Quan sát Đàm thoại:

Một phần của tài liệu Giáo án Môi trường lớp Mẫu giáo lớn (Trang 34 - 38)

- Cô có áo gì đây? màu gì? - Nó dùng để làm gì? - Nó dùng vào mùa nào?

- Bạn nào cho cô biết áo sơ mi có gì nè? - Áo sơ mi may bằng vải gì?

- Đúng rồi, áo sơ mi may bằng vải kate, màu trắng, áo có cổ áo túi, tay ngắn cũng có loại, tay dài để mặc đi học hay đi chơi.

- Cho cả lớp đọc lại "Áo sơ mi". - Cho trẻ chơi "Trời tối, trời sáng". - Đây là cái gì vậy các con?

- Thế quần dài có những cài gì vậy?

- Đúng rồi! quần dài còn gọi là quần tây có 2 ống quần, có lưng quần có dây khoá kéo, có 2 túi ở đằng trước.

- Cả lớp cùng hát. - Dạ thích.

- Áo sơ mi, màu trắng. - Để mặc.

- Mùa hè.

- Có cổ áo, túi, tay áo ngắn. - Vải kate.

- Cả lớp, cá nhân đọc. - Cái quần dài.

- Có 2 ống quần, có lưng, có hai túi trước, có dây kéo.

- Cả lớp, cá nhân đọc. - Áo thun.

- Màu vàng.

- Có hai tay ngắn, là áo cổ chui không có túi, không có nút.

- Cho cả lớp đọc "quần tây". - Còn đây là cái gì vậy? - Áo thun màu gì?

- Áo thun có những cái gì?

- Áo thun có nhiều loại, được may bằng vải thun. Áo có nhiều màu, nhiều kiểu như: vàng, đỏ, xanh.... Áo thun mặc rất tiện và mát mẻ. - Cho trẻ đọc lại "Áo thun".

- Thế cái này gọi là gì?

- Quần soọc có những cái gì vậy con? - Cả lớp nhắc lại "Quần soọc".

- Chơi trò chơi "Con thỏ" - Cô có áo gì đây?

- Áo đầm này có màu gì? Ai mặc nó? - Nó được dùng vào mùa nào?

- Cho cả lớp nhắc lại "Áo đầm". - Còn đây là áo gì vậy con? - Áo len được đan bằng gì? - Áo len mặc vào mùa nào?

* So sánh:

- Áo sơ mi và áo len có gì giống nhau? - Vậy hai áo này có gì khác nhau?

- Thế quần soọc và quần tây có gì giống nhau. - Khác nhau.

* Hệ thống:

- Các con thấy không quần áo rất là đa dạng, có nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau, nhiều kiểu, áo sơ mi dài tay, ngắn tay, áo thun, áo đầm, đồ bộ, quần tây dài, quần soọc, áo len. - Áo sơ mi, quần tây dài bạn trai mặc đi học, đi chơi. Áo đầm, bạn gái mặc đi chơi, còn vào mùa lạnh thì các con được mặc áo len dài tay cho ấm, còn mùa hè nóng bức thì các con mặc áo ngắn tay may bằng vải cho mát. Khi mặc quần áo mới các con đừng làm bẩn hay làm rách quần áo nha.

* Luyện tập:

- Thi xem ai chọn nhanh.

- Mỗi trẻ một rổ tranh lô tô, khi cô nói tên loại quần áo nào thì trẻ nói đúng và gọi tên.

* Trò chơi:

- Khi cô nói mùa đông.

- Cả lớp, cá nhân đọc lại. - Quần soọc. - Có ống quần ngắn, có lưng, 2 túi trước. - Cả lớp, cá nhân đọc. - Áo đầm.

- Màu xanh, bạn gái. - Mùa hè.

- Áo len.

- Đan bằng len. - Mùa đông.

- Đều dùng để mặc, có 2 tay. - Áo sơ mi, có cổ, tay ngắn, may bằng vải kate, còn áo len không có cổ tay dài, để mặc khi trời lạnh.

- Đều có lưng, có 2 túi, có 2 ống quần để mặc.

- Quần soọc có 2 ống ngắn, còn quần tây có 2 ống dài.

- Mặc quần dài áo len.

- Mặc quần soọc áo tay ngắn. - Cả lớp chơi 2-3 lần.

- Khi cô nói mùa hè.

- Cô cho trẻ thực hiện bài tập trong vở.

* Kết thúc:

Nhận xét - tuyên dương.

TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁNG.I. Mục đích yêu cầu: I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết ngày tết phải chúc tuổi ông bà, chú bác, ba mẹ, biết được tết đến sẽ lớn thêm một tuổi và ngày tết là ngày sum họp gia đình đông nhất. Ngày tết có hoa mai, hoa đào, bánh trưng.

- Trẻ hiểu ngày tết rất vui, mọi người cầm tay chúc nhau, năm mới như được như ý, mình mong muốn.

- Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết lễ phép, biết chúc tuổi ông bà cha mẹ.

II. Chuẩn bị:

- Tranh vẽ cảnh gia đình trong ngày tết.

III. Hướng dẫn:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* Ổn định - giới thiệu:

- Đọc thơ "Tết đang vào nhà"

- Các con vừa đọc thơ nói về ngày gì đó?

- Đúng rồi, bài thơ nói về ngày tết. Bây giờ các con chú ý xem cô có bức tranh gì nha?

- Bức tranh vẽ gì vậy các con? - Đây là ai vậy con?

- Còn đây là ai?

- Đúng rồi, thế ba mẹ và em bé đang làm gì? - Thế ông bà đang cầm gì? Để làm gì?

- Trong ngày tết các con có biết chúc tuổi ông bà không?

- Đúng rồi, là con cháu phải biết chúc tuổi người lớn hơn như: ông bà, cha mẹ, cô chú bác của mình nha, đó mới là cháu ngoan.

- Thế trong ngày tết con đã được đi đâu nào? - Các con thấy vui không?

- Cả lớp cùng học. - Ngày tết. - 1,2,3. - Vẽ cảnh gia đình. - Ông bà. - Ba mẹ và em bé.

- Đang chúc tuổi ông bà. - Cầm tiền để lì xì cho cháu. - Dạ biết.

- Trẻ tự kể. - Dạ vui.

- Quần áo, giày...

- Ngày tết các con có gì mới?

- Ồ, nhiều đồ mới quá, chắc chắn sẽ đẹp lắm. - Trong ngày tết, nhà các con có những gì? - Các con biết không, bánh trưng có rất lâu rồi và đó là truyền thống của người VN, mỗi khi tết đến nhà luôn gói bánh trưng.

- Các con ơi! Mỗi một năm chỉ có một ngày tết để gia đình sum vầy chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Các con phải biết chúc tuổi ông bà, cha mẹ, cô chú bác mình nhưng không được đòi tiền lì xì nha.

* Kết thúc:

Nhận xét - tuyên dương.

mứt, bánh trưng, dưa hấu...

TRÒ CHUYEN VỚI CÔ GIÁO VỀ GIA ĐÌNH CỦA BÉI. Mục đích - yêu cầu: I. Mục đích - yêu cầu:

- Biết được tất cả mọi người trong gia đình, công việc của từng người. - Biết tên gọi của từng người.

- Giáo dục trẻ biết kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em cô bác trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về gia đình.

- Trò chuyện với trẻ trước về gia đình của bé.

III. Hướng dẫn:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định:

- Hát "Cả nhà thương nhau".

- Các con vừa hát về nhà mình, vậy bạn nào cho cô biết ở nhà các con gồm có những ai?

2. Đàm thoại:

- Bà con tên gì? Mẹ con có đi làm không? Vậy mẹ con làm việc gì ở đâu?

- Ngoài ba mẹ, gia đình con còn có ai nữa? - Các con sống với ông bà nội hay ông bà ngoại?

- Cả lớp hát. - Trẻ trả lời.

- Ông bà. - Trẻ trả lời.

- Bà nội là mẹ của ai? Ba hay mẹ? - Ông ngoại là bố của ba hay mẹ?

- Ông bà là những người sinh ra ba mẹ mình, vì vậy con phải biết kính yêu, giúp đỡ ông bà. - Các con có thể bưng nước lấy tăm, quạt cho ông bà.

- Ngoài cha mẹ, ông bà còn có ai nữa?

- Vậy anh chị con tên gì? Có còn đi học không? - Con có anh em không? em con tên gì?

- Thế các cô, các bác con tên gì? Làm việc gì? - Cho trẻ xem một số tranh về các người thân trong gia đình và cảnh sinh hoạt trong gia đình.

* Giáo dục:

- Ông bà là người sinh ra ba mẹ, ba mẹ là người sinh ra mình cùng với các anh chi em mình nên các con phải biết kính trọng, yêu thương giúp đỡ và vâng lời ông bà, cha mẹ, các gì, các cô. Còn đối với em thì mình không được giành đồ chơi, không được hỗn và tị nạnh với anh chị của mình.

3. Kết thúc:

- Cho trẻ đọc bài thơ "Làm anh".

* Nhận xét, tuyên dương.

Một phần của tài liệu Giáo án Môi trường lớp Mẫu giáo lớn (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w