8. Bố cục khoá luận
1.7.3. Kết quả hoạt động kiểm tra đánh giá trong thực tiễn
Việc KTĐG ở trường phổ thông đã có nhiều đổi mới. Các CHTNKQ đã được đưa vào các bài kiểm tra 15 phút và sử dụng kết hợp với TNTL trong các đề kiểm tra 45 phút và học kì. Tuy nhiên việc sử dụng các hình thức KTĐG và quy trình soạn thảo các đề kiểm tra còn nhiều hạn chế:
Phần lớn các GV cho rằng việc sử dụng các bài kiểm tra chỉ với mục tiêu đánh giá kết quả học tập, xếp loại học lực của HS. Ngoài ra còn để tìm ra chỗ mạnh, yếu của HS để điều chỉnh giảng dạy cho phù hợp.
Khi soạn thảo CHTNKQ, các GV thường không quan tâm tới việc bảng ma trận 2 chiều.
27
Phần lớn các GV cho rằng nên kết hợp cả hai hình thức TNKQ và TNTL, mỗi bài kiểm tra làm trong một nửa thời gian, sau khi thu xong phần TNKQ mới cho HS làm phần tự luận.
Nhìn chung các đề kiểm tra đều vừa sức đối với HS, HS trung bình cũng đủ thời gian làm bài và có thể đạt được điểm trung bình, các HS khá cũng không thừa thời gian. Tuy nhiên cũng có những đề còn quá dài, hầu hết HS không hoàn thành bài làm trong thời gian quy định.
Như vậy theo kết quả điều tra được, nhìn chung các GV chưa hiểu biết đầy đủ các chức năng sư phạm của KTĐG trong dạy học, chưa chú trọng tới tiến trình soạn thảo đề TNKQ.
Thực tế ở cá trường THPT, với việc kết hợp TNKQNLC với TNTL trong các bài kiểm tra không chỉ đối với các HS khối 12 mà còn cả khối 10 và khối 11, đã giúp các em làm quen với hình thức thi trắc nghiệm để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và thi Đại học, Cao đẳng.