TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP CHỐNG NÓNG

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 4 (2014) (Trang 26)

VII. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP CHỐNG NÓNG

CHO Gia súc, gia cầm

Quạt mát cho gà

HỎI, ĐÁP VÀ TRAO ĐỔI SỐ 4/2014

Hỏi: Cây mía bị con gì đó bằng hạt ngô, đen như bọ hung cắn rễ làm cây chết. Hỏi biện pháp khắc phục như thế nào?

Đỗ Văn Chín Xuân Trường, Thọ Xuân, Thanh Hóa

Đáp:

Theo miêu tả, cây mía của gia đình anh Chín bị bọ hung đen gây hại. Cách khắc phục như sau:

- Làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây mía (gốc, lá già) đem tiêu hủy.

- Dùng một trong các loại thuốc như Vibasu 10H, Diazan 10H... bón vào hai bên gốc mía, sau đó vun thành luống.

- Những vùng trồng mía chủ động nước, nên đưa nước vào ruộng ngâm khoảng 10 phút cho sâu trưởng thành ngoi lên và bắt giết. Những ruộng mía sau khi thu hoạch có thể ngâm nước 5 - 6 ngày để diệt sâu non.

- Có thể sử dụng biện pháp thủ công tập trung bắt bọ hung non và trưởng thành đem tiêu hủy. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả phòng trừ cao.

Để phòng trừ cho vụ mía sau, bà con lưu ý:

- Trồng đúng thời vụ.

- Trồng luân canh với cây trồng khác hoặc cho nước vào ngâm 2 - 3 ngày trước khi trồng.

- Trước khi trồng mía cần cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư cây mía; xử lý đất bằng một trong các loại thuốc: Vibasu 10H, Diazan 10H, Regent 0,3G... liều lượng 30 - 40 kg/ha, bón lót xuống luống, sau đó phủ đất lấp ngọn mía.

Hỏi: Thả lươn, chạch, cá rô phi trên cùng một bể xi-măng không bùn được không? Mật độ thả trên 1 m2

và mức nước như thế nào? Thức ăn nuôi bằng cám lợn có được không?

Hoàng Tùng Sơn Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội

Đáp:

Anh không nên thả cả 3 loại trên cùng một bể xi-măng, vì chúng có tính ăn khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Riêng cá rô phi càng không thể nuôi chung với lươn và chạch được, vì khi thay nước tháo cạn ao, vây rô phi có thể làm sát thương lươn và chạch. Tốt nhất, anh nên nuôi riêng từng loài thì hiệu quả mới cao.

Mật độ nuôi lươn khoảng 100 - 200 con/m2, chạch 50 - 100 con/m2. Mức nước nuôi lươn từ 30 - 40 cm, nuôi chạch 80 - 100 cm.

Cám lợn không đủ chất nên anh cần nuôi bằng thức ăn công nghiệp có độ đạm

trên 25%, tùy theo giai đoạn phát triển của lươn, chạch. Thức ăn tươi sống là tôm, tép, cá tạp nghiền nhỏ trộn với 30% cám gạo. Để lươn, chạch có sức đề kháng thì anh nên bổ sung vitamin C, men tiêu hóa.

Hỏi: Bệnh lở mồm long móng ở lợn có biểu hiện như thế nào?

Bùi Văn Hòa Cẩm La, Kim Thành, Hải Dương

Đáp:

Khi lợn mắc bệnh lở mồm long móng thường có các biểu hiện sau:

- Thời kỳ ủ bệnh thường từ 5 - 7 ngày, nhiều nhất là 21 ngày.

- Khi phát bệnh, lợn có triệu chứng: trong 2 - 3 ngày đầu lợn sốt cao trên 400C, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng chân, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra sẽ làm lở, loét ở mồm, móng chân; bệnh nặng có thể làm long móng. Lợn bệnh thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ hai đầu gối chân trước, đi khập khiễng.

- Sau phát bệnh 10 - 15 ngày, lợn có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật từ 3 - 4 tuần và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 4 (2014) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)