Windows Server 2000

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWSERVER (Trang 25)

Đây là phiên bản thay thế cho Windows NT Server 4.0, nó được thiết kế cho người dùng là những doanh nghiệp lớn, hướng phục vụ cho các “mạng lớn”. Nó thừa hưởng lại tất cả những chức năng của Windows NT Server 4.0 và thêm vào đó là giao diện đồ họa thân thiện với người sử dụng.

Họ hệ điều hành Windows 2000 Server có 3 phiên bản chính là: Windows 2000 Server, Windows 2000 Advanced Server, Windows 2000 Datacenter Server. Với mỗi phiên bản Microsoft bổ sung các tính năng mở rộng cho từng loại dịch vụ. 2.2.2. Các đặc trưng của Windows 2000

Những thay đổi quan trọng nhất so với NT cũ gồm có: - Active Directory

- Hạ tầng kiến trúc nối mạng TCP/IP đã được cải tiến - Những cơ sở hạ tầng bảo mật dễ co giãn hơn

- Việc chia sẻ dùng chung các tập tin trở lên mạnh mẽ hơn so với hệ thống tập tin phân tán (Distributed File System) và dịch vụ sao chép tập tin (File Replication Service)

- Không lệ thuộc cứng nhắc vào các mẫu tự ổ đĩa nữa nhờ các điểm nối (junction point) và các ổ đĩa gắn lên được (mountable drive)

- Việc lưu trữ dữ liệu trực tuyến mềm dẻo, linh động hơn nhờ có tính năng Removable Storage Manager.

2.3. WINDOWS SERVER 2003

2.3.1. Các phiên bản của hệ điều hành Windows Server 2003

Windows Server 2003 có 4 phiên bản được sử dụng rộng rãi nhất là: Windows Server 2003 Standard Edition, Enterprise Edition, Datacenter Edition, Web Edition. Windows Server 2003 Web Edition: tối ưu dành cho các máy chủ web Windows Server 2003 Standard Edition: bản chuẩn dành cho các doanh nghiệp, các tổ chức nhỏ đến vừa.

Windows Server 2003 Enterprise Edition: bản nâng cao dành cho các tổ chức, các doanh nghiệp vừa đến lớn.

Windows Server 2003 Datacenter Edittion: bản dành riêng cho các tổ chức lớn, các tập đoàn ví dụ như IBM, DELL….

2.3.2. Những đặc điểm mới của Windows Server 2003

- Khả năng kết chùm các Server để san sẻ tải (Network Load Balancing Clusters) và cài đặt nóng RAM (hot swap).

- Windows Server 2003 hỗ trợ hệ điều hành WinXP tốt hơn như: hiểu được chính sách nhóm (group policy) được thiết lập trong WinXP, có bộ công cụ quản trị mạng đầy đủ các tính năng chạy trên WinXP.

- Tính năng cơ bản của Mail Server được tính hợp sẵn: đối với các công ty nhỏ không đủ chi phí để mua Exchange để xây dựng Mail Server thì có thể sử dụng dịch vụ POP3 và SMTP đã tích hợp sẵn vào Windows Server 2003 để làm một hệ thống mail đơn giản phục vụ cho công ty.

- Cung cấp miễn phí hệ cơ sở dữ liệu thu gọn MSDE (Mircosoft Database Engine) được cắt xén từ SQL Server 2000.

- NAT Traversal hỗ trợ IPSec đó là một cải tiến mới trên môi trường 2003 này, nó cho phép các máy bên trong mạng nội bộ thực hiện các kết nối peer-to-peer đến các máy bên ngoài Internet, đặc biệt là các thông tin được truyền giữa các máy này có thể được mã hóa hoàn toàn.

- Bổ sung thêm tính năng NetBIOS over TCP/IP cho dịch vụ RRAS (Routing and Remote Access).

- Phiên bản Active Directory 1.1 ra đời cho phép chúng ta ủy quyền giữa các gốc rừng với nhau đồng thời việc backup dữ liệu của Active Directory cũng dễ dàng hơn.

- Hỗ trợ tốt hơn công tác quản trị từ xa do Windows 2003 cải tiến RDP (Remote Desktop Protocol) có thể truyền trên đường truyền 40Kbps

- Hỗ trợ môi trường quản trị Server thông qua dòng lệnh phong phú hơn

- Cho phép tạo nhiều gốc DFS (Distributed File System) trên cùng một Server. 2.3.3. Yêu cầu về phần cứng

Đặc tính Web

Edition

Standard

Edition Enterprise Edition Datacenter Edition Dung lượng

RAM tối thiểu

128 MB 128 MB 128 MB 512 MB Dung lượng RAM gợi ý 256 MB 256 MB 256 MB 1 GB

Dung lượng RAM hỗ trợ tối đa 2 GB 4 GB 32 GB cho dòng máy X86, 64 GB cho dòng máy Itanium 64 GB cho dòng máy x86, 512 GB cho dòng máy Itanium Tốc độ tối thiểu của CPU

133 Mhz 133 Mhz 133 Mhz cho dòng máy x86, 733 Mhz cho dòng máy Itanium 400 Mhz cho dòng máy x86, 733 Mhz cho dòng máy Itanium Tốc độ CPU gợi ý 550 Mhz 550 Mhz 733 Mhz 733 Mhz Hỗ trợ nhiều CPU 2 4 8 8 đến 32 CPU cho dòng máy x86 32 Bit, 64CPU cho dòng máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Itanium Dung lượng đĩa

trống phụ vụ cho quá trình cài đặt 1.5GB 1.5GB 1.5GB cho dòng x86, 2GB cho dòng máy Itanium 1.5GB cho dòng máy x86, 2GB cho dòng máy Itanium Số lượng máy kết nối trong dịch vụ Cluser Không hỗ trợ Không hỗ trợ 8 máy 8 máy

2.3.4. Các hệ điều hành cho phép nâng cấp thành Windows server Enterprise Edition Edition

- Windows NT Server 4.0 với Services Pack 5 hoặc lớn hơn.

- Windows NT Server 4.0, Terminal Server Edition, với Services Pack 5 hoặc lớn hơn.

- Windows NT Server 4.0, Enterprise Edition, với Services Pack 5 hoặc lớn hơn. - Windows 2000 Server

- Windows 2000 Advanced Server - Windows Server 2003 Standard Edition

2.3.5. Bảng so sánh các đặc tính của Windows server 2003 Đặc tính Web Edition Standard Edition Enterprise Edition Datacenter Edition

.NET Framework Yes Yes Yes Yes

Act as a Domain Controller in the Active

Directory No Yes Yes Yes

Microsoft Meta directory Service (MMS)

support No No Yes Yes

Internet Information Service (IIS) 6.0

ASP.NET Yes Yes Yes Yes

ASP.NET Yes Yes Yes Yes

Enterprise UDDI service No Yes Yes Yes

Network load balancing Yes Yes Yes Yes

Server clusters No No Yes Yes

Virtual Private Network(VPN) support 1 kết

nối Yes Yes Yes

Internet Authentication Service (IAS) No Yes Yes Yes

Ipv6 Yes Yes Yes Yes

Distributed File System (DFC) Yes Yes Yes Yes

Encrypting File System (DFC) Yes Yes Yes Yes

Shadow Copy Restore Yes Yes Yes Yes

Removable and Remote Storage No Yes Yes Yes

Fax service No Yes Yes Yes

Service For Macintosh No Yes Yes Yes

Print Service for Unix Yes Yes Yes Yes (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Terminal Services No Yes Yes Yes

Intel Mirror Yes Yes Yes Yes

Remote OS Installation (RIS) Yes Yes Yes Yes

Datacenter Program No No No Yes

2.4. WINDOWS SERVER 2008

2.4.1. Tính năng vượt trội

Microsoft Windows Server 2008 là hệ điều hành máy chủ windows thế hệ tiếp theo của hãng Microsoft.

- Các tính năng được cải thiện mạnh mẽ so với phiên bản 2003:  An toàn bảo mật.

 Truy cập ứng dụng từ xa.  Quản lý server tập trung.

 Các công cụ giám sát hiệu năng và độ tin cậy.  Failover clustering và hệ thống file.

Hỗ trợ trong việc kiểm soát một cách tối ưu hạ tầng máy chủ, đồng thời tạo nên một môi trường máy chủ an toàn, tin cậy và hiệu quả hơn trước rất nhiều.

2.4.2. Các phiên bản cùa Windows Server 2008 - Windows Server 2008 Standard Edition - Windows Server 2008 Standard Edition

- Windows Server 2008 Enterprise Edition - Windows Server 2008 Datacenter Edition - Windows Web Server 2008

2.4.3. Yêu cầu phần cứng để cài đặt Windows Server 2008

Chương III - Mạng WAN và thiết kế mạng WAN

3.1. Các kiến thức cơ bản về mạngWAN

3.1.1. Khái niện về mạng WAN

3.1.1.1.MạngWAN là gì?

Wide Area Networks - WAN, là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính của hai hay nhiều khu vực khác nhau, ở khoảng cách xa về mặt địa lý, như giữa các quận trong một thành phố, hay giữa các thành phố hay các miền trong nước. Đặc tính này chỉ có tính chất ước lệ, nó càng trở nên khó xác định với việc phát triển mạnh của các công nghệ truyền dẫn không phụ thuộc vào khoảng cách. Tuy nhiên việc kết nối với khoảng cách địa lý xa buộc WAN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giải thông và chi phí cho giải thông, chủ quản của mạng, đường đi của thông tin trên mạng.

3.1.1.2. Các lợi ích và chi phí khi kết nối mạngWAN

Xã hội càng phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin càng đòi hỏi việc xử lý thông tin phải được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác. Sự ra đời và phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung đó. Với sự ra đời máy tính, việc xử lý thông tin hơn bao giờ hết đã trở nên đặc biệt nhanh chóng với hiệu suất cao. Đặc biệt hơn nữa, người ta đã nhận thấy việc thiết lập một hệ thống mạng diện rộng - WAN và truy cập từ xa sẽ làm gia tăng gấp bội hiệu quả công việc nhờ việc chia sẻ và trao đổi thông tin được thực hiện một cách dễ dàng, tức thì(thời gian thực). Khi đó khoảng cách về mặt địa lý giữa các vùng được thu ngắn lại. Các giao dịch được diễn ra gần như tức thì, thậm chí ta có thể tiến hành các hội nghị viễn đàm, các ứng dụng đa phương tiện...

Nhờ có hệ thống WAN và các ứng dụng triển khai trên đó, thông tin được chia sẻ và xử lý bởi nhiều máy tính dưới sự giám sát của nhiều người đảm bảo tính chính xác và hiệu quả cao.

tính ưu việt của xử lý thông tin trong công việc thông qua mạng máy tính so với công việc văn phòng dựa trên giấy tờ truyền thống. Do vậy, sớm hay muộn, các tổ chức, cơ quan đều cố gắng trong khả năng có thể, đều cố gắng thiết lập một mạng máy tính, đặc biệt là WAN để thực hiện các công việc khác nhau.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và kỹ thuật máy tính, mạng WAN và truy cập từ xa dần trở thành một môi trường làm việc căn bản, gần như là bắt buộc khi thực hiện yêu cầu về hội nhập quốc tế. Trên WAN người dùng có thể trao đổi, xử lý dữ liệu truyền thống thuần túy song song với thực hiện các kỹ thuật mới, cho phép trao đổi dữ liệu đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, điện thoại, họp hội nghị,... qua đó tăng hiệu suất công việc, và làm giảm chi phí quản lý cũng như chi phí sản xuất khác.

Đặc biệt đối với các giao dịch Khách - Phục vụ(Client - Server), hệ thống kết nối mạng diện rộng từ các LAN của văn phòng trung tâm (NOC) tới LAN của các chi nhánh(POP) sẽ là hệ thống trao đổi thông tin chính của cơ quan hay tổ chức . Nó giúp tăng cường và thay đổi về chất công tác quản lý và trao đổi thông tin, tiến bước vững chắc tới một nền kinh tế điện tử (e-commerce), chính phủ điện tử(e- goverment) trong tương lai không xa.

3.1.1.3. Những điểm cần chú ý khi thiết kế WAN Khi thiết kế WAN chúng ta cần chú ý đến ba yếu tố:

Môi trường: các yếu tố liên quan đến mục tiêu thiết kế như môi trường của WAN, các yêu cầu về năng lực truyền thông của WAN(hiệu năng mạng),khả năng cung cấp động và các ràng buộc về dải thông, thoả mãn các đặc trưng của dữ liệu cần trao đổi trên WAN, đặc biệt các loại dữ liệu cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như dữ liệu đa phương tiện, dữ liệu đòi hỏi đáp ứng thời gian thực như giao dịch về tài chính.

Môi trường của WAN ở đây được thể hiện qua các tham số như số lượng các trạm làm việc, các máy chủ chạy các dịch vụ, và vị trí đặt chúng, các dịch vụ và việc đảm bảo chất lượng các dịch vụ đang chạy trên WAN. Việc chọn số lượng và vị trí đặt các máy chủ, các máy trạm trong WAN liên quan nhiều đến vấn đề tối ưu các luồng dữ liệu truyền trên mạng. Chẳng hạn khu vực nào có nhiều trạm làm

việc, chúng cần thực hiên nhiều giao dịch với một hay nhiều máy chủ nào đó, thì các máy chủ đó cũng cần phải đặt trong khu vực đó, nhằm giảm thiểu dữ liệu truyền trên WAN.

Yêu cầu về hiệu năng cần được quan tâm đặc biệt khi thiết kế các WAN yêu cầu các dịch vụ đòi hỏi thời gian thực như VoIP, hay hội nghị truyền hình, giao dịch tài chính,... Khi đó các giới hạn về tốc độ đường truyền, độ trễ,... cần được xem xét kỹ, nhất là khi dùng công nghệ vệ tinh, vô tuyến,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các đặc trưng của dữ liệu cũng cần được quan tâm để nhằm giảm thiểu chi phí về giải thông khi kết nối WAN. Các đặc trưng dữ liệu đề cập ở đây là dữ liệu client/ server, thông điệp, quản trị mạng, ... giải thông nào đảm bảo chất lượng dịch vụ?

Các yêu cầu kỹ thuật: năm yêu cầu cần xem xét khi thiết kế WAN đó là tính khả mở rộng, tính dễ triển khai, tính dễ phát hiện lỗi, tính dễ quản lý, hỗ trợ đa giao thức.

- Tính khả mở rộng thể hiện ở vấn đề có thể mở rộng, bổ sung thêm dịch vụ, tăng số lượng người dùng, tăng giải thông mà không bị ảnh hưởng gì đến cấu trúc hiện có của WAN, và các dịch vụ đã triển khai trên đó.

- Tính dễ triển khai thể hiện bằng việc thiết kế phân cấp, mô đun hoá, khối hoá ở mức cao. Các khối, các mô đun của WAN độc lập một cách tương đối, quá trình triển khai có thể thực hiện theo từng khối, từng mô đun. - Tính dễ phát hiện lỗi là một yêu cầu rất quan trọng, vì luồng thông tin vận

chuyển trên WAN rất nhậy cảm cho các tổ chức dùng WAN. Vậy việc phát hiện và cô lập lỗi cần phải thực hiện dễ và nhanh đối với quản trị hệ thống. - Tính dễ quản lý đảm bảo cho người quản trị mạng làm chủ được toàn bộ hệ

thống mạng trong phạm vi địa lý rộng hoặc rất rộng.

- Hỗ trợ đa giao thức có thể thực hiện được khả năng tích hợp tất các các dịch vụ thông tin và truyền thông cho một tổ chức trên cùng hạ tầng công nghệ thông tin, nhằm giảm chi phí thiết bị và phí truyền thông, giảm thiểu tài nguyên con người cho việc vận hành hệ thống.

hiện an ninh thế nào? ngay từ bước thiết kế.

3.1.2. Một số công nghệ dùng cho kết nối mạngWAN 3.1.2.1. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network) 3.1.2.1. Mạng chuyển mạch (Circuit Swiching Network)  Giới thiệu

Mạng chuyển mạch thực hiện việc liên kết giữa hai điểm nút qua một đường nối tạm thời hay giành riêng giữa điểm nút này và điêm nút kia. Đường nối này được thiết lập trong mạng thể hiện dưới dạng cuộc gọi thông qua các thiết bị chuyển mạch. Một ví dụ của mạng chuyển mạch là hoạt động của mạng điện thoại, các thuê bao khi biết số của nhau có thể gọi cho nhau và có một đường nối vật lý tạm thời được thiết lập giữa hai thuê bao.

Với mô hình này mọi nút mạng có thể kết nối với bất kỳ một nút khác. Thông qua những đường nối và các thiết bị chuyên dùng người ta có thể tao ra một liên kết tạm thời từ nơi gửi tới nơi nhận, kết nối này duy trì trong suốt phiên làm việc và được giải phóng ngay sau khi phiên làm việc kết thúc. Để thực hiện một phiên làm việc cần có các thủ tục đầy đủ cho việc thiết lập liên kết trong đó có việc thông báo cho mạng biết địa chỉ của nút gửi và nút nhận. Hiện nay có 2 loại mạng chuyển mạch là chuyển mạch tương tự (analog) và chuyển mạch số (digital)

Hình 3-1: Mô hình kết nốiWAN dùng mạng chuyển mạch  Chuyển mạch tương tự (Analog)

Việc chuyển dữ liệu qua mạng chuyển mạch tương tự được thực hiện qua mạng điện thoại. Các trạm trên mạng sử dụng một thiết bị có tên là modem ("MODulator" and "DEModulator"), thiết bị này sẽ chuyển các tín hiệu số từ máy tính sang tín hiệu tương tự có thể truyền dữ liệu đi trên các kênh điện thoại và ngược lại biến tín hiệu dạng tương tự thành tín hiệu số.

Một minh họa kết nối dùng mạng chuyển mạch là kết nối qua mạng điện thoại PSTN, hay còn gọi là kết nối quay số (dial-up).

Hình 3-2: Mô hình kết nối WAN dùng mạng chuyển mạch tương tự

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWSERVER (Trang 25)