Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Phù Mỹ (Trang 28 - 32)

động tại Ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ

Trong quá trình hoạt động, mặc dù NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ có rất nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng hoạt động huy động vốn và sử

dụng vốn cũng không thể tránh khỏi nhưng hạn chế, tồn tại đó là:

2.2.2.1. Nguồn vốn huyđộng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ tăng trưởng chậm và chưa thực sự hợp lý

Không thể thống kê một cách chính xác về số tiền nhàn rỗi trong dân cư

hiện là bao nhiêu, nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng con số đó lớn hơn

rất nhiều so với con số mà ngân hàng huy động được. Huyện Phù Mỹ đang trong giai đoạn “thay da, đổi thịt” thu nhập của người dân ổn định và bắt đầu tăng trưởng, nguồn vốn tiết kiệm để dành cũng tăng lên. Trong khi địa bàn cần rất nhiều vốn để phát triển thì một lượng tiền khổng lồ lại nằm rải rác trong dân chúng, điều này thể hiện ở tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm chưa cao trong

tổng nguồn huy động. Trong tương lai ngân hàng cần đề ra những giải pháp

hữu hiệu để thu hút ngày càng nhiều tiền gửi dân cư, nhằm giải đáp một phần

câu hỏi về vốn cho sự phát triển của huyện Phù Mỹ.

- Trong tổng nguồn vốn huy động tỷ trọng của tiền gửi tổ chức kinh tế

chiếm tỷ trọng nhỏ: năm 2007 chiếm 20,08% tổng nguồn vốn huy động, năm

2008 chiếm 29,14%, năm 2009 chiếm 23,69%. Đây là một trong những bất

lợi lớn của chi nhánh vì nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là nguồn vốn

hoạt động dịch vụ như: thanh toán, chuyển tiền... do đó chi nhánh nên đẩy

mạnh công tác tiếp thị, công tác khách hàng để tăng khả năng huy động vốn

từ các tổ chức kinh tế qua đó tăng khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp.

Trong tổng nguồn vốn huy động nguồn phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ

trọng thấp nhất là trong điều kiện chi nhánh đang thiếu nguồn vốn trung và dài hạn là biểu hiện không tốt. Vì thế chi nhánh nên tăng cường phát hành giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn.

* Nguyên nhân

- Hiện nay chi nhánh chưa xác định được một quy trình huy động vốn

thống nhất, hợp lý. Do đó chưa đưa ra được chính sách huy động đối với từng

khách hàng.

- Chi nhánh chưa làm tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo mặc dù đã áp dụng một số biện pháp như: Quảng cáo trên báo, đặt biển quảng cáo xong vẫn chưa có hiệu quả.

- Chi nhánh chưa chủ động trong công tác huy động vốn. Hiện nay Ngân

hàng vẫn chỉ chờ khách hàng đến gửi tiền mà chưa có biện pháp chủ động.

- Là một huyện nông nghiệp nên kinh tế còn kém phát triển do đó khả năng huy động vốn của ngân hàng bị hạn chế.

- Chi nhánh chưa xây dựng được một chính sách huy động vốn trung và dài hạn hợp lý.

Vì vậy để tăng được nguồn vốn huy động Ngân hàng cần tích cực đẩy

mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động của mình đạt kết quả cao.

2.2.2.2. Nguồn vốn được sử dụng chưa nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, còn tập trung nhiều vào khu vực doanh

nghiệp nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ thấp, cho vay trung,

dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ.

- Trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay - thu nợ cán bộ tín dụng chưa

nắm sát địa bàn dẫn đến còn một số hộ quá hạn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, song việc cho vay chủ yếu là hộ hộ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn nên NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ có những nguyên nhân chủ yếu sau:

* Nguyên nhân

- Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh tuy đã có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, song điểm mạnh đó chỉ thuộc về chuyên nghành

ngân hàng - tài chính. Còn ở mức độ tích luỹ kiến thức về chuyên môn kĩ

thuật là rất hạn chế. Do đó, những kết luận khi xem xét, đánh giá, thẩm định

dự án xin vay ít nhiều bị chi phối theo chiều hướng chênh lệch.

- Sự biến động của giá cả thị trường, nhất là giá nông sản người nông dân

bán sản phẩm không bù đắp nổi chi phí, nên đợi giá chưa bán được dẫn đến

không có tiền trả nợ.

- Do địa bàn kinh doanh rộng, khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, ở vùng nông thôn cho vay vốn nhỏ, trong khi đó hình thức vay trực tiếp là chủ yếu, nên đã có biểu hiện quá tải về công việc đối với cán bộ tín dụng.

- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dẫn tới chỗ khó khăn về tài chính thậm chí còn chơi hụi, cờ bạc, đề đóm làm mất vốn không có tiền trả

PHẦN III

ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHÙ MỸ

3.1. Định hướng phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ trong thời gian tới

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là đến năm 2020 sẽ đưa nước ta trở

thành một nước công nghiệp. Muốn có được kết quả này đòi hỏi phải có đủ

nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta xác định trong

quá trình phát triển kinh tế phải dựa vào sức mình là chính đồng thời cũng cần

tranh thủ tối đa nguồn vốn từ nước ngoài. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn

bởi lẽ nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang trong giai đoạn

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên lượng vốn tích luỹ chưa nhiều

trong khi nhu cầu vốn phục vụ để phát triển kinh tế thì lớn, hơn thế nữa người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thanh toán qua ngân

hàng. Điều này đòi hỏi các NHTM phải hết sức cố gắng và coi trọng công tác huy động vốn, sử dụng vốnđể phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế.

Trước yêu cầu đó, đòi hỏi vốn đầu tư phát triển kinh tế NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ xác định: Coi trọng công tác huy động vốn tại địa phương, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đưa vào sản xuất

kinh doanh, tiếp tục thực hiện QĐ 67/TTg của Thủ tướng chính phủ, mở rộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn, hướng đầu tư mô hình kinh tế hộ

là chủ yếu, thông qua hộ vay vốn điều tra dự án đầu tư xây dựng làng nghề

truyền thống, các tiểu khu công nghiệp và nâng cao hiệu quả từ công tác thẩm định cho vay các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả... Mở rộng dịch vụ, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động

nghiệp vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Từ định hướng này NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ xác định

các mục tiêu cụ thể cho từng năm. Trong những năm tới NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ xây dựng các mục tiêu sau:

- Nguồn vốn huy động tăng từ 25 - 30% so với năm trước.

- Dư nợ tăng từ 23 - 28%.

- Nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ so với năm trước.

- Triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị trên địa

bàn về hoạt động huy động vốn đặc biệt tại các cơ quan, trường học, khu tập trung đông dân cư có đời sống cao.

- Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân

hàng nhất là khuyến khích mở và sử dụng các tài khoản cá nhân, thực hiện

triệt để việc cho vay qua tổ, nhóm và các tầng lớp dân cư trong thôn xóm dưới

nhiều hình thức.

- Bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương, tranh thủ sự lãnh

đạo, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể trong

hoạt động kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn.

- Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên phấn đấu 75% có trình độ đại học.

- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đảm bảo an toàn kho quỹ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên mọi lĩmh vực đặc

biệt là kiểm soát hoạt động tín dụng, phát hiện và sử lý kịp thời những sai

phạm, chấn chỉnh sai sót.

- Phát động phong trào, công tác thi đua, khen thưởng hàng quý, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng...

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Phù Mỹ (Trang 28 - 32)