Hình chạm trên ngai gỗ chùa Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây)

Một phần của tài liệu tìm hiểu những công trình nghệ thuật tiêu biểu của thời trần (Trang 26)

Mảnh gỗ lưng ngai ở chùa Thầy được chạm một đê tài rất đặc biệt. ở đây là sự kết hợp nhiều hình tượng. Hình chạm nằm trong bố cục gần lá đề hay vòng sáng. Dưới cùng chạm sóng nước nhiều lớp ẩn hiện nhấp nhô sống động. Nhô lên từ mặt nước là hai đầu rồng với bờm mềm mại bốc lên cao. Đó chính là hai chiếc rìu thố, đầu rìu hình rồng. Chính giữa ngay hai sừng bắt chéo nhau ôm trọn những quả tròn xếp thành mô típ hoa văn chặt chẽ. Ngoài cùng là 2 nhánh lá đối xứng ôm trọn lấy lưng ngai. Toàn bộ các hình tượng trên được chạm tren nền những tia sáng đều đặn. Tác phẩm chạm khắc trên lưng ngai chùa Thầy bộc lộ vẻ đẹp cân xứng, hài hoà. Một mặt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình tượng nghệ thuật, giữa sự mềm mại nhẹ nhàng với đường nét khối dứt khoát, khoẻ khoắn đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp độc đáo. Mặt khác sự kết hợp giữa các hình ảnh tượng trưng đó còn biểu hiện một quan niệm, một biểu tượng cho vũ trụ, cho những quả, cây, vật thiêng, những thứ quý báu trong cả trời đất bao la. Những tác phẩm mĩ thuật của thời Trần còn nhiều. Tuy vậy để phù hợp với mục tiêu dào tạo của cấp học, phù hợp với chương trình đào tạo nên trong phậm vi bài Mĩ thuật thời Trần , chúng tôi chỉ giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu. Qua các tác phẩm đó, phần nào cho thấy những đặc điểm

riêng biệt của mĩ thuật thời Trần về các mặt kiến trúc, điêu khắc cũng như hội hoạ. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là thời kì Phật giáo phát triển mạnh ở Đại Việt. Tinh thần từ bi, cứu giúp mọi người của đạo Phật phù hợp với tâm lí, khát vong yêu chuộng hoà bình của người Việt. Vì khi đạo Phật vào Việt Nam, số người theo rất đông. Đạo Phật phát triển mạnh nên nghệ thuật Phật giáo cũng có điều kiện phát triển và trở thành loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho mĩ thuật thời Lý, Trần. Mĩ thuật thời Lý và thời Trần có chung một nội dung. Mĩ thuật thời Trần phát triển trên cơ sở, nền móng đã có từ thời Lý. Tuy vậy do điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau dẫn đến quan niệm thẩm mỹ khác nhau. Nếu mĩ thuật thời Lý đi theo hướng cách điệu cao, đường nét trau chuốt, tỉ mỉ thì mĩ thuật thời Trần lại chuyển sang hướng hiện thực, cách tạo hình đơn giản, khái quát và khoẻ khoắn hơn. Hai tính chất tôn giáo và chính thông kết hợp nhuần nhuyễn trong mĩ thuật thời Lý. Sang thời Trần, mĩ thuật mang tính dân gian rõ nét hơn. Tuy vậy, xét trong tổng thể của các loại hình nghệ thuật thời Lý và thời Trần thì mĩ thuật Phật giáo là tiêu biểu cho hai thời kỳ Lý, Trần. Cùng với sự phát triển đi lên của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ, nền mĩ thuật mang đậm tinh thần dân tộc ngày một rõ nét và tạo đà cho mĩ thuật Việt Nam sau này.

Mỹ thuật thời Trần đã có những thành tựu về mặt kiến trúc , điêu khắc và hội hoạ . Qua mỹ thuật thời Trần đã làm cho con cháu cảm nhận được giá trị và phong cách nghệ thuật của cha ông xưa . Thời kỳ sau tiếp thu kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước và phát triển phù hợp với điều kiện xã hội đương thời.

KẾT LUẬN

Mỹ thuật thời Trần là một giai đoạn nghệ thuật quan trọng trong lịch sử văn hóa của Viet Nam. Dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu, những công trình chùa Bối Khê (Hà Tây), một phần chùa Phổ Minh (Nam Định) với những mảng chạm khắc gỗ trang trí, kiến trúc với bệ đá chạm rồng và garuda và các con vật như cá sấu, rồng thành bậc - khu lăng các vua Trần ở An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh), lăng Trần Thủ Độ ở Tam Đường (Thái Bình) có một số tượng thú, cùng hàng trăm hiện vật, di vật khác với đường nét phóng khoáng, khoẻ khoắn. Bố cục có phần thưa thoáng đơn giản... đã đem lại nhiều nhận thức mới về mỹ thuật thời Trần.

Dưới thời Trần, cương vực đất nước được mở rộng, các di tích phân bố đều khắp trên mọi địa hình, từ vùng núi đến ven biển. Tuy nhiên, các di tích thời Trần hiện nay còn lại không nhiều, phần lớn là những di tích, di vật đơn lẻ và những dấu tích trong lòng đất. Tuy vậy việc phát lộ và nghiên cứu những di tích, di vật này giúp chúng ta nhận thức đầy đủ và hệ thống hơn lịch sử, văn hóa và mỹ thuật của tổ tiên. Để qua đó chúng ta có thể giữ gìn những nét đẹp văn hóa còn sót lại, đồng thời nghiên cứu tìm hiểu về mỹ thuật thời Trần để chúng ta biết quý trọng và tôn vinh vẻ đẹp của thời đại huy hoàng lịch sử mỹ thuật nước nhà.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những công trình nghệ thuật tiêu biểu của thời trần (Trang 26)