Bốn chìa khóa của nhà quản lý tài ba

Một phần của tài liệu Trước tiên, hãy phá bỏ hết những lề thói tư duy thông thường (Trang 48 - 49)

“Các nhà quản lý giỏi đóng những vai trò này như thế nào?”

Vai trò xúc tác mô tả những gì mà các nhà quản lý tài ba đang làm. Nó chưa nói cho chúng ta biết họ làm điều đó như thế nào.

Vậy, họ làm điều đó như thế nào? Các nhà quản lý giỏi mở tung tiềm năng của nhân viên bằng cách nào? Họ chọn người, ấn định các mong đợi và động viên cũng như phát triển từng người và mọi người như thế nào?

Cách nghĩ thông thường khuyến khích bạn

1. chọn người… dựa trên kinh nghiệm, trí thông minh và ý chí.

2. ấn định các mong đợi… xác định những bước đúng.

3. động viên nhân viên... giúp anh ta nhận ra và khắc phục các điểm yếu.

4. phát triển nhân viên... giúp anh ta học tập và thăng tiến.

Bề ngoài thì dường như chẳng có gì sai trong lời khuyên này. Thật vậy, nhiều nhà quản lý và nhiều công ty đang tích cực làm theo nó. Nhưng tất cả đều trật chìa hết rồi. Bạn không thể xây dựng một nhóm làm việc giỏi chỉ bằng cách đơn thuần chọn người dựa trên kinh nghiệm, trí thông minh và ý chí của họ được. Xác định những bước đúng và chỉnh sửa các điểm yếu của người ta chưa phải là cách hiệu quả nhất để tạo ra thành tích vững bền. Và việc chuẩn bị cho ai đó bước lên bậc thang kế tiếp hoàn toàn không đúng với cốt lõi của “sự phát triển”.

Xin nhớ cái nhìn thấu suốt đầy tính cách mạng có chung ở các nhà quản lý tài ba là:

Con người không thể thay đổi nhiều

Đừng phí công để thêm vào những gì một người còn thiếu Mà hãy cố rút ra những điều tốt đã có sẵn

Điều đó cũng đủ khó khăn rồi.

Nếu bạn áp dụng cái nhìn hiểu thấu của họ vào những hoạt động cốt lõi của vai trò chất xúc tác, thì đây là những gì bạn sẽ thấy:

v Khi chọn người, họ chọn tài năng… chứ không chỉ có kinh nghiệm, trí thông minh hay ý chí.

v Khi ấn định các mong đợi, họ xác định những kết quả đúng… chứ không phải những bước đúng.

v Khi động viên nhân viên, họ chú trọng đến các điểm mạnh... chứ không phải các điểm yếu.

v Khi phát triển nhân viên, họ giúp anh ta xác định đúng công việc và vị trí phù hợp… chứ không chỉ đơn thuần là nấc thang kế tiếp.

Chúng tôi gọi tên cách tiếp cận đầy tính cách mạng này là “Bốn chìa khóa” của các nhà quản lý tài ba. Cả bộ Bốn chìa khóa này cho thấy rõ những nhà quản lý ấy đã mở khóa tiềm năng của mỗi và mọi nhân viên như thế nào.

Chúng ta hãy cùng nhau khảo sát xem mỗi chìa khóa trong số ấy hoạt động ra sao và làm cách nào bạn có thể vận dụng chúng vào các nhân viên của mình

Một phần của tài liệu Trước tiên, hãy phá bỏ hết những lề thói tư duy thông thường (Trang 48 - 49)