Quan niệm về bản năng tính dục

Một phần của tài liệu Quan niệm về con người trong phân tâm học của Sigmund Freud (Trang 44)

Sau khi phát hiện ra cái vô thức trong những điều kiện nào đó trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát bệnh ở bệnh nhân tâm thần, Freud không dừng lại ở đó mà còn đi đến kết luận là nội dung của cái vô thức gắn liền với vấn đề tính dục1

một cách trực tiếp hay thông qua nhiều khâu trung gian. Đây là một kết luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời khoa học của Freud nhưng vào thời kỳ đó, kết luận này đã gặp phải sự phản bác dữ dội bởi xét theo quan niệm của Freud, mọi quá trình tâm lý là những biểu hiện của năng lượng tính dục mà ông gọi bằng thuật ngữ “libido”. Vào thời kỳ của Freud, quan niệm này khó có thể được chấp nhận.

Vậy, tính dục là gì? Một câu hỏi tưởng đơn giản song cho đến nay chưa có lời giải đáp trọn vẹn và thống nhất. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và lời giải thích khác nhau nhưng vẫn còn khá nhiều tranh cãi và không ít hiểu nhầm. Nội dung của khái niệm tính dục khá rộng. Có lẽ vì thế mà nhân loại cũng như Phân tâm học chứa tìm ra được một định nghĩa nào thật sự cô đọng mà vẫn nói lên được tất cả những nội dung cần có của một khái niệm khoa học. Cũng có thể đời sống tính dục chứa đựng nhiều điều bí ẩn có tính đặc trưng sâu sắc mà loài người và khoa học chưa phát hiện ra được nên cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được một định nghĩa hoàn chỉnh.

1

Ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “tính dục” thay vì “tình dục” như trong một số công trình nghiên cứu khác để tránh hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp thông thường.

Thông thường, người ta quan niệm tính dục hay tình dục chỉ đơn giản là sự làm tình (giao hợp) của những người khác giới. Và đó là điều tế nhị, khó nói hoặc có thái độ trái ngược nhau: một bên cho là cái gì đó rất thiêng liêng, còn bên kia cho là cái gì đó rất xấu xa, tục tĩu. Cũng chính vì vậy, khi chủ nghĩa Freud bàn đến tính dục, xem đời sống tính dục có vai trò quan trọng đối với con người thì đã bị không ít người phê phán, phản bác.

Với tư cách khoa học, trên tinh thần nghiên cứu chữa trị bệnh tâm thần, chủ nghĩa Freud không e ngại thành kiến sai lệch của xã hội mà công khai bày tỏ mục đích khoa học của mình. Ông đã viết: “Vì đây là lần đầu tiên chúng ta nói đến nội dung của đời sống tính dục, tôi phải nói cho bạn rõ tôi muốn nói vấn đề đó theo cách nào. Môn phân tâm học không có lý do gì để nói một cách úp mở hay chỉ nói đến ám chỉ, môn này không xấu hổ. Khi xét vấn đề quan trọng đó, thấy rằng việc gọi sự việc bằng chính cái tên của chúng là một việc làm đúng và chính đáng, và đó là phương sách hay nhất để tránh những ý tưởng xấu xa” [trích theo 49; 158]. Khái niệm tính dục, theo Freud “chẳng là một cái gì tục tĩu mà mọi người không muốn nhắc đến” [14; 335].

Xuất phát từ nhu cầu điều trị bệnh, tính dục được Freud nghiên cứu kỹ và đó là một nội dung quan trọng trong Phân tâm học. Theo quan niệm của ông, tính dục không phụ thuộc vào những phương thức hoạt động cụ thể như người đời thường hiểu. Mà tính dục là một nhu cầu mang tính bẩm sinh, tự nhiên, có tính di truyền từ đời này sang đời khác nhằm đạt được những cảm giác dễ chịu, sung sướng, những khoái cảm cho tất cả mọi người không trừ một ai. Nhu cầu này tương đương với nhu cầu đói thì phải ăn, khát cần phải uống, mệt thì phải nghỉ…Như vậy, với người bình thường thì đó là nhu cầu bình thường và cần thiết trong đời sống mỗi người.

Có nhiều quan niệm tính dục khác nhau nhưng nhìn chung khi nói đến tính dục, người ta đều liệt kê nhiều cách thức thỏa mãn tính dục mà không

thấy được những tính chất chung của những hành vi ấy. Phân tâm học tìm hiểu trạng thái tâm lý của vấn đề tính dục từ đó xem xét những ảnh hưởng của nó về mặt tinh thần đối với con người.

Đặc tính chung nhất, đồng thời cũng là mục đích của mọi hành vi tính dục, là những khoái cảm, phút giây thăng hoa trong sự thỏa mãn. Khoái cảm là những cảm xúc mạnh đạt độ hưng phấn cao trong mọi cảm xúc. Chính vì vậy, vấn đề tính dục theo nghĩa của Phân tâm học là bao gồm mọi tình yêu. Tình yêu hiểu theo nghĩa rộng nhất là lĩnh vực có khả năng mang lại cho con người những phút giây sung sướng nhất và cũng mang lại khổ đau lớn lao nhất. Hiểu theo nghĩa này thì tính dục còn bao gồm cả tình yêu lý tưởng, tình yêu cuộc sống với một sự đam mê hoạt động nhằm đạt đến những thành tích nổi trội trong từng lĩnh vực khác nhau như khoa học, sáng tạo nghệ thuật…Và như thế có thể gọi tính dục là một loại tình yêu đặc biệt chứ không phải tình yêu theo cảm xúc thông thường.

Theo Freud thì năng lượng tính dục là nguồn gốc của mọi công trình sáng tạo vĩ đại nhất, đặc biệt là trong khoa học, nghệ thuật. Bởi vì, loại tình yêu đặc biệt có khả năng tạo ra cho con người trạng thái tinh thần, trạng thái tâm lý hưng phấn cao độ tạo động lực cho sự sáng tạo, khiến cho tâm hồn thăng hoa hay làm nên những phút xuất thần trong sáng tạo.

Như vậy, tính dục lành mạnh là có ích. Bên cạnh đó, những hành vi tính dục sa đọa lại khiến cho con người ta sa sút về thể chất lẫn tâm hồn và đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần. Từ những quan niệm đó, Phân tâm học không quan tâm đến phương cách thỏa mãn tính dục mà quan tâm đến trạng thái tinh thần, tâm lý mà phương cách đó mang lại. Sự phân tích các loại tính dục bình thường và tính dục sa đọa của Freud nhằm tìm ra cách giải quyết có lợi cho cá nhân và xã hội.

Phân tâm học đã chia tính dục làm hai loại là tính dục bình thường và tính dục bất bình thường. Tính dục bình thường chỉ là nhu cầu tìm kiếm những cảm giác dễ chịu, sung sướng của những con người lành mạnh bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần, hướng vào việc sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và duy trì cuộc sống của bản thân. Còn tính dục không bình thường là những nhu cầu tính dục không nhằm mục đích trên nhưng thực hiện thông qua những biện pháp và phương pháp khác thường. Những người mắc bệnh thần kinh thường có những ham muốn tính dục không bình thường như đồng tính luyến ái, thích những bộ phận cơ thể không dính dáng gì đến các bộ phận tính dục hay chỉ thích ngắm nghía một bộ phận nào đó của đối tượng tính dục…Từ đó, Phân tâm học khắc phục những hành vi hưởng lạc tính dục bệnh hoạn, bất bình thường và hướng bệnh nhân trở lại với hành vi tính dục bình thường, lành mạnh.

Freud đã chỉ ra hai nguyên nhân dẫn đến loại tính dục không bình thường; đó là nguyên nhân xã hội và nguyên nhân di truyền.

* Nguyên nhân xã hội: Đó là sự ngăn cấm xã hội không cho những hành vi tình dục bình thường được thỏa mãn. Vì không được thỏa mãn nên đương sự tìm đến những hành vi bất bình thường để thay thế nhằm đạt được khoái cảm. Ngoài ra bản thân con người nhu nhược, mềm yếu, sức chịu đựng kém…không đủ khả năng thực hiện hành vi tình dục bình thường nên buộc phải thay thế phương cách không bình thường. Trong nguyên nhân xã hội, điều đáng chú ý nhất cản trở tính dục của con người là một nền giáo dục không thích hợp. Những quan niệm về đạo đức, luân lý không tưởng; những phong tục tập quán hủ lậu hoặc dư luận xã hội và hệ thống luật pháp hà khắc sẽ gây cản trở hành vi tính dục bình thường. Chịu một nền giáo dục vô lý cùng với sức ép về danh dự gia đình hoăc địa vị xã hội, con người phải chịu sự kìm hãm những ham muốn chính đáng. Từ đó, họ phải sống trong tình cảm

ức chế, tâm lý nặng nề kéo dài và những ham muốn này thực sự không mất đi mà dồn vào vùng vô thức ngủ yên chờ thời cơ thuận lợi nó lại bùng phát ra. Sự xuất hiện của nó dưới dạng hoặc là những triệu chứng của bệnh thần kinh nào đó hoặc biểu hiện ở hành vi tính dục bất bình thường.

* Nguyên nhân di truyền: nguyên nhân sâu xa của những hành vi tình dục bất bình thường là mặt bẩm sinh, di truyền của con người như một cơ thể sống, một sinh vật ham muốn. Và vì vậy, tính dục đã thể hiện từ thời thơ ấu. Đó là đời sống tính dục trẻ em. Tính dục trẻ em khác biệt với quan niệm tính dục mà người đời thường hiểu. Như phần trên chúng tôi đã nêu về quan niệm tính dục thì tính dục có nghĩa rộng hơn, nó bao gồm nhiều hoạt động không liên quan đến các cơ quan sinh dục. Freud đã khám phá ra tính dục trẻ em là bản năng bẩm sinh di truyền không ai có thể loại bỏ, là hình thức vô thức nhất của con người.

Đứa trẻ mới chào đời đã bộc lộ bản năng hưởng lạc, mong muốn hưởng thụ tất cả nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình và đẩy lùi cái khó chịu. Ở giai đoạn nguyên thủy đứa trẻ không có khái niệm về giới hạn thể xác hoặc đạo đức mà sau này giáo dục sẽ vạch ra cho nó. Đây là thời kỳ Freud gọi là thời kỳ miệng. Thời kỳ này có thể kéo dài đến 8 tháng tuổi (tuy có những đứa trẻ dứt sữa muộn có thể kéo dài hơn). Niềm khoái lạc mang lại cho trẻ ở thời kỳ này là được bú (có thể bú mẹ hoặc ngón tay, ngón chân, đồ chơi…). Sau thời kỳ này đến thời kỳ hậu môn tức năng lực tính dục của trẻ gắn với việc đi ngoài. Đây là giai đoạn tự thỏa mãn. Như vậy, nhu cầu được khoan khoái hưởng lạc đã xuất hiện mang tính bẩm sinh và ngay từ thơ ấu ai cũng có nhu cầu này. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của con người có một miền khát dục khác nhau. Ở trẻ em thời thơ ấu là vùng miệng, tiếp theo là vùng các cơ quan bài tiết và đến tuổi dậy thì chuyển sang cơ quan tính dục với đúng nghĩa thông thường.

Chi phối bởi bản năng hưởng lạc, nhu cầu yêu thương bởi vì khoái lạc mà trẻ được hưởng trong giai đoạn tự thỏa mãn không chỉ thỏa mãn sinh lý mà còn thỏa mãn cả mặt tâm lý. Vì vậy, càng lớn lên trẻ càng cảm nhận những giới hạn của ngoại cảnh đem lại và khó chấp nhận những can thiệp, cưỡng chế của người lớn. Sự bó buộc về văn hóa bắt đầu xây dựng ở đứa trẻ một lương tâm xã hội. Bản năng hưởng lạc nguyên thủy bị xem nhẹ và tồn tại một cách tiềm tàng. Nhưng nó không mất đi mà bị đẩy vào vô thức trở lại vô hình ở người lớn và từ đó phát sinh mặc cảm Oedipe2

.

Như vậy, vô thức có liên quan chặt chẽ với nội dung tính dục. Hay nói chính xác hơn, tính dục là cái lõi của vô thức. Hai khái niệm vô thức và tính dục có một vị trí vô cùng quan trọng trong chủ nghĩa Freud và cũng chính là điểm xuất phát của Freud khi nghiên cứu về con người.

2.2. Một số lý giải của Freud về con ngƣời

2.2.1.Quan niệm của Freud về cơ cấu nhân cách

Bàn về nhân cách con người đã có rất nhiều quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của mỗi lĩnh vực nghiên cứu. Nhìn chung, có thể chỉ ra hai khuynh hướng sau đây:

Khuynh hướng thứ nhất đề cao bản chất sinh vật ở con người. Những người theo khuynh hướng này cho rằng bản chất nhân cách là nhân tính con người, là động cơ điều hành, là giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người. Hoặc cho rằng bản chất nhân cách được hình thành từ nhu cầu và nhu cầu tạo nên động lực thúc đẩy hành vi con người để hình thành nên nhân cách. Trong các nhu cầu thì nhu cầu sinh lý- nhu cầu bản năng nhằm thỏa mãn đói, khát, sinh dục là động lực mạnh mẽ nhất.

2

Oedipe là tên một trong những anh hùng nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, là người đã giết cha và lấy mẹ. Freud đã mượn truyền thuyết về người anh hùng này để đặt tên có một đặc điểm tâm lý của trẻ em. Đó là mặc cảm Oedipe: đứa trẻ thể hiện sự quý mến người sinh thành ra mình thuộc giới tính khác mình, đồng thời, đố kỵ và căm ghét bậc phụ huynh cùng giới tính với mình.

Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng đề cao bản chất xã hội của con người, cho rằng nhân cách là toàn bộ quan hệ của xã hội với cá nhân và tất cả những đặc tính chung nhất của con người như lý trí, ngôn ngữ, lao động… là những biểu hiện của nhân cách, làm nên bản chất của nhân cách.

Quan niệm về nhân cách của Phân tâm học Freud theo khuynh hướng thứ nhất. Trong lý luận thời kỳ đầu, Freud coi cơ chế phản ứng tâm lý và cơ cấu nhân cách của con người là ý thức và vô thức. Nhưng ông lại cho rằng, một xung động vô thức dù được ý thức cho phép tiến vào lĩnh vực ý thức cũng chưa hẳn đã được ý thức coi trọng và trở thành ý thức. Để vạch rõ hơn nữa bí mật tâm lý nhân cách, năm 1923, Freud công bố tác phẩm quan trọng

“Tự ngã và bản ngã”. Trong sách này, Freud phát triển hai phần kết cấu nhân cách tức bản ngã, tự ngã, bản ngã và siêu ngã, hình thành nên lý luận nhân cách có hệ thống.

Trong nội bộ cơ cấu nhân cách, khi bộ ba bản ngã, tự ngã và siêu ngã điều hòa thống nhất, tâm lý con người có trạng thái cân bằng, nhân cách là bình thường; khi ba cái này mất cân bằng, có trạng thái rối loạn, tâm lý con người không thể tự động tiến hành điều tiết, khống chế, gây cho tinh thần không bình thường, nhân cách cũng không bình thường do nhân cách lấy năng lượng động lực tâm lý làm cơ sở cho nên sinh ra các thời kỳ khác nhau của phát triển nhân cách. Trong các thời kỳ khác nhau này, Freud đặc biệt coi trọng bản năng tính dục của con người, coi nó là động lực chủ yếu phát triển nhân cách. Theo quan niệm của Freud, nhân cách được tạo bởi ba yếu tố: Bản ngã, tự ngã và siêu ngã tương ứng với ba bộ phận: cái ấy (Id), cái tôi (Ego) và cái siêu tôi (supperego).

a. Bản ngã

Freud nói: “Bản ngã là bộ phận bị che khuất, không dễ tiếp cận trong nhân cách chúng ta, chúng ta hiểu nó không nhiều, và đó là cái chúng ta nhận

thức được trong nghiên cứu đối với quy trình xây mộng và sự hình thành trạng thái bệnh tâm thần, chúng phần lớn có đặc tính phủ định, chỉ có thể được miêu tả là không giống với cái tự ngã. Chúng ta dùng ví dụ để xem xét bản ngã, chúng ta xem chúng ta là hỗn loạn, giống như một chiếc nồi lớn chứa đầy các loại thuốc hưng phấn đang sục sôi. Chúng ta giả thiết có một điểm nào đó trong nồi có ánh hưởng tương thông với thân thể, cái bản ngã nơi ấy thu hút các nhu cầu của bản năng khiến chúng ta nhận được sự thể hiện tinh thần nhưng chúng ta không có cách nào thể hiện điều đó ở tầng đáy nào. Bản ngã sung mãn năng lượng do bản năng cung cấp, nhưng không có tổ chức, cũng không có ý chí chung, nó chỉ tuân theo nguyên tắc khoái lạc, cố thực hiện thỏa mãn nhu cầu của bản năng” [trích theo 49; 215]. Do đó, có thể thấy bản ngã là một thế giới hỗn độn, nó dung nạp nhiều dục vọng lộn xộn, rất

Một phần của tài liệu Quan niệm về con người trong phân tâm học của Sigmund Freud (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)