử cụ thể đánh giá các hoạt động kinh tế, sản xuất vật chất trong xã hội đó đạt đến mức độ nào đó và có tiến bộ hay không.

Nhƣ chúng ta đã biết, ngay từ thời nguyên thuỷ, con ngƣời đã biết cách tạo ra cho mình một đời sống văn hoá tinh thần thúc đẩy sản xuất. Khi đó,

ngoài việc ghi lại những cảnh sinh hoạt, nhảy múa, họ còn khắc, vẽ những vật phẩm mà họ chiếm đoạt đƣợc, hay là vẽ hình những con thú mà họ săn bắt đƣợc, có những bức họa còn lột tả cảnh giao tranh và săn bắt của những ngƣời thợ săn. Những bức họa hoặc tranh khắc này là những bằng chứng cụ thể về thành quả lao động của con ngƣời. Đó cũng thể hiện sự tiến bộ của con người về kỹ năng săn bắn trong môi trường sống của họ, là thước đo đánh giá thành quả lao động...

Có thể nói, văn hóa là sản phẩm của quá trình lao động, thúc đẩy và đƣa các mối quan hệ xã hội, những hành vi của con ngƣời hƣớng đến điều tốt đẹp. Những giá trị của văn hóa thể hiện trình độ phát triển con ngƣời của các quan hệ xã hội. Trong đời sống thực tiễn, lao động là công việc không thể tách rời con ngƣời và con ngƣời muốn tồn tại đƣợc thì phải có lao động. Trong quá trình lao động, con ngƣời tác động tới đối tƣợng nhằm đạt đƣợc những kết quả nhất định đã dự kiến trƣớc, đồng thời con ngƣời tạo ra đƣợc hàng loạt giá trị, đó cũng là văn hoá. Sự phát triển của xã hội cần phải có sự tác động lẫn nhau giữa mọi ngƣời, đó là sự hoàn thiện các mối quan hệ xã hội thông qua lao động. Hoạt động sống này chính là cái làm nên sự khác biệt của xã hội loài ngƣời với loài vật.

Không phải ngẫu nhiên mà các vật phẩm đƣợc sáng tạo ra đều sẵn có trong mình những giá trị văn hoá. Từ những công cụ lao động hoặc những bộ quần áo và những kiểu xây dựng nơi ở thô sơ - công cụ lao động đơn giản, những bộ quần áo chỉ đủ che thân và giúp làm ấm, hay nơi ở chỉ cốt để tránh mƣa gió, thú dữ... con ngƣời ngày càng hoàn thiện hơn những vật phẩm đó của mình. Trong quá trình phát triển lịch sử loài ngƣời, những sản phẩm vật chất không ngừng biến đổi cả về chức năng, giá trị sử dụng, vì vậy, sản phẩm vật chất từ thô sơ đã trở nên tinh tuý và hoàn thiện hơn. Các toà nhà, cung điện, các bức tƣợng lớn... đều là những giá trị văn hóa lịch sử, một số đã trở

thành biểu tƣợng văn hóa đặc sắc của quốc gia. Có thể kể ra một số thí dụ nhƣ: Kim tự tháp Ai Cập, tƣợng Nhân sƣ (đầu ngƣời, mình sƣ tử), đền Pactênôn (Ai Cập); Vạn lý trƣờng thành, Tử cấm thành (Trung Quốc); tháp Eiffel (Pháp), tƣợng Nữ thần Tự do (Mỹ); ở Việt Nam có Hoàng thành Thăng Long, cung điện cố đô Huế...

Bất kỳ sản phẩm nào đƣợc tạo ra trong hiện thực đều là sự kết tinh giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trong một sản phẩm cụ thể. Trong sản phẩm này rất khó có thể tách biệt một cách rõ ràng đâu là giá trị vật chất, đâu là giá trị văn hóa. Bởi, vốn lẽ văn hoá là một yếu tố thuộc về đời sống tinh thần, thuộc về ý thức xã hội, song cũng có thể thấy đƣợc những giá trị vật chất là hiện thân những gì tinh tuý của văn hóa trong đời sống xã hội, phục vụ đắc lực cho sự phát triển xã hội. Bản thân con ngƣời trong sự phát triển sơ khai của mình bƣớc đầu cũng đã tạo ra những sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa sâu sắc. Từ trạng thái ăn lông ở lỗ hoang dại, con ngƣời dần dần chú ý hơn đến việc ăn, ở và hoạt động lao động sản xuất vật chất của mình, do đó, ngƣời ta buộc phải nghĩ ra những vật dụng nhằm phục vụ cho những nhu cầu của mình trong hoạt động thực tiễn.

Từ vật phẩm đầu tiên đƣợc tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con ngƣời đã “nâng cấp” nó lên thành một giá trị văn hóa vật chất vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thoả mãn tinh thần và thể hiện sự sáng tạo phong phú. Sự sáng tạo và phát triển những sản phẩm vật chất ấy có thể dùng làm thƣớc đo đánh giá sự phát triển và tiến bộ về mặt vật chất cũng nhƣ tinh thần của con ngƣời trong tiến trình lịch sử. Chính vì vậy, hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành khảo cổ học, ngƣời ta đã khai quật đƣợc nhiều sản phẩm văn hóa vật chất của các thời đại trƣớc. So sánh các yếu tố kinh tế - xã hội của thời đại đó, ngƣời ta rút ra rằng trong những thời kỳ lịch sử nhất định, sản phẩm văn hoá vật chất có thể lấy làm thƣớc đo đánh giá mức độ tiến

bộ và phát triển của thời đại đó. Thực tiễn đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng.

Hoạt động lao động sản xuất vật chất là cơ sở của toàn bộ đời sống xã hội, là nguồn gốc của mọi của cải, và dĩ nhiên, để lao động một cách hiệu quả thì con ngƣời cần phải có những phƣơng thức cũng nhƣ những công cụ lao động tƣơng ứng cho từng loại công việc. Ăngghen cho rằng “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài ngƣời, và nhƣ thế đến một mức mà trên ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con ngƣời” [56, 641], cùng với lao động và đồng thời với lao động chính là việc sáng tạo ra công cụ lao động. Nghĩa là khi con ngƣời bắt đầu quá trình lao động của mình, họ đã bắt đầu biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, nhằm sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì sự tồn tại của mình. Chính ở đây con ngƣời khẳng định sự chi phối, và tính quyết định của mình đối với công cụ lao động, biến công cụ lao động thành một phƣơng tiện có tác dụng nối dài bàn tay, phục vụ công cuộc chinh phục thiên nhiên của mình.

Từ khi công cụ lao động đầu tiên đƣợc con ngƣời sử dụng trong đời sống cộng đồng của mình nhƣ hòn đá, cành cây... cho đến nay công cụ lao động đã có những bƣớc tiến khổng lồ giúp con ngƣời ngày càng đi sâu khám phá tự nhiên, đồng thời vƣơn lên trình độ văn minh nhƣ hiện nay. Có thể nói, công cụ lao động của con ngƣời phát triển đến đâu thì tƣ duy của con ngƣời cũng phát triển theo đến đấy. Với công cụ lao động có hiệu quả tác động vào tự nhiên để sản xuất những vật phẩm phục vụ đời sống của mình, con ngƣời đã tạo nên những biến đổi, những bƣớc tiến hoá mang tính chất xã hội bên cạnh những tiến hoá về mặt tự nhiên của bản thân mỗi ngƣời cũng nhƣ toàn bộ loài ngƣời. Những công cụ lao động là thước đo đánh giá sự hoàn thiện của con người cũng như tiến bộ của xã hội loài người, trình độ công cụ lao động phản

ánh sự phát triển của thời đại, là thước đo đánh giá sự phát triển của xã hội cũng như của tư duy con người. Đề cập đến vấn đề này, C. Mác khẳng định: “Do thay đổi phƣơng thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài ngƣời thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đƣa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay bằng hơi nƣớc đƣa lại xã hội có nhà tƣ bản

Một phần của tài liệu Văn hoá với tính cách là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội (Trang 30)