Thời gian và không gian trong vũ trụ (10 can và 12 chi)

Một phần của tài liệu 12 con giáp và những năm tháng cuộc đời (Trang 58)

Sinh vật sống trên trái đất trong đó bao gồm cả loài người chúng ta đều bị chi phối bởi những quy luật của vũ trụ. Mà vũ trụ được hình thành bởi không gian và thời gian. Vì vậy ta có thể nói rằng chúng ta đang bị không gian và thời gian chi phối.

Trái đất xoay quanh mặt trời một vòng là một năm, bằng 365 ngày. Trong một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay nhau luân chuyển, trong mùa có tháng, trong tháng có ngày và đêm. Dưới ánh sáng mặt trời, vạn vật trên trái đất đều tìm được sự sống và sinh sôi, nảy nở. Các thiên thể trong vũ trụ luôn vận hành theo một quy luật nhất định, theo chu kỳ tuần hoàn. Từ hiện tượng tròn, khuyết của mặt trăng đến mùa Xuân hoa nở, mùa Thu kết trái và mùa Xuân năm sau lại tới, cây cối lại nở hoa. Chính những hiện tượng lặp đi lặp lại ấy là quy luật vận hành của thiên thể (trong đó có trái đất). Người Trung Quốc cổ đại đã quan sát những quy luật chu kỳ tuần hoàn của thiên thể, từ đó phát minh ra lịch. Vào khoảng năm 1100 trước Công Nguyên, người Trung Quốc cổ đại (thời ân Thương) đã biết tính lịch bằng cách kết hợp giữa Thiên Can và Địa Chi.

Thiên Can gồm có: Giáp, ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thiên Can và Địa Chi tuần tự kết hợp với nhau từ Giáp Tý, ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, ất Hợi, Bính Tý... 10 can và 12 chi kết hợp với nhau như vậy 60 năm thì hết một vòng gọi là một hoa giáp, đến năm thứ 61 lại là năm Giáp Tý.

Lịch ra đời đã góp phần xác lập khái niệm về thời gian. Tiếp đó, người Trung Quốc cổ đại cũng đã phát hiện thấy "chất" của thời gian.

Người phương Đông, đặc biệt là người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng tới vấn đề "chất" của thời gian. Một tiếng đồng hồ của mùa Hạ và một tiếng đồng hồ của mùa Đông, tuy có độ dài thời gian bằng nhau nhưng tính chất của chúng lại khác nhau rất nhiều. Ví dụ vào lúc hai giờ chiều giữa mùa Hè và hai giờ chiều giữa mùa Đông, tuy cùng trong một thời gian (hai giờ chiều) và cùng trên một địa điểm nhưng vào lúc hai giờ chiều giữa mùa hè, trời nóng như thiêu như đốt, còn hai giờ chiều giữa mùa Đông, dù bạn có đứng ra giữa trời đầy ánh nắng thì vẫn cảm thấy rét run. Nếu vào giữa hai thời điểm ấy bạn quan sát hoa cỏ quanh mình, bạn sẽ càng thấy sự khác biệt nhau rất rõ của chúng. Một năm có 365 ngày là quãng thời gian để trái đất bay quanh mặt trời đủ một vòng, nhưng các năm cũng có sự khác biệt nhau rất rõ. Có năm thì được mùa, có năm lại mất mùa, đói kém. Chính những hiện tượng này đã giúp người Trung Quốc cổ đại nhận thức được chất của thời gian.

Cùng là một khái niệm về thời gian nhưng người phương Tây chỉ coi thời gian là "một khái niệm của độ dài" còn người Trung Quốc lại nghĩ đến "chất" của nó, những điểm không giống nhau này cũng được thể hiện ở thuật chiêm tinh của người phương Tây và thuật chiêm tinh của người phương Đông.

Một phần của tài liệu 12 con giáp và những năm tháng cuộc đời (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w