8. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Phương pháp giáo dục đạo đức theo Nho giáo Khổn g Mạnh
Giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với việc hoàn thiện nhân cách,
đạo đức của con người, những đức tính nếu không được hướng dẫn có thể trở thành tính xấu. Học hỏi là một phương tiện để rèn luyện tính tốt, khiến tính tốt có thể phát huy. Vì thế mà theo Khổng Tử: “1. Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội.
2. Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. 3. Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là sự tổn hại.
4. Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là sự phản loạn 5. Chuộng tính cứng cỏi mà không ham học thì mối che lấp là tính cuồng loạn”[42, 622]. Hay theo Mạnh Tử: “Cẩn thận chăm lo việc giáo dục nơi nhà trường, nhà tự, vạch rõ ý nghĩa của nết hiếu và nết đễ”[42, 722].
Phương pháp giáo dục đạo đức theo Nho giáo Khổng – Mạnh là trước hết dạy những điều người ta có thể hiểu được, rồi dần dần dạy những điều cao xa. Theo Khổng Tử, dạy điều gì cũng phải để cho học trò cố sức suy nghĩ và tìm tòi lấy, khi nào xem chừng đã gần hiểu được, nhưng còn chưa thấu suốt được mọi lẽ, thì ông mới chỉ bảo cho. Vì vậy, với học trò, ai mà tự mình không cố sức suy xét cho kỹ các lẽ thì dẫu có dạy cũng không có ích gì. Theo Khổng Tử, để có đạo đức, để có trí, người học phải là người luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi. Cho nên, trong dạy học, ông dạy học trò của mình thường chỉ gợi lên một mối rồi để học trò của mình tự suy nghĩ, tự lĩnh hội và tự mình khám phá
thêm những cái mới khác. Tuy nhiên, ông cho rằng, không phải ai dạy cũng được và theo ông có hạng người tư chất đủ học mà hiểu được những lẽ cao xa, có hạng người tư chất dẫu có học cũng không hiểu được. Như ông nói: “Đối với những người từ bậc trung trở lên, có thể dạy bảo về phần hình nhi thượng; đối với người từ bậc trung trở xuống, không thể dạy bảo về phần hình nhi thương vậy”[333, 42]. Người nào đã không thể biết được, thì càng dạy những điều cao xa thì càng làm cho người ta khó hiểu. Vậy nên, theo Khổng Tử: “Sinh ra đã biết (đạo lý) là bậc trên hết. Học rồi mới biết là hạng thứ. Tối tăm mà chịu khó học, lại dưới một bậc nữa. Tối tăm mà chẳng chịu học là hạng người thấp hơn cả” [42, 605]. Và Khổng Tử còn cho rằng, đa số mọi người hiểu được những điều thiển cận giản dị mà thôi, còn những điều uyên bác cao xa, dẫu có đem ra giảng dạy cho người ta cũng không thấu suốt hết mọi nhẽ, thành ra làm loạn cả tinh thần mà không được việc gì. Về vấn đề này, Mạnh Tử nói rõ hơn: “Người quân tử có năm cách để dạy đạo lý (tuỳ theo từng hạng người):
1/ Có hạng người ham thích đạo lý, như cây cỏ gặp mưa đúng hạn, mà biến đổi tâm tính.
2/ Có hạng người thuần hậu, nghe giảng mà thành tựu về đức hạnh. 3/ Có hạng người minh mẫn, nghe giảng mà thành đạt về tài năng. 4/ Có hạng người hiểu đạo lý nhờ nghe giải đáp những câu hỏi. 5/ Có hạng ngưòi nhờ cách gián tiếp mà tự sửa mình” [42, 1329]. Về việc giáo dục, giáo hóa, thì Khổng Tử cho rằng, tính của tất cả mọi người đều được trời đất phú cho, cái tính ấy thì ai cũng như ai nhưng rồi vì “tập” mà thành ra mỗi người một khác. Còn theo Mạnh Tử bản tính của con người vừa mới sinh ra là thiện và do trời phú cho con người. Nhưng cái bản tính ấy luôn bị vật dục chi phối, ngoại cảnh tác động, nên con người cần phải được giáo dục, giáo hoá. Như ông nói: “Lòng trắc ẩn ai ai cũng có, lòng tu ố ai ai cũng có, lòng cung kính ai ai cũng có, lòng thị phi ai ai cũng có. Lòng
trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đầu mối của nghĩa, lòng cung kính là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí vậy. Nhân, nghĩa, lễ, trí chẳng phải ở ngoài đổ khuôn vao ta, mà ta có sẵn cả, chẳng qua không nghĩ tới mà thôi” [42, 1205]. Cho nên, Nho giáo Khổng – Mạnh rất chú ý tới việc giáo dục, giáo hóa. Và chỉ có như vậy, con người ta mới hữu đạo, mới có đạo đức. Bởi, theo Mạnh Tử: “Này, đạo như con đường lớn, hà khó tìm hiểu hay sao? Lỗi tại người ta không chịu tìm kiếm thôi” [42, 1242]. Và mục đích của giáo dục, giáo hoá là dạy cho con người có đạo đức, có nhân, nghĩa, lễ.... Vì vậy, giáo dục, giáo hoá có vai trò quan trọng, như Mạnh Tử nói: “Giáo hoá tốt thu được lòng dân còn hơn là chính trị tốt. Chính trị tốt khiến dân sợ hãi, giáo hoá tốt được dân thương yêu. Chính trị tốt đem lại tài sản cho dân, giáo hoá tốt được lòng dân” [42, 1297].
Cũng giống như các học thuyết đạo đức khác, một mặt đặt ra những chuẩn mực đạo đức để con người học hỏi và rèn luyện bản thân mình, đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh còn đưa ra những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho con người theo những chuẩn mực ấy. Nho giáo đã nêu ra hai nguyên tắc để rèn đức: Tự tu dưỡng bản thân và nêu gương.
Khổng Tử khuyên các học trò phải tu thân, dưỡng tính, ông luôn kêu gọi các bậc vua chúa cần phải “tu thân”, sửa đức theo gương những bậc vua thánh thời xưa như vua Nghiêu, vua Thuấn. Bản thân Khổng Tử cũng là tấm gương về việc tu dưỡng đạo đức. Tư tưởng này của ông đã được Mạnh Tử và các nhà Nho sau này kế tục và phát triển. Mạnh Tử chủ trương “Tồn tâm”, “Dưỡng tính” để phát huy được bốn đức tính vốn sẵn có trong con người. Khi Phàn Trì hỏi Không Tử về việc tu dưỡng đức tính, tu sửa lỗi lầm và phân biệt điều lầm lẫn, Khổng Tử trả lời: “Câu hỏi hay lắm! Phải cố gắng làm điều thiện mới mong được điều thiện, đó chẳng phải là tu dưỡng tính tình hay sao? Đả kích điều xấu của mình, không đã kích điều xấu của người, đó chẳng phải là tu sửa lỗi lầm hay sao? Giận dữ trong một lúc, đến nỗi quên cả bản thân
mình, lại làm lụy tới song thân, đó chẳng phải là điều lầm lẫn hay sao?” [42, 492]. Và Khổng Tử đòi hỏi người cai trị phải là người: “Nếu có thể sửa mình cho ngay thẳng thì cai trị dân có gì là khó đâu? không thể sửa minh ngay thẳng, lại có thể sửa người ngay thẳng được sao?” [42, 507] Con người nhờ tu dưỡng đạo đức mới trở thanh người có đạo đức, mới trở thành người tốt. Khổng Tử nói rằng: “Có lỗi mà không sửa mới thật là lỗi” [42, 582]. Thành tâm, dưỡng tính là để nuôi dưỡng tứ đoan, phát huy được bốn đức tính lớn vốn sẵn có trong con người: nhân, nghĩa, lễ, trí.
Nho giáo cho rằng, tu thân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những chỉ cho cá nhân, mà còn cho cả gia đình và quốc gia. Theo Nho giáo, nếu người dân thường cứ giữ đúng đạo con em cũng là giúp nước; nhà cầm quyền cứ giữ đạo con em cũng là trị dân rồi, vì như vậy là làm gương cho dân, dân tốt thì nước không loạn.
Trong quan niệm của Khổng Tử cũng như Mạnh Tử, để trở thành nhà cầm quyền, cũng như để cho thiên hạ hữu đạo thì mỗi người cần phải học tập. Sự học đó là học cách trị người và học cách làm người. Với Khổng Tử: “Học mà không suy nghĩ ắt mờ tối, suy nghĩ mà không học hỏi ắt mệt mõi” [42, 227]. Vì, học trước hết là để tu thân, theo Khổng Tử: “Người tu tập để nên thành thật thì chọn lựa lấy điều thiện, mà giữ lấy thật chặt chẽ: học cho rộng, hỏi cho kỹ, suy nghĩ cho cẩn thận, biện luận cho sang và dốc lòng mà làm”[42, 141-142]. Học là để hiểu biết, lấy mục đích cuối cùng mà nói tức là học để hành. Và theo Khổng Tử: “Hiểu biết là hiểu biết, không hiểu nhận là không hiểu. Thế cũng là đã biết rồi vậy!”[42, 228]. Tránh trường hợp, biết mà làm ra không biết, và không biết làm ra biết, nếu vậy rất dễ dẫn đến hành sai. Học và hành gắn bó chặt chẽ cho nhau, mở đầu và hoàn chỉnh cho nhau. Theo Khổng Tử, trong xã hội có người sinh ra đã biết, có người khó khăn khốn khổ mới biết và có người dạy mãi mà không biết. Khi đề cập đến hành, trong xã hội cũng đã phân thành các hạng người khác nhau, có người cứ tự nhiên mà
hành, có ngưòi hiểu ích lợi mà hành, có người gắng gượng mà hành. Dù mức độ cố gắng là khác nhau, song đến khi đã đạt đến kết quả cụ thể và đã biết được rồi, đã thành công rồi thì đều như nhau, đều là một.
Học là để hiểu biết cái hiện chưa biết, cũng tức là hiểu biết cái mới, nắm được cái mới và thực hành nó, biến nó thành cái quen thuộc trong cuộc sống. Khổng Tử nhận thấy phương pháp: “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ biết mới) có một vai trò rất quan trọng. Đối với đạo cũng như việc giáo hoá đạo đức thì phải lấy khuôn vàng thước ngọc của Nhị đế, Tam vương, các bậc thành hiền làm chuẩn. Bởi vậy, con người muốn tu thân, tề gia, trị quốc và binh thiên hạ, muốn cho cả thiên hạ được hữu đạo thì hằng ngày con người phải giữ gìn và thực hiện cho đúng đạo của các vua Thánh thuở xưa, từ Văn Vương, Võ Vương nhà Chu đến Thành Thang nhà Thương và Hạ Vũ rồi lên đến đỉnh cao là Nghiêu và Thuấn. Theo Khổng Tử: “ôn điều cũ để biết điều mới, có thể làm thầy người ta vậy” [42, 225]. Vì “ôn cố”, Khổng Tử học không chán và dạy không mệt mỏi về những việc của thuở xưa, người xưa. Sử sách, kinh truyện đã được Khổng Tử học hết và ghi chép từ các Kinh Thi, Kinh Thư, Lễ, Nhạc... và để truyền đạt nó ông còn mở lớp dạy học để “ôn cổ” và “tri tân”. Ôn lại thật kỹ và thật rộng mọi cái cũ từ thời đại thái cổ được ghi chép rõ ràng và phong phú nhất ở thời Tây Chu, mọi quan điểm triết học, mọi tư tưởng và mọi phương pháp nhận thức; cũng như mọi lễ nghĩa, kỷ cương v.v...nhạy bén tìm ra cái mới của đạo lý, của mỗi vị thánh hiền để gộp chung lại có thể nêu lên mẫu mực cho muôn đời. Và dựa vào cái vốn “ôn cổ nhi tri tân” thật giàu của mình, Khổng Tử, Mạnh Tử suốt đời xây dựng sự nghiệp học thuật và sự nghiệp lập đạo bằng phương pháp “tập kỳ đại thành”, đó là phương pháp gộp những thành quả, thành công, thành tựu lớn của người ta lại. Vì vậy, vừa ôn,
vừa tập đạo đức và trí tuệ của thánh vương đã khiến người sáng lập ra Nho giáo hết lòng thành kính các vị Nhị đế, Tam vương của thời đại trước. Và
trước sau, trong thâm tâm mình, Khổng Tử chỉ sợ những người hiện tại và trong tương lai quên mất những tấm gương như vua Nghiêu, vua Thuấn.
Hiếu cổ, một lòng hiếu cổ, thường xuyên hướng về đời xưa, việc xưa với một niềm tin chân thành và một tinh thần nhạy bén để tìm ra chân lý, Khổng Tử suốt đời “học không chán và dạy không mỏi”, nhất quán vận dụng phương pháp: ôn lại cái cũ, gộp lại tất cả những điều đã có từ xa xưa và thuật lại những điều đã nghe được, thấy được, tìm hiểu được từ cuộc sống thời đã qua. Tất cả đều giữ chặt lấy cái cũ, đào xới cái cũ lên, quay về với cái cũ để tìm ra cái mới, để thiện hạ hữu đạo, thái bình và thịnh trị.
Về vấn đề nêu gương, Khổng Tử yêu cầu nhà cầm quyền phải có đạo đức và phải gương mẫu, có như vậy thì dân mới tin và đi theo vua. Khổng Tử nói rằng: “Nên để tâm trí vào đạo, nắm vững đức hạnh, noi theo điều nhân, vui thích với lục nghệ”[42, 346]. Còn Mạnh Tử thì cho rằng: “Nhân đạo là điều cốt yếu của lòng người, điều nghĩa là con đường mọi người phải noi theo. Bỏ con đuờng lớn chẳng noi theo, để thất lạc con tim chẳng biết tìm lại, (những kẻ như thế) thật đáng thương thay! Người ta có con gà, con chó đi lạc, đều biết tìm về, mà có con tim thất lạc không biết tìm về. Phương pháp học vấn chẳng có điều gì khác: có tìm lại con tim thất lạc mà thôi” [42, 1224]. Và yêu cầu của phương pháp nêu gương theo Khổng Tử là: “Nhìn những việc đã làm, xem vì sao như thế, xét kỹ coi có vui lòng mà làm hay không” [42, 224]; hay: “Thấy người hiền, nghĩ cách làm sao cho bằng người ta. Thấy người không hiền, xem xét lại bản thân”[42, 279]. Nghĩa là khi lấy một hành động nào đó làm chuẩn, một tấm gương nào đó để học tập thì chúng ta phải biết quan sát, phải xem xét xem hành động của người đó là để biết tốt hay xấu, để biết mà học hỏi và tránh khỏi những hành động xấu. Bởi theo Mạnh Tử: “Tiếng tăm nhân đức thâm nhập lòng người còn sâu hơn những lời nhân hậu”[42, 1297]. Vì vậy, muốn để cho dân tin thì người cầm quyền phải là tấm gương về đạo đức. Nhà cầm quyền muốn được dân theo thì tự mình
phải có đạo đức và phải gương mẫu về mặt đạo đức, vì theo Mạnh Tử: “Bản thân không làm theo đạo lý, chẳng giáo hoá nổi vợ con. Sai khiến người không đúng đạo lý, bảo vợ con cũng chẳng nổi”[42, 1344]. Mạnh Tử còn cho rằng, bề trên phải giữ mình cho ngay thẳng và luôn tự xem xét bản thân để làm gương cho dân: “Yêu người mà người không thân ái, hãy xét lại lòng nhân của mình. Sai khiến người mà người không phục, hãy xét lại trí sáng suốt của mình. Giữ lễ với người, chẳng được đáp ứng, hãy xét lại thái độ của mình đã đủ cung kính chưa. Làm bất cứ việc gì không được toại nguyện, đều nên xét lại bản thân. Bản thân ngay thẳng, mọi người đều theo lễ” [42,1024].
Mặc dù nguyên tắc tự tu dưỡng bản thân và sự nêu gương về đạo đức trong Nho giáo Khổng – Mạnh đưa ra có nhiều ý nghĩa, nhiều giá trị, nhưng nhìn chung, đạo đức Nho giáo cũng không vượt ra khỏi sự hạn chế về mặt lập trường giai cấp. Đạo đức Nho giáo là thứ đạo đức cũ - đạo đức của xã hội phong kiến, cái đạo đức ấy không thể không mang tính bảo thủ, trì trệ và lạc hậu, một thứ đạo đức như Hồ Chí Minh đã đánh giá là “đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời”.
Có thể nói, phạm trù "Nhân", “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Chính danh”cũng như những nguyên tắc giáo dục đạo đức của Khổng - Mạnh đã ra đời trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thời kỳ phong kiến) ở Trung Quốc và nó đã phát huy tác dụng, giúp cho giai cấp thống trị bình ổn xã hội, trói buộc con người vào trật tự của chế độ phong kiến, vào lễ giáo phong kiến. Nhưng ngày nay, ở Việt Nam, tồn tại xã hội đã thay đổi và đang trong quá trình xây dựng chế độ mới - đó là chế độ xã hội chủ nghĩa với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm cơ sở. Trên một mảnh đất hiện thực mới đó, phải chăng tư tưởng đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh đã hết vai trò của nó hay nó vẫn còn những “hạt nhân hợp lý” mà chúng ta cần phải kế thừa và cần phát hiện ra những “hạt sạn” để loại bỏ, nhằm khắc phục những mặt hạn chế về
đạo đức do nền kinh tế thị trường gây ra cũng như đáp ứng những yêu cầu về mặt đạo đức trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Muốn biết được vai trò của tư tưởng đạo đức trong Nho giáo Khổng - Mạnh như thế nào