Hệ thống hở Là các bể nuôi sử dụng ánh sáng tự nhiên Nhược điểm của hệ này là các lớp tế bào phần đáy bể nuôi thực tế sẽ không được

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ sinh học phần II các ứng dụng của công nghệ sinh học (Trang 31 - 33)

điểm của hệ này là các lớp tế bào phần đáy bể nuôi thực tế sẽ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tiến hành quá trình quang hợp (Hình 7.5).

Việc thu hoạch sinh khối vi khuẩn lam và vi tảo là công đoạn rất quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Có nhiều phương pháp thu sinh khối khác nhau như: ly tâm, vớt, lắng kết hóa học, lắng kết bằng điện trường, tự lắng kết... Trường hợp các vi tảo như Chlorella, Scenedesmus... có kích thước tế bào nhỏ thì chủ yếu dùng phương pháp ly tâm thu sinh khối. Với Spirulina người ta sử dụng phương pháp lọc. Thu hoạch sinh khối các vi khuẩn lam này bằng màng lọc nghiêng kết hợp với hút chân không. Sau khi thu hoạch, sinh khối được sấy khô bằng các cách như sấy đông khô, sấy chân không, sấy hình trống... để có được thành phẩm.

Hình 7.5. Nuôi tảo Spirulina ở Thái Lan và bột tảo được đóng viên

5. Chế biến rau quả

Rau quả được bảo quản lâu không biến chất và trong một số trường hợp giá trị dinh dưỡng của chúng còn được gia tăng nhờ được xử lý thông qua lên men lactic nhờ vi khuẩn Leuconostoc mesenteroides

Lactobacillus plantarum.

Chế biến và tạo ra các thực phẩm có giá trị từ đậu tương nhờ lên men vi sinh vật đã được biết từ rất lâu. Phổ biến hơn cả là các loại nước chấm và đậu phụ từ đậu tương nhờ lên Asper. oryzae Asper. tamari.

Để sản xuất đậu phụ trước hết phải ngâm đậu, sau đó nghiền đậu thành bột và lọc qua vải. Tạo kết tủa từ dịch nói trên bằng muối Ca hoặc Mg, sau đó đóng thành bánh đậu. Trong thời gian ủ, nấm sợi trắng phát triển rất mạnh trên bề mặt bánh đậu và tạo hương vị đặc biệt cho nó.

Hiện nay, trong công nghiệp sản xuất nước quả người ta sử dụng rộng rãi các loại enzyme pectinase, cellulase, hemicellulase, amylase, và protease. Chủ yếu để xử lý làm trong nước quả, giảm độ nhớt, giúp quá trình lọc và ổn định của chất lượng của nước quả ép. Trong đó, quá trình thủy phân pectin nhờ pectinase, pectateliase, polygalacturonidase và pectin esterase có vai trò quan trọng bậc nhất. Chúng cắt các liên kết glycoside trong phân tử pectin và do vậy, làm tăng hiệu suất tạo nước quả cũng như chất lượng của nó.

Tài liệu tham khảo/đọc thêm

1. Đái Duy Ban và Lê Thanh Hòa. 1996. Công nghệ sinh học đối với vật nuôi và cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. nuôi và cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Thị Thanh. 2003. Công nghệ vi sinh. NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tiến Thắng. 1999. Những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học. NXB Giáo dục, Hà Nội. bản về công nghệ sinh học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Chrispeels MJ and Sadava DE. 2003. Plants, Genes, and Crop Biotechnology. 2nd ed. Jones and Bartlett Publishers, Massachusetts, USA. Biotechnology. 2nd ed. Jones and Bartlett Publishers, Massachusetts, USA.

5. Narayanaswamy S. 1994. Plant Cell and Tissue Culture. Tata McGraw-Hill Publishing Co. Ltd. New Delhi, India. Hill Publishing Co. Ltd. New Delhi, India.

6. Ratledge C and Kristiansen B. 2002. Basic Biotechnology. Cambridge University Press, UK. University Press, UK.

7. Razan MK. 1994. An Introduction to Plant Tissue Culture. Oxford & IBH Publishing Co. Pvt. Ltd. New Delhi, India. Publishing Co. Pvt. Ltd. New Delhi, India.

8. Trigiano RN and Gray DJ. 2000. Plant Tissue Culture Concepts and Laboratory Exercises. CRC Press, New York, USA. Laboratory Exercises. CRC Press, New York, USA.

Một phần của tài liệu Nhập môn công nghệ sinh học phần II các ứng dụng của công nghệ sinh học (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)