Triển vọng của kinh tế Việt Nam và thế giới

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 78)

Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2010: sáng sủa hơn nhưng vẫn còn tiềm ẩn những bất ổn vĩ mô

Kinh tế vĩ mô năm 2010 dự báo sáng sủa hơn 2009 nhưng còn ẩn chứa đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2010

Mặc dù kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng tốc độ phục hồi chậm chạp và chưa chắc chắn, làm tăng mối lo âu của các doanh nghiệp và chính phủ. Sau những thiệt hại lớn lao do khủng hoảng gây ra, nhiều nhà đầu tư thận trọng trong việc tái đầu tư trở lại sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm và hậu quả là nhu cầu chi tiêu yếu ớt, việc đưa ra các gói hỗ trợ kinh tế vì thế không đạt hiệu quả mong muốn, thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt ngân sách. Điều này buộc các chính phủ phải đánh giá lại hiệu quả chi tiêu ngân sách và tìm biện pháp thu hồi dần những khoản hỗ trợ, đây là việc làm cần thiết

79

nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định và tăng trưởng trong dài hạn mặc dù có thể làm chậm tốc độ phục hồi kinh tế trong ngắn hạn, trong đó tạo thêm việc làm để kiềm chế tỉ lệ thất nghiệp ở mức cho phép là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Vì thế, năm 2010 kinh tế thế giới còn khó khăn và chỉ tăng trưởng thấp, mặc dù khá hơn năm 2009. Theo dự báo của IMF, năm 2010 kinh tế thế giới sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 3,1% (cao hơn các mức dự báo ban đầu là 2,5%-2,9%). OECD cũng tăng gấp đôi dự báo tăng trưởng 2010 của khối từ 0,7% lên 1,9%, và cho rằng hầu hết các khu vực khắp thế giới có thể mong đợi sự tăng trưởng và phục hồi trong năm 2010. Trên thế giới, xu hướng phục hồi tuy khó có thể đảo ngược nhưng còn bấp bênh và ẩn chứa nhiều rủi ro, liên quan đến thị trường tài chính thì các nhân tố như: nguy cơ bong bóng tài sản mới và diễn biến thị trường tài chính-tiền tệ vẫn phức tạp với những nhân tố như sự mất giá của đồng USD, sự kiện Dubai

(Tập đoàn Dubai World, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), xin khất nợ 59 tỉ USD, làm chứng khoán Châu Á chao đảo, và dấy lên mối lo ngại về một vòng xoáy khủng hoảng thứ hai). Tác động tâm lý trong bối cảnh phục hồi kinh tế thế giới còn khá bấp bênh….Quá trình phục hồi vẫn có thể chứa đựng nhiều rủi ro khó lường khi tình trạng thất nghiệp vẫn còn dai dẳng tại nhiều nền kinh tế, hệ thống tài chính vẫn còn nhiều khó khăn và biến động phức tạp do hoạt động tín dụng chưa trở lại bình thường, những bất cập về thể chế giám sát hệ thống tài chính chưa thể giải quyết trong ngắn hạn, thâm hụt ngân sách khổng lồ tại nhiều nước do thực hiện các biện pháp kích cầu mạnh mẽ, và các gói kích thích kinh tế của các chính phủ đang dần hết hiệu lực có thể khiến động lực cho phục hồi kinh tế trong thời gian tới giảm mạnh. Lạm phát cũng có nhiều sức ép gia tăng do giá cả hàng hoá cơ bản biến động theo chiều hướng tăng tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia thế giới, sức ép làm lạm phát tăng mạnh trở lại chỉ có thể sớm nhất vào cuối năm 2010.

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010

Quốc hội đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2010 ở mức 6,5%, kiểm soát lạm phát dưới 7%. Đa số các tổ chức tài chính quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 5-6,5% (IMF dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 5,3%, WB dự báo

80

6,5%, ADB dự báo 4,7%). Để đạt được mục tiêu này, trong năm 2010, trong quản lý kinh tế vĩ mô, cần tập trung giải quyết vấn đề nhập siêu, tăng cường xuất khẩu, kiềm chế lạm phát, phát triển lành mạnh các thị trường bất động sản, chứng khoán, giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cho các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn, giải quyết vấn đề môi trường, chống tham nhũng và cải cách hành chính…Tại cuộc họp báo tháng 12/2009 vào ngày 7/1/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh năm 2010 Việt Nam chưa phải đã hết khó khăn. Theo Thủ tướng, năm 2010 được xác định là năm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng, đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại. Các cấp, các ngành cần phấn đấu hoàn thành toàn diện mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch 2010, phải tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp: (i) Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. (ii) Tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế. (iii) Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, phấn đấu đạt được những bước tiến cụ thể trên các lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm này; (iv) Nâng cao năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đưa chính sách và mục tiêu phát triển thành hiện thực trong cuộc sống. (v) Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chủ trương chính sách, tạo sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội từ nhận thức đến hành động. Thủ tướng nhấn mạnh cần xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất tín dụng với tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế, quản lý tốt thị trường ngoại hối và nợ quốc gia; bảo đảm vốn và tính thanh khoản cho nền kinh tế phải đúng liều lượng. Tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế. Cả Quốc hội và Chính phủ đều đã cùng nhận định năm 2010 là một năm nền kinh tế phải đối mặt với độ rủi ro và tính bất định sẽ còn lớn hơn năm 2009. Các giải pháp cụ thể cần thực hiện để góp phần cải thiện cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại, Việt Nam cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp kinh tế vĩ mô trong thời gian tới như sau:

Do tác động trễ của các giải pháp kích thích nền kinh tế, áp lực lạm phát sẽ tăng lên trong những tháng cuối năm, cần theo dõi sát sao diễn biến lạm phát để có

81

sự điều chỉnh chính sách tiền tệ và tài khóa kịp thời. Trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để loại bỏ nguyên nhân sâu xa dẫn đến lạm phát. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xử lý hài hoà sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào cầu trong nước và nước ngoài, tạo sự phát triển kinh tế bền vững. Để cải thiện cán cân vãng lai, cần tăng tiết kiệm quốc gia, giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Khi đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế, cần phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt để đồng thời thu hẹp mất cân đối của cả khu vực chính phủ và khu vực tư nhân. Cải tiến thủ tục hành chính để đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn FDI và ODA cho các dự án đầu tư hiệu quả; Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hợp lý hơn để cải thiện cán cân thương mại như thu hút đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất hàng chế biến xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng chế tạo xuất khẩu tận dụng nhiều lao động trong nước hơn là sử dụng nhiều vốn để hạn chế nhập khẩu; Mở rộng tiếp cận vốn vay của Ngân hàng thương mại trong nước nhằm hạn chế vay nợ nước ngoài của các danh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Giám sát chặt chẽ sự chu chuyển của luồng vốn và nghiên cứu các giải pháp đối phó với sự biến động của luồng vốn; Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối và coi đây là một nguồn vốn ổn định, chi phí thấp.

Chính phủ quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án nâng cao tính chuyển đổi đồng Việt Nam và khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4/7/2007 và nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngoại hối để hạn chế tình trạng đô la hoá, đặc biệt là đô la hóa tiền mặt trong nền kinh tế để tránh tác động tâm lý. (USD chiếm ưu thế hơn hẳn nên người dân thích sử dụng, tích trữ USD. Ở Việt Nam, USD chiếm 20% tổng số tiền tiền lưu thông). Việc nền kinh tế dựa quá nhiều vào USD sẽ làm giới hạn khả năng của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát nguồn tiền, quyết định chính sách tỷ giá và kiềm chế lạm phát. Điều quan trọng là phải tăng cường niềm tin của nhân dân đối với đồng tiền thông qua tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, ổn định tỷ giá, cải cách chính sách tiền tệ.

82

Để giải tỏa được yếu tố tâm lý, bình ổn thị trường ngoại hối, cần tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, và các cơ quan quản lý thị trường, Bộ Công an cũng như ý thức của doanh nghiệp và người dân đối với việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ngoại hối (Hội thảo Hải Dương ngày 09/4/2009: “Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới - chính sách ứng phó của Việt Nam”).

83

KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống trong một thế giới đang có những chuyển biến hết sức dữ dội: sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa Liên Xô-Đông Âu, sự kiện 11/9 và kéo theo đó là những cuộc chiến tranh lớn nhỏ về sắc tộc, tôn giáo và nhất là hai cuộc chiến tranh xâm lược Iraq và Afghanistan làm rung chuyển toàn bộ khu vực Trung Đông. Toàn cầu hoá đang lôi cuốn các quốc gia và những tiến bộ về khoa học công nghệ; các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà Alan Greenspan, nguyên Chủ tịch Dự trữ liên bang (FED), coi là “cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai”[20. tr. 53] , là khủng hỏang toàn diện của nền văn minh tư sản, khủng hoảng hệ thống, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng mô hình phát triển theo chủ nghĩa tự do mới, khủng hoảng chu kỳ của chủ nghĩa tư bản trên quy mô toàn cầu. Có thể nói, đây là sự khủng hoảng dẫn tới sự phá sản của mô hình chủ nghĩa tư bản với học thuyết kinh tế thị trường tự do mới, của Ronald Reagan và Margaret Thatcher. Dẫn lời Thủ tướng Ôn gia Bảo của Trung quốc: “chính sách vĩ mô không thích hợp” “một mô hình phát triển không bền vững, có đặc điểm là sự tiết kiệm rất thấp đã kéo dài quá lâu, và sự tiêu thụ rất cao”, chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng”, “và sự thất bại trong công tác kiểm tra tài chính tất cả đã góp phần tạo nên sự gãy đổ này”[12, tr. 321-322].

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 kéo theo suy thoái kinh tế thế giới khiến môi trường an ninh-chính trị của mỗi quốc gia và toàn cầu diễn biến phức tạp. Khủng hoảng tài chính gây thiệt hại nặng nề cho các nền kinh tế thế giới tới 30.000 tỷ USD, trong đó riêng thiệt hại của lĩnh vực tài chính-ngân hàng năm 2008 đã vượt quá con số 1.400 tỷ USD. Suy thoái toàn cầu cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề chính trị-xã hội phức tạp, đe doạ ổn định an ninh-chính trị của các nước và thế giới. “Một cơn bão tài chính theo đúng nghĩa” đã thổi bay hệ thống tài chính cũ, làm cho nó hoàn toàn lỗi thời. Chúng ta không thể theo chủ nghĩa cô lập hay ích kỉ, chúng ta cùng ở trên một con tàu”, có “quyền lợi chung”, “và sự liên đới phụ thuộc giữa các nền kinh tế với nhau” (Thủ tướng V. Putin của Nga) [12, tr.321,322]. Vì thế cần sự hợp tác quốc tế để đối phó với khủng hoảng, nếu không như thế thì hệ quả của tình hình

84

trên sẽ tiếp tục làm cho quan hệ kinh tế quốc tế không thể khởi sắc khi các nước chỉ lo cải thiện tình hình kinh tế của mình [21. tr 9].

Với một sách lược đúng đắn, Việt Nam đã đối phó thành công trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp bao gồm cả kinh tế chính trị và xã hội nhằm đảm bảo sự ổn định của đất nước và đã nhanh chóng hạn chế được tác động của khủng hoảng. Trong tình hình khó khăn hiện nay, khi khủng hoảng kinh tế thế giới đang đi đến giai đoạn khốc liệt nhất, hàng loạt vấn đề đang đặt ra cho các nhà điều hành vĩ mô, thì đối với Việt Nam, việc xác định lại mục tiêu phát triển là vấn đề quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của dân tộc chúng ta.

Đặc biệt Việt Nam đã lấy công bằng xã hội: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” làm trọng tâm chiến lược để nhân dân được hưởng những thành quả kinh tế, nên đã tạo được sự đồng thuận xã hội, đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng cao, là một đảm bảo cho chính sách kích cầu nội địa. Phát triển bền vững là khái niệm do cựu Thủ tướng Na-Uy, Bộ trưởng môi trường đưa ra: “Phát triển là đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không phương hại tới khả năng của các thế hệ tương lai thỏa mãn được nhu cầu của mình” (Brundtland,1987) [20, tr.34].

Trong năm 2009, nền kinh tế của Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Chính phủ đã và đang tiến hành những bước đi khá đúng hướng và bài bản, để đảm bảo gói kích cầu đạt hiệu quả 03 nguyên tắc cơ bản đó là: Kịp thời, đúng đối tượng, và ngắn hạn. Các đề xuất cho chính phủ: tập trung gói kích cầu hơn nữa (nâng mức trợ cấp) vào các đối tượng dễ bị tổn thương là người lao động thu nhập thấp và người nghèo. Tiến hành xây dựng và thực thi hiệu quả hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Những giải pháp được Việt Nam thực hiện nhằm đối phó với khủng hoảng trong hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội đặc thù của Việt Nam, là kinh nghiệm hữu ích trên con đường phát triển. Ngoài ra trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

85

Một là, nhận thức đầy đủ về kinh tế thị trường, xây dựng cơ chế phản ứng và điều hành với liều lượng can thiệp kiểm soát thích hợp.

Hai là, bảo đảm độc lập, tự chủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó, cốt lõi là bảo đảm an ninh tài chính, năng lượng, lương thực và thông tin về tình hình kinh tế thế giới và khu vực.

Ba là, việc phối hợp điều hành ở tầm vĩ mô của các bộ, ngành chức năng đóng một vai trò rất quan trọng trong bảo đảm ổn định kinh tế, an ninh tài chính tiền tệ. Mục tiêu chung là thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển đời sống kinh tế-xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của đất nước. Đoàn kết và thống nhất tư tưởng nhận thức để đưa ra các giải pháp, đối sách phù hợp là điều kiện cần thiết đầu tiên trong xử lý các diễn biến kinh tế phức tạp.

Bốn là, công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng trong điều hành kinh tế vĩ mô được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết trong điều kiện kinh tế thế giới và trong

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)