Điều khiển nâng:

Một phần của tài liệu Trang bị điện các máy nông nghiệp (Trang 26 - 27)

Để chuẩn bị cho cơ cấu nâng hạ làm việc, tr−ớc tiên ta đóng cầu dao 1CD và 2CD, chuyển tay gạt về vị trí dừng (vị trí số 0) K1 kín, rơle điện áp RA đ−ợc cấp điện, nó đóng tiếp điểm RA để tự duy trì đồng thời chuẩn bị cấp điện cho các công tắc tơ.

Để điều khiển làm việc theo chiều nâng ta chuyển tay gạt điều khiển sang các vị trí từ số 1 đến số 6 bên phải.

K5 kín → KL có điện

K6 kín → KPH có điện → mở phanh K7 kín → 1KH có điện

Đặc tính cơ là đ−ờng số 2, lúc này nếu trên móc ch−a có hàng (MC = MC3) động cơ thực hiện quay theo chiều nâng với tốc độ thấp → điểm làm việc là điểm K.

Tr−ờng hợp tải trọng lớn (MC = MC1) lúc này động cơ thực hiện quay với tốc độ thấp để căng cáp, khi cáp căng thì động cơ ngừng quay.

* Vị trí 2: So với vị trí số 1 có thêm K8 kín → 2KH có điện, động cơ chuyển sang làm việc trên đặc tính số 3 thực hiện nâng hàng ở tốc độ thấp M = Mc1 điểm làm việc ở E

* Vị trí 3: So với vị trí số 2 có thêm K9 kín → 1KT có điện, động cơ làm việc trên đặc tính số 4 với tốc độ nâng cao hơn, điểm làm việc là điểm D.

T−ơng tự nh− vậy ở các vị trí tiếp theo.

(*) Chú ý: Trong thực tế sau khi căng cáp ng−ời vận hành có thể chuyển nhanh tay gạt sang vị trí số 6 để thực hiện nâng tải với tốc độ cao nhất, lúc này quá trình tăng tốc của động cơ t−ơng tự nh− quá trình khởi động qua nhiều cấp điện trở phụ khống chế theo nguyên tắc thời gian nhờ thời gian tác dộng riêng của các công tắc tơ.

Khi động cơ đang làm việc theo chiều nâng, ta chuyển tay gạt điều khiển về vị trí dừng, tất cả các công tắc tơ mất điện, động cơ mất điện, cơ cấu phanh giữ chặt động cơ làm động cơ dừng nhanh.

Một phần của tài liệu Trang bị điện các máy nông nghiệp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)