Niềm tin của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ mang tính đa phức, họ tin vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thành hoàng, thờ Mẫu. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì người phụ nữ lại tiếp nhận một niềm tin tôn giáo mới. Niềm tin vào đạo Phật đã nhanh chóng hoà hợp với niềm tin tín ngưỡng dân gian của người Việt, để hình thành nên niềm tin Tam giáo (Nho - Phật - Đạo).
Trong niềm tin của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ, Phật giáo cùng với tín ngưỡng thờ Mẹ, thờ Mẫu đã có sự hội nhập vào nhau. Mẹ Dâu trở thành thuỷ tổ của hệ thống Phật giáo dân gian Tứ Pháp (Bà Dâu - Pháp Vân, Bà Đậu - Pháp Vũ, Bà Tướng - Pháp Lôi, Bà dàn, pháp điện).
Đức Phật có vai trò đặc biệt quan trọng bên cạnh các vị thần, thánh, tiên khác. Họ kể lại cho con cháu của mình nghe nhiều câu chuyện về những câu chuyện thần thoại mang màu Tiên - Phật. Niềm tin Phật giáo tồn tại
23
trong tâm thức người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ từ hàng nghìn năm nay.. Trong các dạng sinh hoạt văn hoá tinh thần của người phụ nữ ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay thì sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh ngày càng được quan tâm. Điều này, thể hiện qua mục đích đi lễ chùa của người dân (Xem bảng 2.3)
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng, tâm lý của phụ nữ qua điều tra xã hội học người đi lễ ở các chùa Quán Sứ, Phúc Khánh và Chùa Hà ở Hà Nội. Mục đích tham dự các khóa lễ Khóa lễ Mục đích Cầu an (%) Cúng sao giải hạn (%) Cầu siêu (%) Cắt tiền duyên (%) Cầu duyên (%) Bán khoán (%) Chạy đàn (%) Khác (%) Cho bản thân 8,6 25,4 10,0 73,5 75,0 16,0 28,6 44,4 Cho gia đình 80,2 63,6 32,5 14,7 14,2 62,0 57,1 44,4 Cho người khác 1,5 2,3 20,0 2,9 5,3 20,0 14,3 5,6
Cho bản thân, gia đình, người khác
9,3 8,1 10,0 2,9 3,5 2,0 5,6
Nguồn: Lê Minh Thiện (2011), Mong muốn của người đi lễ chùa qua nghiên cứu thực tiễn, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 4, tr 14)
Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin và tín ngưỡng và thực hành nghi lễ của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ.
Trong việc thực hành nghi lễ tại gia đình người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thường thì các vai chủ lễ là đàn ông, song sự sắp đặt đơm mâm, xếp bát lại là phụ nữ. Mua đồ cúng lễ gì, nấu gì, trình bày như thế nào, không thể không có bàn tay của người phụ nữ, dù ít, dù nhiều. Hầu hết các gia đình đều lập bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhiều gia đình còn lập bàn thờ Phật. Mâm lễ cúng, ông bà gia tiên, bên cạnh những món mặn truyền thống như xôi gà,bày thêm một số món chay. Còn bên bàn thờ cúng Phật là hoa thơm, quả đẹp và cỗ thuần chay. thường lễ vào ngày rằm, mồng một.
24
nhớ ơn cha mẹ, những người đã sinh ra, nuôi dưỡng và giúp cho chúng ta trưởng thành. Điều này phù hợp với tâm lý truyền thống của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ, phù hợp với phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngày nay, ở đồng bằng Bắc Bộ, phần lớn trong các gia đình người phụ nữ thường thực hiện các nghi lễ thờ cúng thường ngày trong gia đình và các dịp rằm, mồng một, các ngày lễ ở chùa.
Những năm gần đây, số phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ đi lễ ở đình, chùa, miếu… dường như ngày một đông hơn. Thường thì người phụ nữ luôn chăm sóc việc lễ bái, song cũng không ít gia đình cả nhà cùng đi, trong đó, người phụ nữ thường là người sắp xếp, tổ chức thời gian, đồ lễ chính là vận động các thành viên trong gia đình đi cùng.
Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin, tâm lý của nhiều người phụ nữ Việt Nam. Họ tin vào Phật, tin vào sự mầu nhiệm của thuyết nhân quả trong giáo lý nhà Phật, sự mầu nhiệm hành thiện với tâm từ bi, hỷ xả, để đạt được phúc đức lưu truyền. Chính niềm tin ấy đã đem đến cho phụ nữ tâm lý bình an, nhờ vậy họ như có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
Từ niềm tin của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ như vậy, họ đã truyền sang cho chồng con, khuyến khích và hướng chồng con cùng hoà vào niềm tin ấy. Niềm tin của người phụ nữ cũng phù hợp suy nghĩ của mọi thành viên trong gia đình nên thường nhận được sự ủng hộ của họ.
Ngoài việc thờ cúng trong nhà, trong thực hành nghi lễ, người phụ nữ thường quan tâm đến việc hiếu hỷ, tang ma, mồ mả dòng họ tổ tiên, chăm sóc phần mộ của những người đã khuất, ngày nay ở đồng bằng Bắc Bộ còn có một phong trào rộng khắp của nhiều gia đình đi tìm mộ liệt sỹ, đồng thời người ta còn tu sửa, xây đắp, tôn tạo lại mồ mả, tổ tiên, phụ nữ là những người ủng hộ, tham gia nhiệt tình. Bởi họ tin vào luân hồi, nghiệp báo của nhà Phật. Công việc này, bên cạnh ý muốn được cùng chồng con báo hiếu, giữ gìn đạo tổ tiên, cầu mong Phật độ cho gia tiên, cho người đã khuất
25
được siêu thoát, còn có ý nghĩa tin tưởng rằng tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu, mang lại sự thuận hoà, thình vượng cho gia đình.
2.2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đối với tâm lý và phong tục tập quán phụ nữ Việt Nam hiện nay