- Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu cụ thể và thực trạng huyđộng vốn của chi nhánh
2.3.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp
2.3.2.1. Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng Eximbank – chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.7. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn Eximbank – chi nhánh Ba Đình
Năm Vốn tiền gửi Vốn vay
2010 24,65 2,82
2011 45,031 5,999
2012 62,13 8,87
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các nguồn vốn của Eximbank – chi nhánh Ba Đình (năm 2010 – 2012)
Huy động vốn là một nguồn vốn lớn và chủ yếu để tạo lập vốn, ngân hàng thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn qua tiền gửi.
Trong những năm vừa qua, NHTMCP Eximbank – chi nhánh Ba Đình là một trong những NHTMCP hoạt động khá mạnh trong hoạt động huy động vốn, với lợi thế về uy tín, hình ảnh đã có được, Ngân hàng đã thu hút được khối lượng lớn tiền huy
Sinh viên: Đỗ Văn Cường Lớp: K45H4
động của công chúng. Cuối năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 62126,3tỷ đồng tăng 17095,4 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương với 37,96%
Bảng 2.8. Tỷ trọng vốn huy động vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn Eximbank – chi nhánh Ba Đình
( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Nguồn vốn huy động Tổng nguồn vốn Tỷ trọng VNĐ/ Tổng
nguồn vốn
2010 24,65 27,47 89,73%
2011 45,031 51,03 88,24%
2012 62,13 71 87,51%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011và 2012)
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của NHTMCP Eximbank – chi nhánh Ba Đình để tiến hành hoạt động kinh doanh, nhưng tỷ trọng vốn của vốn huy động trên tổng nguồn vốn đang giảm: Năm 2010 nguồn vốn huy động chiếm 89,73% tổng nguồn vốn. Năm 2011 vốn huy động chiếm 88,24 % giảm 1,49% . Sang năm 2012 tỷ trọng nguôn vốn huy động chiếm 87,51% so với tổng nguồn vốn, giảm 0,73% so với năm 2011. Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn này chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện mở rộng đa dạng hoá các nguồn vốn. Ngoài vốn huy động ngân hàng còn tiếp cận tới các nguồn vốn khác như: Vốn đi vay các NHTM hay Ngân hàng nông nghiệp, làm đại lý thanh toán mua bán nội tê, ngoại tệ.
Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản, tổng Nguồn vốn huy động , tổng dư nợ giai đoạn 2010-2012
Sinh viên: Đỗ Văn Cường Lớp: K45H4
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011và 2012)
Tổng nguồn vốn tăng lên từ năm 2010 đến 2012 biểu hiện bằng đường cong có độ dốc cao chứng tỏ ngân hàng khai thác nguồn vốn khá tốt. Trong đó vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, nhất là khoảng năm 20010 – 2011, Thể hiện trên biểu đồ là đường cong có độ dốc hơn so với thời gian còn lại. Tuy nhiên đến năm 2012 nguồn vốn huy động có tăng nhưng thấp hơn so với tốc độ tăng năm trước, biểu hiện là độ dốc giảm hơn 1 chút,nhưng có thể coi là không đáng kể. Điều đó cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng là rất tốt và hiệu quả trong tình hình hiện nay
2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
a. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Vốn huy động của ngân hàng chủ yếu được hình thành từ 2 thị trường là:
- Thị trường1: các TCKT và dân cư.
- Thị trường 2: Tiền gửi các TCTD.
Bảng 2.9. Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động của Eximbank – chi nhánh Ba Đình ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Mức biến động năm 2011-210 Mức biến động năm 2012-2011 Số tuyệt đối Số tươngđố i Số tuyệtđố i Số tươngđố i Tổng nguồnvốn 24,65 45,03 62,13 20,38 82,7% 17,1 37,96%
Sinh viên: Đỗ Văn Cường Lớp: K45H4
huy động
Thị trường 1 11,29 23,82 34,81 12,53 111% 11 46,15%
Thị trường 2 13,36 21,21 27,31 7,85 58,76% 61,03 28,76%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011và 2012)
Trong cơ cấu vốn huy động theo thị trường thì thị trường 1 là thị trường cung cấp vốn huy động chủ yếu cho ngân hàng, và có cấp độ tăng nhanh.
Thị trường 1 là thị trường cung cấp vốn huy động chủ yếu cho ngân hàng TMCP thể hiện trên bảng năm 2011 có tốc độ tăng cao 111% so với năm 2010, tuy sang năm 2012 có bị sụt giảm hơn so với năm 2011 nhưng mức độ tăng vẫn là con số cao 46,15% Còn tốc độ tăng huy động vốn thị trường 2 tăng 58,76% năm 2011 xuống còn 28,76 % năm 2012. Từ đó cho thấy, khả năng huy động vốn từ 2 thị trường đều giảm cho thấy tình hình huy động vốn hiện nay là rất khó khăn.
b. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn.
Các hình thức huy động vốn đều tuân thủ theo nguyên tắc thời hạn huy động càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại.
Bảng 2.10.Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn của Eximbank – chi nhánh Ba Đình (Đơn vị : tỷ đồng) Năm 2010 2011 2012 Nguồn vốn huy động 24,65 45,03 62,13 Vốn huy động >12th 5,02 9,76 14 Vốn ngắn hạn 19,63 35,27 48,13
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011và 2012)
Năm 2010, tỷ lệ vốn huy động kỳ hạn trên 12 tháng là 5,02 tỷ đồng chiếm 20,5% còn lại là vốn ngắn hạn.
Sinh viên: Đỗ Văn Cường Lớp: K45H4
Năm 2011, tổng vốn huy động là 45,03 tỷ đồng, trong đó vốn có kỳ hạn 12 tháng trở lên là 9,76 tỷ đồng đạt 21,67%.
Năm 2012, tổng vốn huy động là 62,13 tỷ đồng, trong đó vốn có kỳ hạn 12 tháng trở lên là 14 tỷ đồng đạt 22,54%.
Từ đó cho thấy nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn và càng ngày đã có sự suy giảm chút.
Sinh viên: Đỗ Văn Cường Lớp: K45H4
2.3.2.3. Chi phí huy động vốn
Bảng 2.11. Chi phí huy động vốn của Eximbank – chi nhánh Ba Đình
( Đơn vị: tỉ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng lãi phải trả 1018,54 96,4 2267,532 96,78 5882,723 97,01
Chi phí khác 38,06 3,56 75,468 3,22 181,317 2,99
Cổ phần huy động
vốn 1056,6 100 2343 100,00 6064,04 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011và 2012)
Chi phí huy động vốn của Eximbank – chi nhánh Ba Đình tăng nhanh trong các năm 2010 - 2012.Trong đó tổng lãi phải trả chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010, tổng lãi phải trả là 1018,54 tỷ đồng, chiếm 96,44%. Cho đến năm 2012,tổng lãi phải trả là 5882,723 tỷ đồng, chiếm 97,03%. Trong khi đó, các chi phí ngoài lãi chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong chi phí huy động vốn.
Sinh viên: Đỗ Văn Cường Lớp: K45H4
CHƯƠNG III