Sơ lƣợc về triết học của Augustino

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức học của Augustino qua sự khảo cứu Tự thú (Trang 36)

Là một trong những triết gia giáo phụ La Mã vĩ đại nhất và là một trong những học giả phương Tây nổi trội nhất của Kitô giáo.

Augustino sinh tại Tagaste, Numidia(nay là Souk- Ahras, Algeria). Cha ông, Patricius (mất năm 371), là một người ngoại giáo (về sau cải sang đạo Kitô), trong khi mẹ ông, Monica, là một tín hữu Kitô giáo thuần thành; bà đã dốc sức không mệt mỏi trong việc cải đạo của con trai, và bà đã được giáo hội Kitô La Mã phong thánh. Ngay từ thuở thiếu thời Augustino chỉ say mê những thú vui và thành công vật chất, trần tục.

Bị lôi cuốn bởi chuyên luận triết học Hortensius của nhà hùng biện kiêm chính khách La Mã Marcustullius Cicero. Augustino trở thành người tìm kiếm chân lý một cách say sưa. Ông từ bỏ Kito giáo ở tuổi thiếu niên, đi vào cuộc truy đuổi triết học qua nhiều hệ thống triết học khác nhau. Vào khoảng năm 383, Augustino gặp giám mục st Ambrose lúc bấy giờ là gương mặt ưu tú nhất trong làng giáo sĩ của nước Ý. Và một biến cố quyết liệt, được các triết sử gia gọi là “sự quy hồi” đã sảy đến với Augustino. Chính ông đã tường thuật lại câu chuyện ấy. Một ngày kia trong khi đang vật vờ, lạc lõng và đau thương dằn vặt, bỗng nhiên ông cảm thấy không sao cầm được nước mắt, lập tức ông ra vườn đi dạo và chợt nghe văng vẳng ben tai tiếng nói lặp đi lặp lại của một đứa trẻ “Hãy cầm lấy quyển sách và đọc đi”, ông cảm nhận đây là một thánh lệnh, và ông lập tức mở kinh thánh và gặp ngay câu sau đây “Đừng chè chén say sưa, chớ chơi bời dâm đãng, đừng cãi cọ ghen tuông; những hãy mặc lấy chúa Giêsu – Kitô, Chúa chúng ta; và đừng yêu chiều xác thịt đến nỗi buông mình theo những thú vui nhục dục”(2 - Tr. 218), ông quyết định quy hồi tôn giáo. Cùng với đứa con trai của mình, Augustino chịu phép rửa tội từ giám mục Ambrose ngay trước lễ Phục Sinh năm 387 khi ông 33 tuổi. Augustino trở lại

35

Bắc Phi và được thụ phong linh mục năm 391. Ông trở thành giám mục giáo phận Hippo (nay là Annaba, Algeria) năm 395 và giữ trọng trách này đến khi chết năm 430.

Những tác phẩm của ông được chia ra làm hai thời kỳ. Thời kỳ đầu, phản bác lại các nhà Hàn lâm viện, trong đó ông phê phán hoài nghi luận của phái tân Hàn lâm viện. De beata (viết năm 386), trong đó ông bàn luận về những vấn đề

thuộc chủ nghĩa duy hạnh phúc. De ordine (năm 386), bàn về quy luật của vạn vật

và về cái ác. Soliloquia (viết trong những năm 386-387), bàn về nhận thức, chân lý,

sự thông thái và sự bất tử….Thời kỳ sau, Tự thú (Confessiones) (viết trong những

năm 397-401), là sự thú tội của ông. Chúa ba ngôi (De trinitate) (viết những năm

400 đến 416), là một tác phẩm lớn về quan hệ giữa lý trí và Mặc khải, đồng thời là một sự thử nghiệm, suy tư về Chúa ba ngôi với những suy nghiệm trong tâm khảm

của mình. Tác phẩm Thành đô của Thượng đế (De civitate Dei) (được viết từ năm

413 đến năm 426) bao gồm 22 cuốn sách của Augustino về thành đô của Thượng đế, trong đó ông phê phán đế chế La Mã đang suy tàn. Đây cũng là tác phẩm chính của ông bàn về triết học và lịch sử. Trong thời kỳ vương quốc La Mã suy tàn, những kẻ phá hoại san phẳng, biến vương quốc thành đống tro tàn, thì các tác phẩm của ông vẫn trở thành bất hủ. Chúng mãi mãi là nguồn tư liệu quý giá đối với triết học, tôn giáo và đạo đức của nhân loại.

Đề cập đến tư tưởng của Augustino ta phải nói đến học thuyết về chân lý, chúa trời và con người

Về chân lý:

Đây là vấn đề cơ bản đầu tiên trong tư tưởng của Augustino, bàn luận về những vấn đề có chân lý hay không? bằng cách nào chúng ta đi tới chân lý?chân lý là gì?

Giai đoạn đầu ông nghi ngờ việc có chân lý hay không. Ông cho rằng, chúng ta nên vừa lòng với những nhận định của mình bởi tri thức của chúng ta không được chắc chắn lắm. Không có gì là hoàn toàn chắc chắn cả (chịu ảnh hưởng của phái hoài nghi luận). Nhưng không chỉ thời kỳ này mà hầu như cả cuộc đời, Augustino

36

suy tư về khả năng tồn tại chân lý tuyệt đối. Xuất phát từ những bằng chứng xác thực, hiển nhiên, hoàn toàn có ý thức ông cho rằng: người ta muốn nghi ngờ gì tuỳ thích, nhưng người ta không thể nghi ngờ cả cái việc chính mình đang nghi ngờ này, hay: khi tôi lầm lẫn thì tôi cũng biết rằng tôi là tôi. Nhờ vậy, Augustino đã khám phá ra một dạng chân lý mới, đó là những chân lý có ý thức và từ đó ông tin rằng về nguyên tắc có thể vượt qua hoài nghi luận. Theo ông, chân lý bao giờ cũng là tất yếu và vĩnh cửu.

Về vấn đề nguồn gốc của chân lý, ông cho rằng, nguồn gốc của chân lý không thể nằm trong kinh nghiệm cảm tính vì theo ông nếu chỉ dừng lại ở việc trực cảm giác quan thôi thì không thể khẳng định những giá trị mang tính tất yếu và vĩnh cửu được. Từ đó ông đi đến kết luận: nguồn gốc của chân lý là bản thân tư duy, là lý trí “Chả cần tìm đâu cả! bạn hãy quay về với chính bạn! Chân lý có ở trong chính nội tâm con người”(Trích theo 29 - Tr. 44 ). Theo ông, tất cả linh hồn đều có lý trí, nhưng thường bị mù quáng bởi dục vọng. Nhưng với sự rọi sáng của Chúa trời, lý trí của con người không còn là một cái gì đó hoàn toàn độc lập. Bản chất của chúng giờ đây thuộc về những nền tảng sinh ra chúng, đó là lý trí của Chúa trời. Chính lý trí của Chúa trời tạo ra thế giới lý trí thuần tuý hay tư tưởng thuần tuý. Thế giới lý trí thuần tuý này làm cho tư duy con ngưòi vận động thông qua sự “phát sáng trực tiếp”.

Như vậy giải nghĩa vấn đề chân lý theo phương diện lịch sử thì Augustino có ý hướng trung thành với lịch sử, thông qua khái niệm rọi sáng mà bản sao thu nhận được từ bản gốc. Chứ ông không làm ngược lại, suy luận cái cao hơn từ cái thấp hơn như các lý thuyết về sự trừu tượng hoá hay học thuyết về lý trí hoạt động vẫn làm.

Bàn về bản chất của chân lý, theo ông, đó là “cái vốn dĩ là nó” - những ý niệm vĩnh cửu chứa đựng trong lý trí của Chúa trời. Ông đánh đồng các ý niệm vĩnh cửu với chân lý, và những ý niệm vĩnh cửu, những lý trí, quan niệm, chủng loài vĩnh cửu là bản chất đích thực của chân lý. Bởi vì, chúng là các ý niệm của Chúa trời, nên Augustino có thể khẳng định Chúa trời là chân lý. Với khái niệm này, chân lý mang cả khía cạnh bản thể luận.

37

Từ sự phân tích trên đây, ta thấy vấn đề chân lý không tách rời với vấn đề Chúa trời. Vậy có Chúa trời hay không và nếu có thì Chúa trời là cái gì?

Sự tồn tại của Chúa trời đối với Augustino như một điều đương nhiên và Chúa trời là một khái niệm cơ bản của tư tưởng.

Chứng minh sự tồn tại của Chúa trời về phương diện tư tưởng:

Theo ông, trong các hoạt động tinh thần của con người, trong tư tưởng, trong cảm xúc và khát vọng của mình, con người tìm thấy những điều xác thực, đúng đắn mang tính tất yếu, bất biến và vĩnh cửu. Người ta thấy chúng ở mọi nơi, đôi khi không được đầy đủ, thậm chí ngược lại, nhưng vẫn không bị suy chuyển trong mọi hoạt động tinh thần của con người. Những chân lý xác thực này không nằm trong không gian và thời gian, và nói chung không phải được rút ra từ những con người hiện thực đang hàng ngày biến đổi, sinh ra và chết đi, mà mang một nội dung khác, tồn tại như một siêu nhân, như một cái gì đó siêu thời gian trong con người. Giữa những gì không hoàn thiện. Trong những cái tương đối có cái tuyệt đối.

Trong những cái thuộc về con người có những cái thuộc về thế giới tiên nghiệm. Vậy là chúng ta đụng đến Chúa trời rồi đó. Chúa trời được coi như một Đấng hoàn thiện và thiếu Đấng hoàn thiện này thì ta không thể tư duy được về những sự vật chưa hoàn thiện. Chúa trời là chân lý tiên khởi, là cái thiện tiên khởi, là cơ sở và nền tảng của mọi chân lý và giá trị, Chúa trời là cốt cách của tất cả những cái này. Chúa trời không thể bị bó hẹp bởi một mối quan hệ nhân quả nào đó theo nghĩa Chúa trời là khởi nguyên tạo ra các chân lý, mà theo nghĩa chúng ta tiếp cận được với Chúa trời thông qua các chân lý, tương tự như thông qua các trường hợp thiện cụ thể mà chúng ta nắm bắt được cái thiện nói chung, cả khi nắm bắt được nó trong lòng bàn tay, thì chí ít cũng biết được nó là nó chứ không nhầm lẫn nó với cái khác.

Augustino còn đề cập đến Chúa trời sống động mang tính nhân hoá. Đối với ông, tinh thần không chỉ gồm những nội dung logic xa lạ với con người. Cái nội dung này quả thực là thuộc về lý trí, nhưng chỉ là cái phần nội dung sự vật trong lý trí. Còn cái lý trí đích thực như một chỉnh thể thì bao giờ cũng là một lý trí sống

38

động. Mặt khác, Augustino cũng như các nhà tư tưỏng cổ đại nói chung, coi sự sống không đơn thuần là một cái gì đó phi duy lý xa lạ với lý trí, mà là nhìn nhận sự sống như một cái gì đó gần gũi với logos. Nhờ có thần ngôn mà sự sống có thể hình, rõ nhất là việc nó tái tạo ra sự sống của linh hồn.

Khi bàn về bản chất của Chúa trời, ông cho rằng, trí tuệ hữu hạn của chúng ta không thể nhận thức được vị Chúa trời bất tận. Thậm chí các khái niệm mà chúng ta sử dụng ám chỉ Chúa trời cũng chỉ mang tính tương đối. Người ta có thể nói rằng Chúa trời là sự Thống nhất và Duy nhất, rằng Chúa trời là sự hoàn thiện toàn năng, tồn tại vĩnh cửu, và trước tiên Chúa trời là tồn tại hữu thể. Hơn nữa, Chúa trời là cái thiện, không có gì tốt hơn và cao cả hơn Chúa trời. Như vậy, Chúa trời là cái thiện tiên khởi, thông qua đó mới có tất cả những cái thiện khác.

Và cuối cùng, Chúa trời là khởi nguyên của thế giới. Ngoài Chúa trời ra, mọi vật chỉ là sự mô phỏng cái bản gốc, tức ý niệm của chúng trong lý trí của Chúa trời. Chỉ có thông qua sự thông dự trong sự tồn tại của Chúa trời thì mọi vật mới là chính bản thân chúng.

Về con người

Augustino đã đặt con người vào vị trí trung gian giữa thế giới tinh thần siêu việt và thế giới vật chất, đúng hơn, con người thuộc về cả hai thế giới ấy, do đó có tính chất hai mặt - tích cực và tiêu cực, thiện và ác, tốt và xấu, bất tử và khả tử. Trạng thái phân đôi, tính chất hai mặt của con người là ở chỗ con người được Chúa sáng tạo từ chỗ “không - tồn - tại” nên luôn bị đe dọa đi vào cõi tịch diệt… “Được Chúa sáng tạo” – nghĩa là nhất thời, khả biến, khả hủy, cái ác. Con người mắc phải tội tổ tông, bởi vì phần thân xác đè nén phần linh hồn. Nhờ biết xưng tội và chuộc lỗi mà mọi thứ sẽ trở về với vị trí ban đầu của mình. Linh hồn là cốt lõi trong con người, chứ không phải thân xác. Linh hồn là bản thể phi vật chất, phi không gian, phi lượng tính và là thực thể tinh thần thuần túy, độc lập, không có điểm gì chung với chức năng sinh học của cơ thể người. Nếu như vậy thì bằng cách nào linh hồn cư ngụ trong thân xác hữu hạn của con người? Thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi đó, Augustino phản bác quan niệm của Plotin về thân xác như nhà tù của linh hồn

39

khẳng định sự thống nhất linh hồn và thể xác. Con người không hẳn là linh hồn, không hẳn là thân xác, mà là sự thống nhất cả hai. Nhưng ngay cả khi linh hồn thống nhất với thân xác, nó vẫn là một bản thể năng động, không nằm ở một vị trí không gian cố định, mà phân tán khắp nơi. Bản chất hay phân tán ấy chứng minh rằng, linh hồn chưa hẳn cư ngụ ở thân xác, mà ngược lại thân xác cư ngụ ở linh hồn. Trong sự thống nhất linh hồn và thân xác thì linh hồn đóng và trò quyết định, vì nó là sự sống và lý trí. Con người là linh hồn lý tính, điều khiển thân xác.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề đạo đức học của Augustino qua sự khảo cứu Tự thú (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)