II. Một số kết luận về mặt phương pháp luận.
2. Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính): Là giai đoạn cao của quá trình
nhận thức dựa trên cơ sở những tài liệu do trực quan sinh động đem lại. Tư duy trừu tượng cũng phản ánh hiện thực, nhưng là sự phản ánh gián tiếp và khái quát, và do vậy "sâu sắc hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn" với các hình thức cơ bản như: khái niệm, phán đoán và suy lý.
+ Khái niệm phản ánh một hoặc một số thuộc tính chung nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng và do đó mà bao quát nhóm sự vật, hiện tượng ấy. Khái niệm đóng vai trò rất quan trọng trong tư duy khoa học. Có thể xem các khái niệm đã hình thành như những nguyên vật liệu để tạo nên ý thức tư tưởng… Mọi khái niệm khoa học đều được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển khoa học và thực tiễn. Trong khi nghiên cứu, vận dụng khái niệm chúng ta phải chú ý đến tính biện chứng của nó, không được coi khái niệm là cái ngưng đọng, cố định cứng nhắc và không biến đổi. Mỗi một khái niệm đều nằm trong mối quan hệ liên hệ nào đó với cái khái niệm khác trong quá trình nhận thức tiếp theo về thế giới, dẫn đến hình thành những khái niệm mới phản ánh sâu sắc hơn bản chất của sự vật.
Khi áp dụng tính mềm dẻo, biện chứng của khái niệm phải tính đến nội dung khách quan của khái niệm, nếu áp dụng một cách chủ quan, tuỳ tiện thì sẽ rời vào nguỵ biện và triệt trung.
+ Phán đoán là sự vận dụng những khái niệm trong ý thức con người để vạch ra những mặt, những mối liên hệ nào đó trong một sự vật hoặc của sự vật này với
hệ nào đó của sự vật được phản ánh. Phản ánh được biểu hiện trong hình thức ngôn ngữ thành mệnh đề.
+ Suy lý: Biểu hiện tính chất gián tiếp sáng tạo của tư duy con người. Từ những khái niệm, phán đoán con người có thể suy luận và tìm ra những chân lý mới.
Nhận thức lý tính bắt nguồn từ nhận thức cảm tính, những phản ánh hiện thực một cách sâu sắc hơn, tức là có thể phản ánh sự vật, hiện tượng trong những mối liên hệ và quan hệ bản chất, mang tính quy luật. Nhưng hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành trong quá trìnhhoạt động thực tiễn của con người, chúng không tách rời nhau, những mối liên hệ biện chứng, tác động và quy luận lẫn nhau.
* Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có những đặc điểm khác nhau: + Nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động các thuộc tính, các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý tính được hình thành từ những tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, nó là sự phản ánh gián tiếp và mang tính trừu tượng, khái quát.
+ Nhận thức được cảm tính là sự phản ánh ban đầu mang tính chất ngẫu nhiên. Nhận thức lý tính có thể giúp nhận thức được cái bản chất tất yếu của sự vật, tính quy luật của sự vật.
+ Mối quan hệ nhận thức cảm tính và lý tính có sự thống nhất biện chứng, chúng có mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại lẫn nhau.
- Không thể tuyệt đối hoá vai trò của bậc này để hy sinh cho bậc khác. Một nhận thức đúng đắn là phải tiến từ cảm tính đến lý tính.
- Từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính thực chất là một bước nhảy vọt. Người ta không phải ngay một lúc đã nhận thức được bản chất của sự vật mà đó là một quá trình tích luỹ lâu dài.