Tổng hợp số hộ vay vốn PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa năm

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 27)

16 Các nhân tố chủ quan thuộc về người nghèo

2.2.2.2 Tổng hợp số hộ vay vốn PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa năm

Bảng 2.3: Kết quả tổng hợp số hộ vay vốn trong các chương trình cho vay tại NHCSXH huyện Hiệp Hòa năm 2011-2012

Đơn vị: hộ gia đình Số thứ Chỉ tiêu Số hộ vay Số hộ vay Chênh lệch Số hộ vay tăng (+) giảm (-) Tỷ trọng chênh lệch (%)

1 Cho vay hộ nghèo 7.213 5.605 - 1.608 22,3%

2 Cho vay HSSV 879 1.154 275 31,3%

3 Cho vay GQVL 352 506 154 43,8%

4 Cho vay XKLĐ 152 92 - 60 39,5%

5 Cho vay NS&VSMT 8.343 10.910 2.567 30,8%

6 Cho vay hỗ trợ về nhà ở 367 681 314 85,6%

Tổng số: 17.306 18.948 1.642 9,49%

(Nguồn tham khảo: Kết quả tổng hợp rà soát số hộ vay vốn của Phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện Hiệp Hòa năm 2012)

Qua bảng số liệu có thể thấy, tại đơn vị, cho vay đối với hộ nghèo chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng số hộ vay. Năm 2011, cho vay hộ nghèo đạt hơn 7 nghìn hộ, chiếm 41,68% tổng số hộ cho vay. Đến hết năm 2011 đã có hơn 1 nghìn hộ thoát nghèo, cụ thể còn lại 506 hộ nghèo trên địa bàn huyện (thống kê hộ nghèo theo bảng 1.1), và 506 hộ này đều tham gia vay vốn người nghèo tại PGD huyện Hiệp Hòa. Chính vì vậy số hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm 22,3% so với năm 2011. Đạt được điều này là nhờ một phần rất lớn vào nguồn vốn mà PGD đã duyệt vay cho các hộ nghèo. Qua đó, một phần thấy được hiệu quả của cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa.

Ngoài cho vay với hộ nghèo, đơn vị cũng duyệt vay cho hơn 10 nghìn hộ năm 2011 và hơn 13 nghìn hộ năm 2012 theo các chương trình khác. Đặc biệt là chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường.

2.2.2.3 Kết quả sử dụng vốn tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa

Bảng 2.4: Kết quả tình hình sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang năm 2011-2012

Chỉ tiêu đến 31/12/2 011 năm 2012 hiện đến 31/12/2 012 giảm (-) so với 31/12/201 1 giảm (-) so với kế hoạch I Tổng dư nợ 117229 176142 176102 58873 (-) 40

1 Cho vay hộ nghèo 60776 75561 75561 14785 0

2 Cho vay HSSV 44241 85514 85514 41273 0 3 Cho vay GQVL 4287 4639 4639 352 0 4 Cho vay XKLĐ 3925 3705 3705 (-)220 0 5 Cho vay NSVS &MT 4000 5499 5499 1499 0 6 Cho vay HN nhà ở 1224 1184 1184 (-) 40

( Nguồn thống kê tham khảo: Báo cáo kết quả tình hình sử dụng nguồn vốn NSNN của NHCSXH huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang, năm 2011- 2012 )

Tổng dư nợ của đơn vị tính đến hết năm 2011 là hơn 117 tỷ, năm 2012 tăng đạt hơn 176 tỷ, đạt 99,98% so với kế hoạch. Trong đó:

Tổng dư nợ cho vay với hộ nghèo đạt hơn 60 tỷ năm 2011. Chiếm tỷ trọng 51,84% trong tổng dư nợ năm 2011. Với số hộ nghèo vay là 7.213 hộ thì bình quân, mỗi hộ được vay hơn 8 triệu. Số tiền này hoàn toàn có thể giúp các hộ nghèo có đủ vốn để làm ăn thoát nghèo, cải thiện đời sống của mình.

Năm 2012, dư nợ cho vay hộ nghèo tăng hơn 14 tỷ so với năm 2011, đạt hơn 75,5 tỷ, chiếm 42,89% tổng dư nợ. Mức dư nợ đạt 100% so với chỉ tiêu đề ra. Tổng dư nợ tăng 24,32% so với năm 2011. Năm 2012, số hộ nghèo vay vốn là 5.605 hộ, như vậy bình quân mỗi hộ sẽ nhận được hơn 13 triệu đồng, tăng gần 62,5% so với mức bình quân năm 2011. Trong tổng dư nợ cho vay hộ nghèo, cho vay hỗ trợ lãi suất là 37 tỷ 775 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 21,24% trên tổng dư nợ.

Doanh số cho vay trong năm 2012 là 70 tỷ 867 triệu đồng, tăng 8 tỷ 029 triệu đồng so với năm 2011 với 12.619 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 579/QĐ – TTg ngày 06/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ là 37 tỷ 775 triệu đồng, được 5.141 đối tượng, chủ yếu là hộ nghèo và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Doanh số thu nợ năm 2012 là 11 tỷ 936 triệu đồng, tăng 278 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó thu nợ hộ nghèo là 9 tỷ 343 triệu đồng, thu nợ học sinh, sinh viên là 626 triệu đồng.

Nợ quá hạn đến ngày 31/12/2012 là 805 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,46% trên tổng dư nợ, tăng 239 triệu đồng so với năm 2010 nhưng so với thời điểm

31/12/2012 khi triển khai Quyết định số 2848/QĐ - UBND ngày 30/10/2012 của Chủ tịch UBND huyện về việc thu hồi nợ quá hạn thì giảm được 157 triệu đồng.

Dư nợ cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167/2008/QĐ - TTg là: 5.488 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2011 là: 2.576 triệu đồng, tăng tỷ trọng tương đương là 89,7%. Số hộ dân vay vốn hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở năm 2011 là 367 hộ. Số hộ dân vay vốn còn dư nợ đến cuối năm 2012 là 681 hộ. Số hộ dân dự kiến vay vốn năm 2013 là 20 hộ.

2.2.3 Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa

2.2.3.1 Hiệu quả kinh tế

Hết năm 2012, cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa đã đạt được nhiều kết quả. Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo tăng hơn 14 tỷ, trong khi số hộ nghèo đã giảm đi nhiều; thu nợ được hơn 11 tỷ, tăng 278 triệu so với năm 2011. Có thể nói, công tác cho vay hộ nghèo đạt được kết quả cao về kinh tế, cả về giải ngân và thu nợ, đảm bảo chỉ tiêu mà NHCS Tỉnh đã đề ra.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng hộ nghèo đạt mức 124,33% , tương đương với mức tăng gần 15 tỉ đồng, đạt 100% kế hoạch đặt ra năm 2012. Đây là mức tăng trưởng tín dụng hộ nghèo cao so với công tác tín dụng hộ nghèo tại các địa bàn khác. Mức vốn giải ngân cho hộ nghèo đã tăng nhiều so với năm 2011.

Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo cũng ở mức cao trong tổng dư nợ cho vay. Đạt 52,84% năm 2011 và 42,90% năm 2012. Mức bình quân vốn giải ngân trên mỗi hộ cũng tăng cao, mỗi hộ bình quân được nhận 13 triệu vốn vay với chương trình cho vay hộ nghèo, chưa kể các chương trình cho vay khác. Có thể thấy công tác cho vay hộ nghèo tại PGD huyện Hiệp Hòa đã đạt được kết quả kinh tế đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo được vay cao, bình quân vốn vay tăng nhanh từ 2011 đến năm 2012, tăng gần 62,5% so với mức bình quân năm 2012.

Chỉ tiêu thể hiện rõ nhất hiệu quả kinh tế của tín dụng hộ nghèo đó là tỷ lệ hộ thoát nghèo. Tại địa bàn huyện Hiệp Hòa, năm 2011, tổng số hộ nghèo là 7869 nghìn hộ. Đến năm 2012, số hộ nghèo theo rà soát của huyện là 6230 hộ, như vậy đã có hơn 1,6 nghìn hộ thoát nghèo. Tổng hộ dân của huyện năm 2012 là 50.972 hộ, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 12,22%, đây là con số đáng khích lệ. Để đạt được kết quả này một phần rất lớn là nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách, cụ thể là PGD huyện Hiệp Hòa. Nhờ có đồng vốn làm ăn kinh tế, đã gần 2 nghìn hộ tại địa bàn thoát nghèo, cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Trong đó, phần lớn là

nhận được đã được các hộ gia đình sử dụng hiệu quả, góp phần rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của cả nước.

Dư nợ quá hạn đối với tín dụng hộ nghèo đạt mức thấp. Tính đến hết năm 2012, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 75561 triệu đồng, dư nợ quá hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, đa số các hộ vay vốn đều trả nơ đúng thời hạn, các khoản vay quá hạn chủ yếu dư nợ nhỏ, chỉ từ 1 triệu đến 5 triệu đồng. Đây chính là nhờ kế hoạch thu nợ có hiệu quả của các anh chị tại cơ quan. Hơn nữa việc thu nợ quá hạn trong thời gian vừa qua cũng đạt được nhiều kết quả đáng kể.

2.2.3.2 Hiệu quả xã hội

Thông qua công tác cho vay hộ nghèo, phần lớn các con em của hộ nghèo đã có việc làm ổn định, tạo thêm nhiều của cải cho gia đình và xã hôi, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự chính trị và an toàn xã hội.

Nhiều hộ nghèo đã xóa bỏ được tình trạng vay lãi và bán nông sản non do thiếu vốn nhờ tín dụng hộ nghèo. Từ đó góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân trên địa bàn huyện

Thực hiện tốt phương thức uỷ thác từng phần cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua các tổ chức hội đoàn thể, nhằm thực hiện tiết kiệm chi phí xã hội, phù hợp với mô hình hoạt động của NHCSXH không cồng kềnh và đạt hiệu quả. Đến nay có 4 tổ chức hội : Hội phụ nữ; Hội nông dân; Hội cựu chiến binh; Đoàn thanh niên hoạt động uỷ thác. Qua công tác cho vay hộ nghèo, hoạt động của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị-xã hội gắn bó hơn với đời sống của nhân dân, đặc biệt là những hộ nghèo, góp phần quan trọng cho công tác xóa đói, giảm nghèo của cả nước.

Đời sống của nhân dân trong địa bàn huyện ngày được nâng cao nhờ nguồn vốn vay, số hộ nghèo giảm tới hơn 1,5 nghìn hộ, gần 400 công trình nước sạch được triển khai. Gần 8 nghin học sinh, sinh viên nhờ có vốn vay đã được tiếp tục duy trì và an tâm hơn trong vấn đề học tập.

2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hiệp Hòa

2.2.4.1 Các kết quả đạt được

Năm 2012, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 của NHCSXH tỉnh giao. Tổng nguồn

vốn đạt 176 tỷ 117 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Tổng dư nợ là 176 tỷ 102 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Thu lãi đạt 106% kế hoạch. Doanh số cho vay đạt 70 tỷ 867 triệu đồng với 12.619 lượt hộ được vay. Trong đó vay hỗ trợ lãi suất là 37 tỷ 775 triệu, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 100%, đầu tư chủ yếu vào hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đã giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách mua được 3.865 con trâu bò, 4.550 con lợn, 35 tấn vật tư phân bón, sửa chữa và xây mới khoảng 15.000 m2 chuồng trại chăn nuôi, xây dựng được 390 công trình nước sạch, giúp cho 7.991 học sinh, sinh viên yên tâm học tập tại các trường Đại học, CĐ, Trung cấp dạy nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện từ 15,49% năm 2011 xuống còn 12,22% năm 2012, giảm nghèo được 1.547 hộ.

Thông qua Ngân hàng chính sách huyện Hiệp Hòa, các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội đã có cơ hội gần dân hơn, gắn bó trực tiếp với nhân dân, đời sống nhân dân từ đó có những phản ánh thực tế với Ngân hàng chính sách tạo điều kiện cho công tác hỗ trợ vay vốn dễ dàng, hiệu quả hơn; đồng thời góp phần nâng cao tình cảm giữa nhân dân và Nhà nước

2.2.4.2 Những hạn chế

Một là, vấn đề xác định đối tượng hộ nghèo

Yêu cầu đầu tiên khi thực hiện dịch vụ tín dụng cho hộ nghèo là phải chọn đúng đối tượng hộ nghèo và phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Vấn đề tưởng như đơn giản, vì ở cấp chính quyền xã đã có Ban xoá đói giảm nghèo, các đoàn thể xã hội, cộng đồng người nghèo để chọn ra một danh sách hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh xã hội đề ra; trên cơ sở bình xét, danh sách được gửi lên Sở Lao động thương binh xã hội. Căn cứ vào danh sách Sở lao động thương binh xã hội phê duyệt, Ngân hàng kiểm tra, đối chiếu với danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn, đảm bảo khớp đúng, đủ điều kiện thì thực hiện giải ngân. Nhưng thực tế hiện nay ở một số địa phương danh sách được phân loại theo chuẩn mực do Bộ Lao động -Thương binh xã hội đề ra thường nhỏ hơn (có nơi nhỏ hơn rất nhiều) danh sách hộ nghèo có dư nợ vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, trong khi đó vẫn còn có nhiều hộ nghèo chưa được nhận vốn vay. Tiếp đến là việc phân loại hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh xã hội đưa ra hiện nay theo cách tính này rất khó khăn cho việc xác định đâu là hộ nghèo để được vay vốn.

Do bệnh thành tích trong việc báo cáo, tỷ lệ đói nghèo ở các địa phương thường là thấp đi so với thực tế. Việc xác định đối tượng vay vốn còn bị chi phối

bởi quan hệ tình cảm, họ hàng của cán bộ thôn khi xét duyệt hộ nghèo thuộc đối tượng vay vốn. Thêm nữa việc phân loại đối tượng hộ nghèo thiếu vốn sản xuất ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

Hai là, vai trò quản lý của cán bộ xã, cán bộ các tổ chức đoàn thể xã hội trong phương thức giải ngân còn nhiều bất cập

Cơ chế cho vay đối với hộ nghèo là không phải thế chấp tài sản. Vì vậy, phương thức giải ngân phải sử dụng cơ chế tín chấp qua các tổ tương trợ, tổ tiết kiệm và vay vốn của cộng đồng người nghèo (nhất là các miền núi) và các tổ chức chính trị xã hội. Các Tổ tiết kiệm vay vốn được Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa uỷ nhiệm thực hiện một số công đoạn về quy trình nghiệp vụ tín dụng nhưng ngoài vấn đề về tính pháp lý thì trình độ năng lực còn hạn chế.

Thêm nữa, ở một số nơi do sự yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm từ việc giám sát, điều hành của cán bộ xã, cán bộ các đoàn thể xã hội đã làm cho hiệu quả giám sát của cộng đồng chưa cao, thậm chí gây trở ngại và lợi dụng vốn tín dụng của người nghèo. Trong những nguyên nhân nợ quá hạn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa có phần do nguyên nhân chủ quan từ sự chỉ đạo và lợi dụng từ cán bộ cấp xã, cán bộ đoàn thể, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Ba là, chính sách tạo lập nguồn vốn

Việc áp dụng những biện pháp chỉ đạo từ Chính phủ và các cơ quan chức năng những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa đã tạo lập nguồn vốn đáng kể cho dự án tín dụng hộ nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa lại hạn chế bởi quy mô nguồn vốn nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu bức bách của số lượng hộ nghèo. Nguyên do là từ chính sách ưu đãi về lãi suất cho hộ nghèo (lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động). Nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội do Chính phủ quy định. Do vậy, việc cho vay phụ thuộc vào sự điều chuyển vốn của Ngân sách Nhà nước. Mà trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp thì đây là vấn đề rất nan giải về nguồn vốn hiện nay.

Hoạt động tín dụng hộ nghèo còn mang tính bao cấp, không bền vững, phụ thuộc hẳn vào hệ thống chính sách, tài chính nới lỏng của Nhà nước.

Bốn là, thủ tục cho vay còn nhiều hạn chế

Thủ tục cho vay chưa được đơn giản hoá, nhiều loại mẫu biểu, thủ tục vay vốn chiếm nhiều thời gian đã ảnh hưởng đến tính thời vụ, do vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Việc định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ ở nhiều khoản vay chưa phù hợp với chu kỳ cây trồng, vật nuôi, thời gian sử dụng máy móc, thiết bị và khả năng hoàn trả nợ của người vay, dự án đầu tư. Như thế, làm cho những hộ nghèo gặp khó khăn trong việc trả nợ, nhiều trường hợp phải vay nặng lãi để trả nợ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w