• Điều trị rung nhĩ bằng ngoại khoa thường được dành cho bệnh nhân
có chỉ định phẫu thuật van hay cầu nối vành. Các tổn thương được tạo ra hoặc bằng ngoại khao với cắt mở nhĩ (Maze ) hoặc bằng đốt ở thượng tâm mạc hay nội tâm mạc. Có thể đốt bằng nhiệt hay sóng cao tần.
• Điều trị đơn độc rung nhĩ thường là dùng thuốc hay đốt qua catheter, hoặc kết hợp cả hai nếu rung nhĩ đề kháng điều trị.
• Sự phát triển cao hơn của kỹ thuật xâm nhập tối thiểu hay ngực đóng do phẫu thuật viên thực hiện đã nới rộng chân trời cho phẫu thuật rung nhĩ từ thượng tâm mạc, có thể kết hợp với các kỹ thuật nội tâm mạc qua da.
• Các phương pháp ngoại khoa có thuận lợi là nhanh hơn và rộng hơn các kỹ thuật qua da. Tuy nhiên, phương pháp qua da có thể tạo nên một vài tổn thương dễ dàng hơn. Lý tưởng nhất là thực hiện kết hợp với các nhà điện sinh lý học trong phòng mổ để thay đổi điều trị
hoặc để đánh giá hiệu quả của những tổn thương được tạo ra. Một vài nhóm nghiên cứu đã sử dụng chiến lược điều trị này theo từng bước.
Hình 3. Hình ảnh xoang vành giồng như hình ảnh CT 3D . Hình ảnh xoang vành có thể nằm trên màn hình flouro giúp phẫu thuật viên hay các nhà can thiệp thao tác dễ dàng trên giải phẫu 3D ( 3 D road map). Nguồn: Dr. Gallagher, Central Baptist Hospital,
Lexington, Kentucky, USA
Đặt máy tạo nhịp và ICD
Đặt máy tạo nhịp, ICD đặc biệt là CRT có thể được tiến hành tối ưu trong môi trường phòng mổ hybrid bởi vì phòng mổ hybrid cung cấp chất lượng hình ảnh và các góc nhìn tốt hơn so với C-arm thông
thường và điều kiện vô trùng tốt hơn so với cathlab thông thường.