Khảosát một số yếu tố ảnhhưởng lên quá trình nitrat hóa trongmôitrường nước ngầm trên cột lọc sinh học tầng tĩnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý amoni trong nước ngầm bằng phương pháp cột lọc sinh học tầng tĩnh (Trang 29)

CHƯƠNG II THỰC NGHIỆM

2.5.Khảosát một số yếu tố ảnhhưởng lên quá trình nitrat hóa trongmôitrường nước ngầm trên cột lọc sinh học tầng tĩnh

nước ngầm trên cột lọc sinh học tầng tĩnh

2.5.1.Khảosátảnhhưởngcủathời gian lưu trong cột lọc sinh học tầng tĩnh lên hiệu quả xử lý amoni trong nước ngầm

Quá trình oxi hóa amoni phụ thuộc vào thời gian lưu giữ chúng ở cột, để đánh giá hiệu quả xử lý thông qua thời gian lưu thì ta phải khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu trên cột. Thời gian lưu là yếu tố quan trọng khi thiết kế hệ thống xử lý nước, nó ngắn hay dài ảnh hưởng rất lớn tới công nghệ. Để đánh giá được hiệu quả xử lý amoni như thế nào cần phải biết sau thời gian bao lâu thì chất ô nhiễm ban đầu đã được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.

Thí nghiệm được tiến hành với việc cố định nồng độ amoni đầu vào là 10mgN/l, và thay đổi thời gian lưu trên cột từ 2,5h đến 0,5h tức lưu lượng được thay đổi trong khoảngtừ 5lit/hđến 30lit/h.

Nguồn nước được thay vào mỗi buổi sáng, sau khi thay nước thì bật máy chạy hệ, điều chỉnh lưu lượng phù hợp bằng cách chỉnh bơm và đo lưu lượng bằng đồng hồ

đo lưu lượng. Khi lưu lượng ổn định bắt đầu tính thời gian của hệ phản ứng. Thay đổi thời gian lưu trên cột trong khoảng từ 2,5h, 2h, 1,5h, 1h, 0,75h.

Với mỗi lần chạy thí nghiệm lấy 1 mẫu đầu vào và 4 mẫu đầu ra để phân tích các chỉ tiêu NH4+ , NO-

3, NO2-, kiềm, pH.

2.5.2.Khảosátảnhhưởngcủanồng độ Amoni lên quá trình nitrat hóa trên cột lọc sinh học tầng tĩnh

Nồng độ amoni trong nước ngầm thường rất khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực. Nó thường dao động từ khoảng 5-40mgN/l, tùy theo vùng, chính vì vậy để quá trình xử lý amoni vận hành ổn định cả khi nồng độ bị biến động thì cần phải đánh giá được hiệu quả của quá trình oxi hóa amoni theo các nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm được tiến hành khảo sát với nồng độ amoni dao động từ 10- 30mgN/l. Và cố định thời gian lưu cụ thể là 2h (tương đương lưu lượng Q = 7lit/h) Nguồn nước đầu vào được thay vào mỗi buổi sáng. Sau khi pha nước đầu vào, chỉnh lưu lượng chạy thí nghiệm, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu: pH, kiềm, NH4+, NO2-, NO-

3 của nước đầu vào. Sau đó chạy thí nghiệm ≥ 2h thì lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu pH, kiềm, NH4+, NO2-, NO-

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý amoni trong nước ngầm bằng phương pháp cột lọc sinh học tầng tĩnh (Trang 29)