Một số giải pháp quản lý bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn tài nguyên phi gỗ của hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Cúc Phương nhằm bảo tồn những tri thức bản địa và nguồn gen quý (Trang 46)

Việc sử dụng tài nguyên phi gỗ được ngày càng gia tăng trong lĩnh vực chữa bệnh và chăm sóc, bồi bổ sức khỏe, thức ăn cho người sẽ dẫn tới sự suy giảm về nguồn tài nguyên cũng như nguy cơ tuyệt chủng của các loài có giá trị cao về mọi mặt. Thực vật được sử dụng làm thuốc, thức ăn cho người và làm thức ăn cho Vọoc mông trắng ở VQG Cúc Phương cũng là một bộ phận cấu thành nên các hệ sinh thái ở nơi đây, do vậy sự suy giảm cây thuốc, cây làm thức ăn cho người và làm thức ăn cho Vọoc mông trắng cũng ảnh hưởng rất lớn tới các hệ sinh thái. Vì vậy chúng ta phải đưa ra các giải pháp hợp lý để bảo tồn chúng. Tuy nhiên do điều kiện khách

quan và chủ quan của VQG Cúc Phương, trước mắt cần tập trung ưu tiên bảo tồn các loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Cây thuốc, cây làm thức ăn cho người và thức ăn cho Vọoc mông trắng cũng như các sinh vật khác mỗi một loài đều có phạm vi phân bố, phù hợp với môi trường và hoàn cảnh sống nhất định do vậy bảo tồn tài nguyên cây thuốc và cây ăn được tốt nhất chính là bảo vệ tại nơi chúng phân bố. Muốn như vậy chúng ta phải dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau để bảo vệ tốt hệ sinh thái của chúng mà cụ thể bảo vệ hệ sinh thái VQG cúc phương..

Bảo tồn nguyên vị ở các VQG đó là nhiệm vụ chung nhưng chúng ở các mức độ khác nhau do vây khó có thể bảo vệ hiệu quả đối với tất cả các loài được.

Dựa trên cơ sở các thông tin về phân bố sinh thái, đặc điểm sinh thái học của các loài cây, mức độ nguy cấp theo các tiêu chuẩn của Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32. Chúng ta có thể khoanh vùng các loài cây được sử dụng làm thuốc, thức ăn cho con người và thức ăn cho Vọoc mông trắng có nguy cơ đe dọa cao tại khu trung tâm Bống trong phân khu nghiêm ngặt, ở đây thường xuyên có khách du lịch do vậy vừa có tác dụng bảo tồn, vừa có tác dụng học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng và phục vụ khách thăm quan du lịch.

Chúng tôi đưa ra giải pháp tổng hợp các giải pháp nhằm khắc phục và phát huy chúng. Đó là :

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn, về luật pháp và môi trường cho cộng đồng địa phương

- Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong VQG dưới nhiều hình thức và trên nhiều lĩnh vực.

- Nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm nguồn tài nguyên cây thuốc và cây làm thức ăn cho người và thức ăn cho Vọoc mông trắng để có cách đánh giá, nhìn nhận và lập kế hoạch bảo tồn có hiệu quả.

- Cùng với chính quyền địa phương xây dựng cơ chế chính sách, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng, sử dụng và phát triển cây thuốc, cây làm thức ăn cho con người và thức ăn cho Vọoc mông trắng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên phi gỗ của Vườn quốc gia Cúc Phương chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Số loài cây được sử dụng khá phong phú và đa dạng tuy mới là kết quả bước đầu chúng tôi thống kê được 842 loài thuộc 522 chi 158 họ.

2. Số lượng các taxon bậc họ, chi loài phong phú về số lượng và phân bố không đồng đều trong các ngành thực vật bậc cao có mạch. Chiếm ưu thế nhất là ngành Hạt kín (Magnoliophyta): Có 820 loài chiếm 97,4% số loài. 503 chi chiếm 96,4% số chi và 140 họ chiếm 88,6 % số họ; kể đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta ) với 11 loài, 11 chi và 11 họ chiếm 1,3 % tổng số loài của toàn hệ. Ngành Thông (Pinophyta) có 8 loài(0,9%) thuộc 6 chi, 5 họ; Ngành Thông đất (Lycopodiophyta ) có 2 loài (0,2%) thuộc 1 chi,1 họ; ít nhất là ngành Cỏ tháp bút (Equissetophyta ) có 1 loài(0,1%). Trong ngành thực vật Hạt kín, chúng tập chung chủ yếu ở lớp 2 lá mần (701 chiếm đến 85,5% ), lớp 1 lá mần chỉ có 119 loài chiếm 14,5 %.

3. Trong 842 loài thực vật là nguồn tài nguyên phi gỗ có 630 loài được sử dụng làm thuốc; 278 loài làm thức ăn cho người và 78 loài làm thức ăn cho Vọoc mông trắng.

4.Nguồn tài nguyên phi gỗ làm thuốc có 630 loài thuộc 439 chi, 164 họ. Trong đó ngành hạt kín (Magnoliophyta) chiếm tỉ lệ cao nhất 88,4 % số họ, 96% số chi và 97% số loài.

- Giá trị sử dụng: Có 21 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng cây thuốc của VQG cúc Phương. Trong đó nhóm bệnh về đường tiêu hoá là cao nhất có 168 loài chiếm 19.42 %; nhóm bệnh về xương có 64 số loài chiếm 7.4 %. Số loài cây chữa bệnh về lách là thấp nhất chỉ chiếm 0.23 %

5. Nguồn tài nguyên phi gỗ được sử dụng làm thức ăn được cho người có 278 loài thuộc 192 chi, 80 họ. Trong đó Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với 276 loài chiếm 99,4 % tổng số loài.

6. Nguồn tài nguyên phi gỗ làm thức ăn cho Vọoc mông trắng: có 78 loài thuộc 59 chi, 24 họ thực vật. Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta chiếm tỉ lệ cao nhất 100%.

7. Ba nhóm công dụng đã nêu ở trên chủ yếu sử dụng 1 bộ phận chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả và lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.

8. Các loài cây được sử dụng làm thuốc, thức ăn cho người và thức ăn cho Vọoc mông trắng ở VQG Cúc Phương có 64 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo tồn. Các loài này có trongSách đỏ Việt Nam : 14 loài ( 3 loài ở cấp nguy cấp (EN) và 11 loài ở cấp sẽ nguy cấp (VU); Nghị định 32/2006/NĐ-CP

: 15 loài có trong ( 2 loài thuộc nhóm IA và 13 loài thuộc nhóm IIA) và khuyến cáo hạn chế khai thác sử dụng và bảo vệ các loài Động vật, Thực vật hoang dã có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc - Trung tâm theo dõi bảo tồn thế giới ( UNEP-WCMC): 35 loài

9. Để bảo tồn và phát triển bền vững các loài cây nói chung và các loài có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng nói riêng tại VQG Cúc Phương cần phải nghiên cứu một số giải pháp quản lí bảo tồn.

KIẾN NGHỊ

1. Bước đầu nghiên cứu khoa học nên chưa có nhiều kinh nghiệm, thời gian và kinh phí hạn hẹp nên chưa có điều kiện điều tra một cách đầy đủ về tất cả các nguồn tài nguyên phi gỗ, tác giả kiến nghị cần tiếp tục điều tra kỹ lưỡng và có hệ thống hơn về nguồn tài nguyên này ở Cúc Phương.

2. Kết quả của luận văn là đáng tin cậy, tuy nhiên đây chỉ là các kết quả ban đầu của một luận văn Thạc sỹ. Để có cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên phi gỗ của VQG Cúc Phương thì cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm về thành phần loài, điều kiện sinh thái, đặc điểm sinh học của chúng.

3. Cần tiếp tục nghiên cứu để gây trồng những loài quý hiếm, có giá trị làm thuốc, làm thức ăn cho người và thức ăn cho Vọoc mông trắng và giá trị kinh tế cao để trồng bảo tồn và phát triển kinh tế.

4. Tìm hiểu và có cơ chế thích hợp để duy trì và phát triển tri thức bản địa trong việc trồng và sử dụng nguồn tài nguyên này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Vương Thừa Ân (1995): Thuốc quý quanh ta. NXB Đồng tháp

2. Ban quân nhu (1970): Sổ tay rau rừng được,NXB Quân đội nhân dân.

3. Trần Khắc Bảo (1991): Bảo tồn tài nguyên cây thuốc. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân(1997): Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003): Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005): Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đỗ Huy Bích và cộng sự (1993): Tài nguyên cây thuốc Việt Nam. NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

8. Đỗ Huy Bích (1995): Thuốc từ cây cỏ và Vọoc mông trắng. NXB Y khoa Hà Nội.

9. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980): Sổ tay cây thuốc Việt Nam. NXB Y khoa Hà Nội.

10.Thạch Bích và cộng sự (1972): Báo cáo kết quả công tác điều tra cây thuốc trong khu rừng Cúc Phương (Bản viết tay).

11.Trương Quang Bích, Nguyễn Mạnh Cường, Đỗ Văn Lập, D.D Soejarrto, Mai Văn Xinh, Nguyễn Huy Quang (2008): Một số loài thực vật phổ biến ở Cúc Phương, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

12.Bộ khoa học và Công nghệ & Viện Khoa học Việt Nam (2007): Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật), 611 tr. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 13.Võ Văn Chi (1996): Từ điển cây thuốc việt Nam. NXB Y học, Hà Nội.

15.Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999): Cây có ích ở Việt Nam. Tập 1. NXB Giáo dục Hà Nội.

16.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995): Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam.

17.Chính phủ (2006): Nghị đinh chính phủ 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng , Vọoc mông trắng rừng nguy cấp, quý, hiếm.

18.Cục Quân Y: Sổ tay chiến sỹ Y học Dân tộc. NXB Quân đội, 1980.

19.Lê Trần Đức (1970), Thân thế và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông. NXB Y học và thể dục thể thao, Hà Nội.

20.Nguyễn Văn Hiệu (1997): Điều tra cây thuốc và bài thuốc dân tộc Mường ở xã Cúc phương, huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình, Công trình tốt nghiệp dược sỹ đại học, Trường Đại học Dược, Hà Nội.

21.Phạm Hoàng Hộ(1991- 1993).: Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1- 3, Mekong ấn quán, Califfornia, USA.

22.Nguyễn Thúy Huệ (2010): Nghiên cứu sinh cảnh của loài Voọc mông trắng

(Trachypithecus delacouri) tại khu nuôi bán hoang dã núi 1 thuộc Trung tâm Cứu hộ thú Linh trưởng nguy cấp – Vườn Quốc gia Cúc Phương. Khóa luận tốt nghiệp- trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.

23.Nguyễn Khang, Vũ Văn Chương (1995): Tình hình dược liệu và xuất khẩu dược liệu ở Việt nam.Trong Việt nam Business Vol 5 No3, Fer 1-15.

24.Đào Văn Khương, Trương Quang Bích, Đỗ Văn Lập (2002): Bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Cúc phương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

25.Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ(1996): Tính đa dạng thực vật Cúc phương, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

26.Lê Viết Lộc( 1965): Bước đầu điều tra thảm thực vật rừng Cúc phương.

27.Đỗ Tất Lợi (2005): Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. In lần thứ VII. NXB khoa học & kỹ thuật Hà Nội.

29.Hải Thượng Lãn Ông (1970): Dược phẩm vọng yếu (Bản dịch Viện Đông y). NXB Y học và Thể dục thể thao, Hà Nội.

30.Trần Văn Ơn (2003): Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn quốc gia Ba Vì ( Luận án TS Dược học).

31.Soejarto D.D. et al. (2006): Sổ tay định loại thực vật có hoa của Vườn quốc gia Cuc Phương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

32.Lê Văn Tấc, Trần Quang Chức, Nguyễn Mạnh Cường, Lê Phương Triều, Đỗ Xuân Lập (1997): Danh Lục Thực vật Cúc Phương. NXB Nông nghiệp, Hà Nội,

33.Nguyễn Văn Thái( 2005): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của Voọc mông trắng tại TTCHTLT- VQG Cúc Phương, Luận văn tốt nghiệp – trường Đại học Lâm nghiệp.

34.Nguyễn Vĩnh Thanh (2008): Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Vọoc quần đùi trắng Trachypitthecus delacouri (Osgood, 1932) ở khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn. Luận án tiến sĩ ngành sinh học- trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.

35.Trần Thị Thảo (2001): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và tập tính của Voọc mông trắng tại TTCHTLT- VQG Cúc Phương. Luận văn tốt nghiệp – trường Đại học Lâm Nghiệp.

36.Nguyễn Nghĩa Thìn (1989): Những loài thực vật có ích thuộc họ thầu dầu ở Việt Nam. Tạp chí sinh học số 2

37.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997): Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

38.Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyến Thị Hạnh,Ngô Trực Nhã (2001): Thực vật học Dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông - Nghệ An, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

39.Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

40.Võ Thị Thương (1986): Rau rừng và việc lượm hái sử dụng ở vùng Mường Lương Sơn. Tạp chí Dân Tộc học số 3.

41.Tuệ Tĩnh (1972): Nam dược thần hiệu (Bản dịch) NXB Y Học, Hà Nội. 42.Lý Thời Trần (1963) : Bản thảo cương mục. NXB Y học, Hà Nội.

43.Viện Dược liệu – Bộ Y tế (1990): Cây thuốc Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

44.Viện Dược liệu (1993) : Tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Chương trình tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc (KY.02). NXB NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

45.Viện Dược liệu (2006): Nghiên cứu phát triển dược liệu và Đông dược - Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

46.Cao Thị Hải Xuân (2006).Đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của Vườn quốc gia Cát Bà - Hải phòng làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững” Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Đại Học Lâm nghiệp.

47.Lê Thị Xuân (2004), 50 cây thuốc thông dụng của cộng đồng người Mường ở Cúc Phương, ICBG/AP4.

48.Lê Thị Xuân, D.D. Soejarto (2008), Tuyển chọn những cây thuốc của cộng

đồng người Mường ở Cúc phương, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ,

Hà Nội.

Tài liệu tiếng anh

49.Brummitt R.K. (1992), Vascular Plant Families and Genera, Kew Royal Botanic Gardens.

50.Brummitt R.K., C. E. Powell (1992), Authors of Plant Names, Kew Royal Botanic Gardens.

51.Kang -Tae Suk (1998), TRAFIC and its medicinal plant Work, Proceeding of the Workshop on conservation of Medicinal Plants, Soeul, Republic of Korea, TRAFIC East Aisa, pp 23-33

52.Nguyen Nghia Thin (1993), Preliminary study of ethnopharmacology in Luong Son- Ha Son Binh, Provice, Viet Nam, Revue phamacutque.

53.Pétélot, A. (1952 – 1954), Les plantes me'dicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam. Archives des Recherches agronomiques et pastorales du Vietnam, Saigon.

54. UNEF- WCMC (2003), The UNEP World Conservation Monitoring Centre provides information services on conservation and sustainable use of the world's living resources, and helps others to develop information systems of their own. The Socialist Republic of Viet Nam Appendix 5 - Threatened Plant Species.

55. Soejarto D.D. et al. (2004), Seed Plants of Cuc phuong National Park. A documented Checklist, 760 pp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Phụ lục 1: Danh lục đa dạng nguồn tài nguyên phi gỗ tại VQG Cúc Phƣơng

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Công dụng Bộ Phận sử dụng

I. Lycopodiophyta Ngành thông đất

1. Lycopodiaceae Họ Thông đất

1 Lycopodium cernuum Lindl. Thông đất T Cả cây

2 L. calavatum L. Thạch tùng T Cả cây

II. Equisetophyta Ngành cỏ tháp bút

2. Equisetaceae Mộc tặc

3 Equisetum ramosissimum Desv. Mộc tặc T Cả cây

III. Polypodiophyta Ngành dương xỉ

3. Adiantaceae Đuôi chồn

4 Adiantum flabellumlatum Li. Cây dớn đen Tng Lá

4. Angropteridace Móng ngựa

5 Angiopteris evecta Forst. Quan âm toạ liên T Thân

5. Aspleniaceae Tổ diều

6 Asplenium nitidus L. Tổ diều T Cả cây

6. Davalliaceae Áo chén

7 Nephrolepis Cordipolia (L.)Presl. Móng cỏ trâu T Thân

7. Dicksoniaceae Lông cu ly

8 Cibotium barometz L.)J.Sm. Cẩu tích T Lông tơ

8. Gleicheniaceae Guột

9 Dicranopteris dichotoma (Thumb.) Berrs. Tế guột T Cả cây

9. Helminthostachyaceae Guột sâm

10 Eelminthostachys zeylanica (L.) Hook. Guột sâm T Cả cây

10. Lygodiaceae Bòng bong

11 Lygodium flexuosum (L.)Var.alata Claske Bòng bong T Cả cây

11. Marsileaceae Rau bợ

12 Marsilea quadrifolia L. Cỏ bợ T, Tng Cả cây

12. Polypodiaceae Cốt toái bổ

13 Drynaria fortunei J.mith. Bổ cốt toái, Biện bà T Thân , rễ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn tài nguyên phi gỗ của hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Cúc Phương nhằm bảo tồn những tri thức bản địa và nguồn gen quý (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)