Sau cuộc khủng hoảng nợ năm 1982, Mexico đã tiến hành một loạt cải cách giúp khôi phục nền kinh tế. Quá trình chuyển đổi cơ cấu và ổn định nền kinh tế vĩ mô ở Mexico bắt đầu đạt những thành tựu nổi bật vào những năm 1986, khiến cho các luồng vốn vào nước này tăng trưởng một cách nhanh chóng. Kinh tế tăng trưởng trở lại trong khi peso Mexico lại được neo vào dollar Mỹ đã dẫn tới hiện tượng Peso lên giá so với dollar. Đầu thập niên 1990, hiện tượng này diễn tiến nhanh chóng. Hậu quả là xuất khẩu của Mexico chịu ảnh hưởng bất lợi trong khi nhập khẩu được thúc đẩy. Điều này dẫn tới Mexico trở nên bị thâm hụt cán cân tài khỏan vãng la. Đầu năm 1993, mức độ thâm hụt tương đương 6,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Sự thâm hụt này chủ yếu được bù đắp bằng vay nợ ngắn hạn của nước ngoài. Một thời gian dài, lãi suất của Mexico cao hơn lãi suất của Mỹ. Kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định, lãi suất trong nước cao là những nhân tố thúc đẩy dòng vốn tư nhân nước ngoài đổ vào nền kinh tế Mexico. Riêng thời gian từ 1990 đến 1993, Mexico đã thu hút được 93 tỷ Dollar đầu tư nước ngoài, chiếm một nửa tổng đầu tư nước ngoài vào Mỹ Latin. Qũy tiền tệ Quốc tế đã kiến nghị chính phủ Mexico có các biện pháp giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, mức độ thâm hụt tiếp tục gia tăng trong năm 1994, lên tới 8% GDP. Bên cạnh đó, năm 1994 đã xảy ra hiện tượng lãi suất quốc tế tăng lên kích thích các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đầu tư của mình theo hướng giảm đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển. Nền kinh tế Mexico tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng có nhiều nét tương đồng với Mexico vào những năm xảy ra khủng hoảng. Kể từ 2002, ở Việt Nam đã xuất hiện thâm hụt thương mại gia tăng mang tính chất hệ thống, đến nay đã đạt đến mức cao trong lịch
sử. Thâm hụt thương mại mang tính cơ cấu là gánh nặng lớn đối với Cán cân Thanh toán (BOP) của quốc gia, và kết quả là cán cân vãng lai đã rơi vào tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Bên cạnh thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) kéo dài trong nhiều năm cũng làm tăng thêm những rủi ro cho nền kinh tế, cả rủi ro tăng trưởng và mất ổn định kinh tế vĩ mô
Bên cạnh đó, hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam còn yếu kém. Đó là sự thiếu phối hợp điều tiết giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính. Ngoài ra, cơ chế cảnh báo và giám sát hệ thống sớm cũng là một điểm yếu của hệ thống điều tiết hiện nay. Bên cạnh đó là sự yếu kém trong việc quản lý các công ty tài chính có vốn nước ngoài và giám sát dòng vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài ra thì đó còn là sự yếu kém trong quá trình theo dõi và giám sát, bao gồm tính thiếu minh bạch và chất lượng các báo cáo. Sự phát triển, đổi mới của hệ thống tài chính tạo ra những sản phẩm lai ghép, do đó, công tác giám sát cũng gặp khó khăn hơn. Sự không tương thích giữa các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn thế giới trong việc giám sát dựa trên rủi ro đã góp phần làm bộc lộ tính yếu kém của công tác điều tiết và giám sát. Điều này khiến cho các nhà đầu tư gặp khó khăn khi tìm kiếm cơ hội đầu tư, và gây tâm lý hoang mang, không tin tưởng, dễ dẫn đến tình trạng rút vốn ào ạt ra khỏi thị trường. Tác động thứ hai của sự yếu kém trong công tác điều tiết và giám sát là tạo ra các cơ hội cho sự đầu cơ ồ ạt, làm bóp méo thông tin thị trường
3.2.1Cán cân vãng lai
Nguyên nhân nội tại của khủng hoảng tiền tệ Mexico 1994 là việc Mexico đã duy trì 1 tỷ giá cố định trong thời gian quá dài dẫn tới hiện tượng Peso lên giá so với dollar. Hậu quả là xuất khẩu của Mexico chịu ảnh hưởng bất lợi. Điều này dẫn tới Mexico trở nên bị thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai.
Đối với Việt Nam, thâm hụt cán cân vãng lai là vấn đề thâm niên. Mặc dù thâm hụt có thể được bù đắp đầy đủ bởi FDI, ODA và tiền chuyển về của Việt Kiều, nhưng mức thâm hụt này là khá lớn. Đã đến lúc Việt Nam phải tái cấu trúc nền kinh tế để giải quyết vấn đề nhập siêu và có tốc độ tăng trưởng bền vững hơn. Nên Việt Nam phải tăng
cường tính hiệu quả của các dự án đầu tư sử dụng ngoại tệ để có thể tạo ra thu nhập ngoại tệ và tiết kiệm ngoại tệ. Đặc biệt là các dự án FDI hướng về xuất khẩu thường hiệu quả, và có thể giúp hình thành “cụm” các nhà cung cấp nội địa, từ đó nâng cao hơn nữa lợi thế cạnh tranh thúc đẩy ngoại thương phát triển.
3.2.2Cân đối kinh tế vĩ mô
Khủng hoảng tiền tệ cũng nhắc nhở Việt Nam về việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường thắt chặt hoạt động tài khóa để giảm bớt nợ công không thật sự cần thiết. Việc vay mượn luồng vốn từ nước ngoài hoặc từ các tổ chức để phát triển kinh tế thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến bùng nổ kinh tế ảo và xảy ra lạm phát. Việt Nam cần áp dụng thêm kỷ luật tài khóa nhất là trong bối cảnh thất thu kép càng ngày càng lớn cho các cán cân tài khóa và ngoại thương.
3.2.3Chế độ tỷ giá
Đặc điểm chung của nền kinh tế Mexico và các nền kinh tế châu Á trong đó có Việt Nam là việc sử dụng tỷ giá cố định. Việc neo tỷ giá này rất khó chống lại các cuộc đầu cơ tỷ giá, đặc biệt là đối với những nước có hệ thống tài chính yếu. Việc tăng lãi suất nhằm chống đỡ cho tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống tài chính, thậm chí có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực.
Hơn nữa, việc neo tỷ giá cố định có thể gây ra biến dạng trong hệ thống tài chính. Việc cố định tỷ giá được coi là sự bảo đảm ngầm rằng sẽ không có gì thay đổi trong giá trị của tiền tệ sẽ khuyến khích cho các nhà đầu tư vay ngoại tệ và kinh doanh các ngành tài chính chịu rủi ro tỷ giá cao.
Tại Mexico, việc đánh giá tỷ giá thực, tốc độ phát triển của nợ ngắn hạn bên ngoài và việc thâm hụt tài khoản vãng lai cùng với sự yếu kém của hệ thống tài chính đã tạo áp lực mạnh mẽ lên thị trường ngoại hối. Áp lực này đã khiến cho Mexico phải bỏ tỷ giá cố định và chấp nhận tỷ giá thả nổi. Tương tự như vậy, khi thị trường bắt đầu đặt câu hỏi về tính bền vững của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, áp lực đầu cơ tăng lên khi nhận thấy nợ nước ngoài tăng, thâm hụt cán cân vãng lai lớn. Bên cạnh đó, việc yếu kém
trong việc giám sát hoạt động tài chính cũng như những khó khăn trong môi trường chính trị cũng khiến cho việc đầu cơ gia tăng mạnh mẽ trên thị trường hối đoái
3.2.4Yếu kém trong quản lý và hiện tượng đầu cơ
Nổi bật là bài học về nguy cơ khủng hoảng bắt nguồn từ quản lý yếu kém và hiện tượng đầu cơ. Bài học này đặc biệt có ý nghĩa đối với nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà nền kinh tế đã và đang hội nhập đáng kể với thế giới trong thập niên vừa qua.
Hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, các nước đang phát triển như Việt Nam nỗ lực thu hút ngày càng lớn vốn đầu tư từ các nước đã phát triển. Trong các hình thức đầu tư nước ngoài, đầu tư tài chính (đầu tư vào các sản phẩm tài chính thuần túy) đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn, do sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây. Lợi ích cụ thể của đầu tư tài chính được lí giải thông qua tác động “đòn bẩy” hay “cấp số nhân”, nhằm bù vào thâm hụt trong dự trữ và thương mại của các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng những tác động này, nếu thất bại, sẽ dẫn đến tăng trưởng bong bóng của nền kinh tế và hậu quả là dẫn tới khủng hoảng
Cụ thể là, phần lớn các nhà quan sát cho rằng những yếu kém trong quản lý thị trường vốn và các khoản vay ngân hàng là nguyên nhân dẫn tới bùng nổ về tín dụng. Vì vậy, bài học cho Việt Nam là phải xây dựng được một hệ thống quản lý đủ tinh vi để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trên, đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính. Điều này không có nghĩa hạn chế đầu tư nước ngoài mà để quản lý tốt hơn các nguồn vay bên ngoài, đặc biệt là các nguồn vay chưa phân tán rủi ro, nhằm giảm thiểu những khoản nợ không có khả năng thu hồi trong tương lai .
Do đặc trưng của hình thức đầu tư tài chính là nhà đầu tư có thể rút vốn dễ dàng, vào giữa năm 1994, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn ồ ạt của họ từ Mexico và trực tiếp gây ra khủng hoảng tài chính ở nước này. Vì vậy, Việt Nam hiện nay cần tiến tới xây dựng một hạ tầng tài chính đủ vững vàng để ổn định trước những thay đổi trong nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và biến động trên thị trường tài chính thế giới. Bênn cạnh đó,
các nhà quản lý tài chính cần có những qui định phù hợp để buộc những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tham gia giải quyết hậu quả (trong trường hợp xảy ra khủng hoảng). Vì, thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mexico (cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó) cho thấy những nhà đầu tư này thường tìm cách tháo chạy với rất ít trách nhiệm đối với nước nhận vốn đầu tư, mặc dù, chính sự rút vốn bất ngờ và ồ ạt của họ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng ở các nước này. 3.2.5. Minh bạch hóa mọi thông tin tài chính tiền tệ
Một điểm đáng lưu ý nữa là đã có không ít những nhà kinh tế và tài chính đánh giá rằng chính sự “hoang mang” của các nhà đầu tư đã dẫn tới sự rút vốn ồ ạt từ nền kinh tế Mexico vào năm 1994 và gây nên sự sụp đổ trong hệ thống tài chính ở nước này. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự thiếu minh bạch trong các hoạt động tài chính và được xem là ngày càng trở nên phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. Kết quả là thâm hụt ngân sách và nợ công chúng lớn trong khủng hoảng tiền tệ ở Mexico năm 1994. Vì vậy, việc minh bạch hóa thông tin là rất cần thiết, không chỉ để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư mà còn để tránh hiện tượng đầu cơ, do đó, đảm bảo sự ổn định của các nguồn đầu tư này cũng như bảo vệ quyền lợi của đại chúng.
Đối với Việt Nam, minh bạch hóa thông tin cần được thực hiện thông qua việc khuyến khích phân đoạn thị trường, cụ thể là sự hình thành của các trung gian tài chính độc lập để đánh giá một cách khách quan hoạt động của các chủ thể tài chính, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, những thị trường không chính thức (như OTC) cần được quản lý chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng đầu cơ do thiếu thông tin hoặc đưa ra những thông tin sai lệch từ đó tránh gây “hoang mang” và nản lòng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một nét khác biệt đặc thù của nền kinh tế Việt Nam (so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực) làm cho việc thực hiện minh bạch hóa các thông tin tài chính trở nên khó khăn là do hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt (do nhiều lý do nhưng chủ yếu vẫn là do thói quen lâu đời của người dân). Điều này đã và đang làm sai lệch các dấu hiệu của thị trường, từ đó gây khó khăn cho chính sách quản lý. Vì vậy, để giảm dần nền kinh tế tiền mặt này không chỉ cần những biện pháp
tuyên truyền mà quan trọng hơn nữa là những ràng buộc về tính pháp lý của các giao dịch thông qua hình thức chuyển khoản.
KẾT LUẬN
Khủng hoảng tiền tệ là một trong những hình thái khủng hoảng nghiêm trọng nhất đối với nền kinh tế thế giới nói chung và với mỗi quốc gia nói riêng. Nó làm suy yếu nền kinh tế, gây ra những hậu quả nặng nề về nhiều mặt với nhiều ngành nghề đặc biệt là các ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
Qua bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu đã rút ra được một số kết luận sau
1. Nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng tiền tệ Mexico 1994 là do vấn đề về quản lý kinh tế vĩ mô đã neo tỷ giá cố định trong một thời gian dài và để đồng tiền của nước mình được định giá quá cao so với giá trị thực của nó. Ngoài ra, việc ổn định chính trị cũng là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến việc đồng tiền của một quốc gia có ổn định được hay không
2. Bài học kinh nghiệm được rút ra sau khi khủng hoảng tiền tệ Mexico 1994 kết thúc được đưa ra cho cả Chính phủ bài học cần phải quản lý kinh tế vĩ mô trên cở sở tất cả các mặt của nó trong đó cần đặc biệt chú trọng đến cán cân thương mại và vấn đề vể tỷ giá để có những biện pháp hợp lý để chủ động ứng phó với khủng hoảng tài chính tương tự có thể xảy ra.