Mô hình NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động dòng chảy lũ lưu vực sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 26)

Mô hình NAM [15] hỗ trợ cả hiệu chỉnh tự động và hiệu chỉnh thông thƣờng. Cùng với 24 thông số có thể đƣợc hiệu chỉnh, và đƣợc phân loại theo đới riêng.

NAM là mô hình mƣa – dòng chảy thuộc nhóm phần mềm của Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI), là một phần của mô hình MIKE 11. Nó đƣợc xem nhƣ là mô hình dòng chảy tất định, tập trung và cho ƣớc lƣợng mƣa – dòng chảy dựa theo cấu trúc bán kinh nghiệm. Mô hình NAM có thể sử dụng để mô phỏng mƣa trong nhiều năm, hoặc cũng có thể thay đổi bƣớc thời gian để mô phỏng trận mƣa và các cơn bão nhất định. Để đánh giá sự thay đổi của các thuộc tính thủy văn của lƣu vực, lƣu vực chia thành nhiều lƣu vực con khép kín. Quá trình diễn toán thực hiện bởi môđun diễn toán thủy động lực trong kênh của MIKE 11. Phƣơng pháp này cho

phép các tham số khác nhau của NAM ứng dụng trong mỗi một lƣu vực con, do đó nó đƣợc xem là mô hình phân bố.

 Giáng thủy - Số liệu đầu vào. Trong đó môđun tuyết đƣợc tính toán thông qua chỉ số nhiệt độ.

 Bốc thoát hơi, bao gồm cả phần bị giữ lại bởi thực vật – Số liệu đầu vào.

 Dòng chảy mặt – biến đổi tuyến tính theo lƣợng ẩm tƣơng đối của đất, và tính theo hệ số dòng chảy mặt.

 Dòng chảy sát mặt trong đới không bão hòa – đƣợc tính toán theo lƣợng trữ ẩm và lƣợng ẩm tƣơng đối, hệ số dòng chảy sát mặt và ngƣỡng sinh dòng chảy sát mặt. Có thể sử dụng chức năng tự hiệu chỉnh thông qua AUTOCAL bằng cách cung cấp số liệu lƣu lƣợng theo bƣớc thời gian tính toán vào mô hình.

Trên cơ sở tổng quan này, với tài liệu khí tƣợng thủy văn và địa hình hiện có, lựa chọn mô hình NAM làm công cụ khảo sát sự biến động tài nguyên nƣớc theo các kịch bản biến đổi khí hậu A1B và A2 đến năm 2020 và 2050.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động dòng chảy lũ lưu vực sông Nhuệ - Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 26)