ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đảm bảo vật tư cho hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần công nghiệp và tàu thủy Huyền Trang (Trang 34)

Sau hơn 5 năm thành lập, dù mới chỉ là một doanh nghiệp khá mới mẻ, hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng tàu thuyền các loại, nhìn chung Công ty cổ phần công nghiệp và tàu thủy Huyền Trang đã thực hiện tốt công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp.

-Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Phòng Ban trong Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hậu cần vật tư ở doanh nghiệp. Công ty đã có những phương pháp xác định nhu cầu vật tư sát với nhu cầu thực tế sản xuất, đã lập ra được các kế hoạch đảm bảo vật tư phù hợp theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất tàu.

-Nhờ có diện tích mặt bằng, kho bãi rộng rãi nên doanh nghiệp thực hiện tốt được nhiệm vụ dự trữ và bảo quản vật tư, giảm thiểu tối đa lượng vật tư hao hụt, mất mát. Công ty luôn sự trữ một lượng nguyên vật liệu chính cần thiết để đảm bảo sản xuất thường xuyên cho sản xuất, đảm bảo không bị thụ động trước tình huống bất ngờ.

-Với đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc nên thường xuyên tìm được nguồn cung ứng vật tư chất lượng tốt với giá thành hợp lý, từ đó góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

-Doanh nghiệp có đầy đủ các phương tiện vận tải, do vậy trong công tác hậu cần vật tư, doanh nghiệp đã chủ động trong việc vận chuyển vật tư về doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và chủ động về mặt thời gian đảm bảo kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

-Doanh nghiệp luôn coi trọng chữ tín với đối tác cung ứng trong việc thanh toán đúng hạn, được nhà cung ứng đánh giá cao, do vậy luôn đảm bảo được nguồn vật tư có chất lượng tốt, đầy đủ, kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất được tiến hành đều đặn.

-Quy trình công nghệ sản xuất : phù hợp với điều kiện và đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty. Công ty đã xây dựng định mức đối với từng loại vật tư cho từng phân xưởng và từng loại sản phẩm khác nhau. Các phân xưởng sản xuất dùng đến đâu thì xuất vật tư đến đó nên không xảy ra tình trạng thất thoát vật tư. Nếu xảy ra tình trạng thiếu hụt thì công ty và phân xưởng có ban kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử phạt, bồi thường một cách hợp lí.

-Nhà cung ứng nguyên vật liệu : có những nhà cung ứng ổn định, đảm bảo vật tư cung ứng kịp thời, đầy đủ, đồng bộ... giúp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục. Bên cạnh đó, công ty cũng mua vật tư của các công ty khác nữa để tránh bị ép giá, giảm chi phí sản xuất..

2.4.2. Nhược điểm của Công ty

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, hoạt động đảm bảo vật tư của công ty còn không ít những điều còn bất cập :

chính xác, thường xuyên bị thiếu vật tư cho sản xuất nên thường xuyên phải mua vật tư nhiều lần, tăng chi phí chuyên chở, gây áp lực lên nguồn vốn công ty .

- Việc tiếp cận nguồn vốn thực hiện mua sắm vật tư chưa được đảm bảo đều đặn, ảnh hưởng tới việc cung ứng vật tư cho sản xuất, gây gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Khâu cấp phát vật tư : Công ty thực hiện cấp phát vật tư theo hạn

mức mặc dù có ưu điểm là quản lý chặt chẽ, hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu chặt chẽ , bộ phận cấp phát được chủ động , giấy tờ giảm bớt, chi phí vận chuyển cũng được giảm, nhưng khi có nhu cầu nguyên vật liệu phát sinh thì phải có lệnh của cấp trên mới được cấp phát như vậy nó sẽ làm chậm tiến độ sản xuất.

- Hệ thống máy móc thiết bị của công ty chưa được hiện đại, cũ kỹ

dẫn tới tiêu hao nguyên vật liệu, do vậy làm tăng giá thành sản phẩm.

- Cơ sở hạ tầng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của cán bộ

công nhân viên trong công ty. Các phòng làm việc vẫn chưa đầy đủ tiện nghi cho nhân viên công ty yên tâm sản xuất.

2.4.3. Nguyên nhân

Những nguyên nhân đã được xác định để hạn chế những nhược điểm, tìm ra các giải pháp chủ yếu phát huy những ưu điểm thế mạnh của công ty. Những nguyên nhân đó xuất phát từ:

- Kế hoạch đảm bảo vật tư cho sản xuất của người lập vẫn còn có

chỗ thiếu sót, khiến cho hoạt động vận chuyển cấp phá vật tư vẫn còn chậm chạp chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất

- Cơ sở hạ tầng nghèo nàn có nguyên nhân lớn là công ty cổ phần

Công nghiệp và tàu thuỷ Huyền Trang mới thành lập, kinh doanh chưa lâu nên điều này là bất khả kháng.

- Nguồn vốn thực hiện mua sắm vật tư chưa được đảm bảo đều đặn,

việc tiếp cận vốn vay khó khăn do Công ty ít tài sản thế chấp, cầm cố. Vốn cố định thiếu.

- Lương trả cho công nhân viên còn thấp : điều này làm ảnh hưởng

làm việc giảm sút, tiêu hao trong sản xuất nhiều hơn, gây lãng phí vật tư.

- Hệ thống máy móc sản xuất cũng đã dùng lâu năm, hiệu suất

không còn cao, làm tăng mức hao phí vật tư sử dụng, cần đổi mới, để nâng cao năng suất và chất lượng lao động.

- Việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu chưa được tiết kiệm do

trình độ công nhân và ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu còn thấp. Điều này làm tăng chi phí sản xuất và quản lý vật liệu dẫn tới tăng giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm công ty... Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liêu có hiệu quả.

- Hệ thống thông tin còn chậm, chưa hiện đại, làm cản trở hiệu quả

làm việc của nhân viên. Sự nắm bắt nhu cầu thị trường chậm, không tìm được nhiều nguồn hàng tốt hơn, giá rẻ hơn...

Trong thời gian tới, các nhược điểm trên đây sẽ được ban lãnh đạo công ty sớm tìm ra giải pháp để tăng hiệu quả việc đảm bảo vật tư cho sản xuất, nâng

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ TẦU THỦY HUYỀN TRANG

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.1.1. Thuận lợi

- Công ty có vị trí đặt tại trung tâm khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung nhiều sông ngòi cùng với việc các ngành liên quan đến sông nước rất phát triển như buôn bán, vận chuyển… trong đó ngành đóng tàu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đó.

- Công ty có địa chỉ tại thị trấn Nam Giang, Nam Trực, Nam Định. Đây là thị trấn nằm sát sông Đào, có đường giao thông liên tỉnh đi qua cắt đường Vàng là đường giao thông liên xã. Khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi, là điều kiện tiền đề thuận lợi cho sản xuất ngành nghề đóng tàu tại đây.

- Công ty bước sang thực hiện vụ kế hoạch năm 2012 với hi vọng năm 2012 kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng sẽ khởi sắc, thoát khỏi đám mây đen suy thoái kinh tế năm 2011 vừa qua.

- Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo công ty và các phòng ban nghiệp vụ công ty trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cả năm.

- Chất lượng sản phẩm đảm bảo, hoàn thành đúng tiến độ tạo được niềm tin nơi khách hàng vào công ty.

3.1.2. Khó khăn

- Ngành đóng tàu nói chung có đặc điểm phát triển theo chu kỳ: có những giai đoạn đỉnh cao mà nhu cầu đóng mới rất nhiều do phát triển kinh tế, đội tàu cũ đã hết tuổi cần thay thế hoặc do các công ước mới yêu cầu chặt chẽ hơn về tính an toàn, mức độ ô nhiễm môi trường v.v…. Hết giai đoạn đỉnh cao đó là đi vào thời kỳ trầm lắng: số hợp đồng đóng mới giảm mạnh, các nhà máy phải chuyển sang sửa chữa, thu hẹp sản xuất, giãn bớt nhân công thậm chí đóng cửa một số xưởng.

- Năm qua ngành đóng tàu thế giới cũng như Việt Nam vẫn đang trong thời kì phục hồi sau một thời gian dài đóng băng do khủng hoảng kinh tế, lượng cung vượt cầu và theo nhận xét của các chuyên gia thì tình trạng này sẽ còn tiếp diễn ít nhất đến năm 2014. Giá tàu đóng mới giảm, hiện tượng hủy hợp đồng, giãn thời gian giao tàu vẫn là hiện tượng phổ biến. Số lượng đơn đặt hàng đóng mới, nhất là các loại tàu thông dụng như tàu chở hàng rời, tàu chở dầu, tàu chơ container tiếp tục suy giảm. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Huyền Trang

cũng không tránh khỏi sự giảm sút các đơn hàng, đặc biệt từ cuối năm 2010 đến nửa đầu năm 2011 công ty dừng hẳn hoạt động đóng tàu do đầu ra không có và tình trạng nợ xấu , chậm thanh toán của các đơn đặt hàng trước đó. Mặc dù Công ty đã trở lại hoạt động bình thường được hơn nửa năm nhưng do nợ cũ vẫn còn tồn đọng nên khả năng quay vòng vốn còn chậm.

- Các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tầu còn chưa được phát triển do nguồn vốn hạn hẹp, hầu hết máy móc nguyên vật liệu còn phải nhập khẩu từ nước ngoài , các doanh nghiệp đóng tàu vừa và nhỏ trong nước phải mua lại từ các công ty nhập khẩu do đó các doanh nghiệp còn bị thu động trong việc lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu, giá thành cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

- Nguồn cung ứng nguyên vật liệu của Công ty trong thời điểm hiện nay là khá dồi dào. Nhưng khi thị trường ảm đạm , công ty luôn trong tình trạng không có đơn đặt hàng để sản xuất thì nguyên vật liệu lại trở thành nguồn vốn lãng phí.

- Hoạt động maketing của công ty còn rất yếu kém, thiếu sự linh hoạt trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Vốn cho hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty vẫn còn eo hẹp, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay

3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.2.1. Các chỉ tiêu tài chính cần đạt được

Một số chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Công ty đã đề ra cho thời gian tới:

- Giá trị sản lượng: 63,072 tỷ đồng tăng 20% so với năm trước. - Giá trị doanh thu: 47,304 tỷ đồng tăng 20% so với năm trước. - Lợi nhuận trước thuế: 1,302 tỷ đồng tăng 22% so với năm trước.

- Lao động bình quân: 470 người. Số lao động chính thức trong Công ty khoảng 350 người, trong đó có khoảng từ 50 đến 60 kỹ sư.

- Mức chia cổ tức kế hoạch: 13,1%

Để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.

3.2.2. Định hướng phát triển kinh doanh

Phương hướng cho sản xuất phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2020 là:

- Liên kết giữa các Doanh nghiệp trong các Hiệp hội nghề nghiệp:

đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Xây dựng và quảng bá thương hiệu chung.

- Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ

nghiên cứu và cán bộ marketing để chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế thừa.

- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, củng cố các mối quan

hệ với các khách hàng truyền thống và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng ở các thị trường mới bằng chính thương hiệu và uy tín của công ty.

- Tăng lượng vốn kinh doanh bằng nhiều cách với nhiều hình thức có

thể. Huy động mọi nguồn lực có thể, tận dụng các mối quan hệ để tăng cường vốn.

- Đóng những con tàu có trọng tải lớn từ 5.000 tấn tới 12.500 tấn để

phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tiếp tục tuyển dụng và đào tạo những công nhân kỹ thuật lành

nghề, có trình độ bằng cấp. Liên doanh với các trường đại học đào tạo kỹ thuật đóng tàu, kỹ thuật hàng hải để tuyển dụng lao động.

3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VẬT TƯ CỦA CÔNG TY

3.3.1. Nâng cao hiệu quả huy động vốn cho công tác bảo đảm vật tư

- Một là: Công ty phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung, kế hoạch huy động và sử dụng vốn nói riêng ngay từ đầu và phải cụ thể rõ ràng.

Có như vậy mới chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tạo ra khả năng tài chính vũng mạnh, đây là cơ sở để các chủ nguồn vốn xem xét trước khi ra quyết định cho vay. Doanh nghiệp phải xác định, tính toán lượng Vốn lưu động định mức để phục vụ sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn lưu động thực tế, để từ đó có biện pháp huy động vốn hợp lý.

- Hai là: Công ty nên huy động vốn từ chính bản thân doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các DNTN chỉ chú trọng huy động vốn từ bên ngoài mà quên đi việc huy động từ chính doanh nghiệp. Công ty nên tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, thay cho việc vay ngắn hạn ngân hàng.

Một mặt, vay ngắn hạn ngân hàng nhiều làm cho khả năng thanh toán của

doanh nghiệp giảm sút, khả năng tự chủ về vốn thấp.

Mặt khác, vay ngắn hạn ngân hàng làm giảm bớt khả năng huy động vốn từ

các nguồn khác vì các chủ nguồn vốn luôn xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi ra quyết định cho vay.

- Ba là: Triển khai nhanh chóng hình thức tín dụng thuê mua.

Trong những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp đi vay của các tổ chức tín dụng bằng các hình thức thế châp, cầm cố và bảo lãnh. Song việc vay vốn để đổi mới công nghệ thì các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bởi vì:

Một mặt, nguồn vốn trung và dài hạn của các ngân hàng có hạn.

Mặt khác, DN thiếu những điều kiện nhất định về tài sản thế chấp. Vì vậy

quan điểm thuê máy móc thiết bị đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Đây là hình thức khá mới mẻ ở nước ta. Đòi hỏi nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ thuê mua, xác lập và mở rộng đối tượng tài sản thuê mua, khách hàng thuê mua, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành tạo điền kiện thuận lợi cho tín dụng thuê mua hoạt động.

- Bốn là: Công ty làm ăn có hiệu quả có thể phát hành cổ phiếu, trái

phiếu.

Nhờ có huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội một cách nhanh chóng để phát triển sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp càng phát triển, làm ăn càng có lãi thì doanh nghiệp càng thu hút được nhiều vốn hơn từ trong dân cư, giúp doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu liên tục, thúc đẩy lưu thông tiền vốn.

Tóm lại: Nếu giải quyết đồng bộ và triệt để những vấn đề nêu trên có lẽ lời

giải cho bài toán về vốn của Công ty cổ phần công nghiệp và tàu thủy Huyền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đảm bảo vật tư cho hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần công nghiệp và tàu thủy Huyền Trang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w