Các điều khoản liên quan trong Khu vực thương mại tự do Việt Nam-Nhật Bản và ASEAN- Nhật Bản hầu như giống hệt nhau.
Hộp dưới đây cho thấy tiêu chí chính về quy tắc xuất xứ của hai khu vực thương mại tự do này là hàm lượng giá trị khu vực 40% hoặc chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số. Tuy vậy, phần lớn các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đều được xây dựng ở cấp độ sản phẩm cụ thể và liệt kê trong một phụ lục về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể.
Điều 26: Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Nhằm mục tiêu của đoạn (b) Điều 24, một hàng hóa được coi là có xuất xứ từ một nước thành viên nếu:
(a) Hàng hóa đó có hàm lượng giá trị khu vực ( dưới đây gọi là “RVC”) tính theo công thức quy định tại Điều 27, không dưới bốn mươi (40) phần trăm và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại nước thành viên đó; hoặc
(b)Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng sản xuất hàng hóa tại nước thành viên đã chuyển đổi mã số hàng hóa (sau đây gọi là “CTC”) ở cấp độ 4 số (chuyển đổi chương) của hệ thống hài hòa.
Lưu ý: “Hệ thống hài hòa” là căn cứ để xây dựng các quy tắc sản phẩm cụ thể tại Phụ lục 2. Mỗi nước thành viên cho phép nhà xuất khẩu lựa chọn vận dụng tiêu chí quy định tại điểm (a) hay điểm (b) để xác định hàng hóa đó có đủ điều kiện được coi là hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên không.
2. Bất kể quy định tại Khoản 1, hàng hóa thuộc danh mục Quy tắc sản phẩm cụ thể đủ tiêu chuẩn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu thỏa mãn quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể quy định trong Phụ lục 2. Trường hợp quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể cho phép lựa chọn áp dụng một trong các tiêu chí như hàm lượng giá trị khu vực, chuyển đổi mã số hàng hóa, diễn ra hoạt động sản xuất hoặc gia công cụ thể, hoặc kết hợp các tiêu chí này, mỗi nước thành viên cho phép nhà xuất khẩu lựa chọn vận dụng quy tắc để xác định hàng hóa có đủ điều kiện được coi là hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên.
3. Nhằm mục tiêu của điểm 1(a) và quy tắc tương ứng đối với sản phẩm cụ thể tại Phụ lục 2 quy định hàm lượng giá trị khu vực xác định, hàm lượng giá trị khu vực của một sản phẩm theo công thức quy định tại Điều 27 không dưới tỷ lệ phần trăm mà quy tắc đặt ra cho sản phẩm đó.
4. Nhằm mục tiêu của điểm 1(b) và quy tắc tương ứng đối với sản phẩm cụ thể tại Phụ lục 2, quy định rằng nguyên vật liệu phải trải qua công đoạn chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc qua
37 Điều 27 dưới đây xác định phương pháp tính hàm lượng giá trị khu vực. Điều lưu ý là trong cả hai hiệp định, yêu cầu tính hàm lượng giá trị khu vực đều dựa trên cách tính gián tiếp, không như AFTA quy định về cách tính trực tiếp.
Điều 27: Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực
1. Nhằm mục tiêu tính hàm lượng giá trị khu vực, công thức sau được vận dụng: FOB - VNM
RVC = --- x 100% FOB
2. Nhằm mục tiêu của Điều này:
(a) Giá “FOB”, trừ trường hợp quy định tại đoạn 3, là giá trị hàng đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới cảng hoặc tới địa điểm giao hàng cuối cùng ở nước ngoài;
(b) “RVC” là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, thể hiện bằng giá trị phần trăm; và (c) “VNM” là giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa.
3. Giá FOB được đề cập tới tại điểm 2(a) là giá trị:
(a) Được điều chỉnh theo mức giá thu mua đầu tiên của hàng hóa mà người mua phải trả cho nhà sản xuất, mặc dù có giá FOB nhưng không thể biết và xác định được; hoặc
(b) Được xác định theo Điều 1 đến Điều 8 của Hiệp định về Định giá hải quan trong trường hợp không có giá FOB.
4. Nhằm mục tiêu của đoạn 1, giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất hàng hóa tại một nước thành viên:
(a) Được xác định theo Hiệp định về Định giá hải quan, bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm, và trong một số trường hợp bao gồm cả chi phí đóng gói và các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi nhập khẩu tại nước thành viên đặt trụ sở của nhà sản xuất; hoặc
công đoạn sản xuất gia công cụ thể chỉ áp dụng đối với nguyên vật liệu không có xuất xứ. 5. Nhằm mục tiêu của Chương này, Phụ lục 3 sẽ được áp dụng
38 (b) Nếu không biết và không xác định được giá trị này, là giá thu mua đầu tiên của nguyên vật liệu tại nước thành viên đó nhưng có thể không bao gồm các chi phí phát sinh tại nước thành viên đó trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho hàng của nhà cung cấp tới trụ sở của nhà sản xuất như cước vận tải, phí bảo hiểm,chi phí đóng gói cũng như bất kỳ chi phí nào khác được biết và có thể xác định được phát sinh tại nước thành viên đó.
5. Nhằm mục đích của đoạn 1, VNM của hàng hóa không bao gồm giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ dùng sản xuất nguyên vật liệu có xuất xứ của nước thành viên để sản xuất hàng hóa.
6. Nhằm mục đích của điểm 3(b) hoặc điểm 4(a), khi áp dụng Hiệp định về Định giá hải quan để xác định giá trị của một hàng hóa hoặc nguyên vật liệu không có xuất xứ, Hiệp định về Định giá hải quan sẽ áp dụng tương đương đối với các giao dịch trong nước hoặc trong trường hợp không có giao dịch trong nước đối với hàng hóa hoặc nguyên liệu không có xuất xứ.