Giá bán và kim ngạch tôm xuất khẩu tăng mạnh tại tất cả các thị trường, chiếm vị thế số 1 tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi kim ngạch nhập khẩu tôm tại Nhật giảm 20% vì đồng yên mất giá, xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Nhật vẫn tăng 10%. Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc tăng 50% về khối lượng và 87% về giá trị, chiếm 44% thị phần. Nhờ (1) tận dụng thời cơ giá tăng khi sản lượng tôm từ Trung Quốc và Thái Lan giảm đột ngột vì dịch EMS và (2) tập trung sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các doanh nghiệp tôm Việt tạo được vị thế cao trên thế giới.
Xuất khẩu tôm vào Mỹ tăng 57%, đứng thứ 3 tại Mỹ với 15% thị phần. Giá bán tôm tại Mỹ liên tục tăng từ 2013 tới giữa 2014 do đồng USD tăng giá và lượng cung tôm chưa hồi phục từ dịch EMS.
Xuất khẩu cá tra giảm tại các thị trường lớn nhất Mỹ(-15%) và EU (-11%), tăng mạnh tại Braxin (+20%), ASEAN (+12%), Trung Quốc (+16%). Nguyên nhân chính là do (1) Thuế CBPG cá tra toàn quốc xuất sang Mỹ tăng từ 2.11 (POR 9 chính thức) lên 2.39 (POR10 sơ bộ), và (2) uy tín tại EU bị ảnh hưởng nặng nề do số lô tồn dư kháng sinh cấm tăng đột biến từ 2 lô (2013) lên 24 lô (2014). Nga cho phép nhập khẩu trở lại từ tháng 8/2014 cũng hỗ trợ ngành cá cuối năm.
Sản lượng nuôi tôm 2014 tăng 20%, sản lượng cá tương đương 2013. Ngoài ra, lần đầu tiên Việt Nam đứng top 4 nước nhập khẩu tôm, chủ yếu từ Ecuador và Ấn Độ nhằm chế biến và tái xuất. Ngành Tôm duy trì triển vọng tích cực dù không còn lợi thế về giá xuất khẩu Giá xuất dự báo giảm do lượng cung thế giới trở lại mức trước dịch EMS. Dự báo lượng cung tôm
có thể tăng thêm 15% tương đương trước dịch do Trung Quốc và Thái Lan dần ổn định sản xuất trong năm 2014 và sẽ hồi phục năm 2015.Thị trường Mỹ dự báo sẽ tích cực hơn do kinh tế hồi phục và thuế CBPG giảm mạnh.
Thị trường EU: Cơ hội mở rộng phân khúc cao cấp nhờ FTA trong bối cảnh Thái Lan không còn ưu đãi thuế và có thể bị áp quota hay cấm nhập khẩu. Ngoài việc thuế tăng từ 4%-7% lên 12%-20% từ năm 2014, các hình phạt do cáo buộc khai thác trái phép và bóc lột lao động nhiều khả năng áp dụng trong năm 2015 là rào cản lớn cho tôm Thái. FTA Việt Nam – EU tiếp tục đàm phán và nếu được ký kết trong năm tới sẽ mở rộng cửa giúp tôm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường này. Thị trường Nhật có thể bị ảnh hưởng từ việc đồng yên tiếp tục mất giá và rào cản kháng sinh. Do tôm là mặt hàng có giá trị cao, đồng yên tiếp tục yếu đi khiến nhu cầu tôm có thể bị ảnh hưởng trong năm tới. Đặc biệt khi cơ cấu mua ngoài vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo và dịch bệnh có nguy cơ lan rộng, doanh nghiệp dễ vi phạm
các quy định khắt khe về kháng sinh tại Nhật trong năm tới. Ngành Cá tra tiếp tục khó khăn về thị trường nhưng biên lợi nhuận dự báo tích cực hơn
Lợi thế vượt trội khi thuế nhập khẩu giảm mạnh nhờ các hiệp định tự do thương mại. FTA với Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan hạ thuế nhập khẩu thủy sản từ 18% về 0% trong khi các đối thủ Thái Lan và Trung Quốc vẫn chịu mức thuế 18%. FTA với Hàn Quốc cũng chính thức kết thúc đàm phán, kỳ vọng giảm mạnh thuế suất cho thủy sản hiện đang ở mức 10%-30%. Thuế cho doanh nghiệp thủy sản giảm về 20% năm 2015 và 15% từ 1/1/2016 theo kiến nghị