0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nguyên nhân của những tồn tại này:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (Trang 58 -58 )

- Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

- Thứ nhất: thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ năm 2007-2008 một số khách hàng, một số ngành mới bị hạn chế đầu tư và nhập khẩu.

- Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đặc biệt là đợt phát hành tín phiếu bắt buộc 20.300 tỉ VNĐ vào tháng 3/2008, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản… khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, cạnh tranh lãi suất, đẩy lãi suất huy động lên cao khiến lãi suất cho vay tăng đột biến. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp nhỏ hạn chế về vốn đã thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, còn đối với các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi về vốn và nguồn thu thì hạn chế vay vốn ngân hàng để giảm thiểu chi phí tài chính.

- Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, bản thân ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụng để đáp ứng mục tiêu an toàn và thanh khoản.

- Nhà nước chưa có những quy định cụ thể về chế độ kế toán tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính đối với các DNVVN, chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các biểu mẫu, các loại báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Tuy những năm gần đây NHCT chỉ đạo chú trọng phát triển cho vay DNVVN, song điều kiện vay vốn còn qua chặt chẽ, chưa linh hoạt, tỷ lệ cho vay DNVVN có tài sản đảm bảo chiếm 98%. Tài sản bảo đảm được chấp nhận chủ yếu là máy móc thiết bị, ôtô, quyền sử dụng đất mà rất ít chấp nhận các loại tài sản bảo đảm khác như các khoản phải thu, L/C hàng xuất.

- Ngân hàng thiếu thông tin chính xác về doanh nghiệp; để tạo dựng niềm tin, sự gắn kết với các DNVVN do phần lớn thông tin về doanh nghiệp không có hoặc chưa minh bạch, giao dịch không hoá đơn, chứng từ rất phổ biến.

- Phía ngân hàng chưa chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng mới mà vẫn theo phương pháp thông thường mà tự khách hàng tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu. Ngân hàng chưa có các biện pháp Marketting, giới thiệu thông tin về ưu thế của sản phẩm tín dụng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Quy trình từ lúc tiếp xúc khách hàng tới khi giải ngân phải trải qua nhiều công đoạn, giấy tờ phức tạp gây tốn thời gian đi lại, chờ đợi của khách hàng làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các dự án của doanh nghiệp cũng như mức độ hài lòng của khách hàng.

Nguyên nhân từ phía DNVVN:

- Nguyên nhân chủ yếu từ phía DNVVN mà ngân hàng không đáp ứng nhu cầu vay vốn trước hết đó là tính hợp lí, khả thi của dự án. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn tốt có khả năng lập dự án còn nhiều doanh nghiệp không có khả năng lập dự án hoặc lập dự án với quy trình tính toán không đúng, không hợp lí.

- Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường chưa được thực hiện đầy đủ vì sổ sách kế toán của doanh nghiệp thường đơn giản, ghi chép không đúng chuẩn mực hoặc những khoản không được ghi chép đúng với thực tế.

- Doanh nghiêp chưa chú trọng tìm hiểu cặn kẽ đến các thủ tục vay vốn và sản phẩm tín dụng của ngân hàng cũng như các văn bản luật hiện hành. Vì vậy mà thường bị động trước những vấn đề rắc rối xảy ra, có trường hợp mất niềm tin vào ngân hàng, gây hậu quả xấu cho quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có đủ tài sản thế chấp cho khoản vay. Đây cũng ừa một rào cản lớn khi mà ngân hàng hiện nay vẫn rất coi trọng việc xem xét giải quyết đơn vay vốn khi có đầy đủ tài sản bảo đảm.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DNVVN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (Trang 58 -58 )

×