Đối với việc xây dựng chương trình môn học:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Xây dựng chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” tại khoa Đào tạo Chất lượng cao ( CLC) Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM (Trang 120)

2. TỰ NHẬN XÉT TÍNH MỚI VÀ GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Đối với việc xây dựng chương trình môn học:

Chương trình môn học KNM được thiết kế theo đúng yêu cầu trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu về xây dựng chương trình môn học của các nhà nghiên cứu đi trước đồng thời thể hiện rõ các đặc trưng riêng biệt dành cho môn học thiên về kỹ năng, đối tượng người học. Điều này thể hiện rõ trong nội dung và đề cương chi tiết học phần. Lần đầu tiên tại Trường ĐH SPKT Tp.HCM có sự chuyên sâu và duy nhất về xây dựng chương trình môn học KNM bên cạnh rất nhiều các đề tài chuyên về Kỹ năng sống nhưng không phải dành riêng cho SV của trường hoặc là cho SV học chương trình đào tạo CLC.

Nội dung môn học KNMcũng được thiết kế trên nguyên tắc lựa chọn nội dung đảm bảo tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn nhưng vẫn phù hợp với tính chất, nhu cầu của SV, cải thiện những điểm yếu mà SV thường hay gặp phải trong giao tiếp, ứng xử, tương tác với mọi người xung quanh nhất là hữu dụng cho SV sau khi ra trường làm việc.

Quy trình đào tạo KNMđược người nghiên cứu xây dựng dựa trên cơ sở thực tế là mong muốn đưa chương trình môn học KNM vào thực tế đào tạo KNM cho SV khoa Đào tạo CLC. Trong quy trình đào tạo KNM, người nghiên cứu lưu ý quy trình vận dụng cho toàn buổi học từ bước Thực hiện đào tạo trên lớp. Đây là các bước cơ bản và được thiết kế mang tính đặc thù của môn học Kỹ năng, giúp lôi cuốn SV hứng thú hơn trong học tập và dễ dàng tương tác với nhau thông qua vận động, các trò chơi và các bài tập trải nghiệm.

 Ngoài ra, việc thiết kế chuẩn bị đối với việc giảng dạy học phần, người nghiên cứu đã bám sát theo các yêu cầu trong việc giảng dạy học phần của chương trình đào tạo mới 150 TC theo hướng tiếp cận CDIO thông qua QĐ số 23/ (ngày 18/01/2013 của hiệu trường Trường ĐH SPKT Tp.HCM, người nghiên cứu đã biên soạn Kế hoạch nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá học phần môn học

(Mẫu 1) và đề cương chi tiết học phần cũng như tài liệu bài giảng môn học.

2.2.2.Đối với việc đào tạo Kỹ năng mềm cho Sinh viên

 Xác định được thực trạng và nhu cầu trang bị KNM của SV khoa Đào tạo CLC. Cụ thể là các mức độ cần thiết, tầm quan trọng của việc trang bị KNM.

104

Phân tích, tìm hiểu các KNM cần thiết đối với SV sau ra trường và được nhà tuyển dụng yêu cầu đề cao.

 Nội dung các bài học được đưa vào chương trình đào tạo mang tính thực tế, hữu dụng đối với bản thân các SV sắp ra trường. Cụ thể các KNM mà người nghiên cứu đưa vào chương trình để đào tạo cho SV bao gồm các KN mà đa số SV tự nhận thấy còn yếu, nhà tuyển dụng đề cao và chính các cán bộ quản lý đào tạo cũng quan tâm trang bị cho SV để đáp ứng mục tiêu đào tạo, đó là các KN như: KN ứng xử giao tiếp, KN làm việc nhóm, KN thuyết trình, KN thích nghi hòa nhập, KN phát triển bản thân…

 Không chỉ xây dựng trên cơ sở chương trình môn học mà người nghiên cứu đã đưa chương trình vào thực tiễn thông qua thực nghiệm đào tạo cho SV nhằm kiểm nghiệm chương trình, nội dung KNM. Đây cũng là cách thu hẹp khoảng cách lý thuyết với thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

 Các bài tập trải nghiệm mà người nghiên cứu đưa vào đào tạo trong chương trình môn học KNM chính là các vấn đề, tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. Từ đó SV được trải nghiệm và rút ra những bài học cho bản thân, giúp kiến thức lý thuyết lưu lại trong các em lâu dài và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Xây dựng chương trình, nội dung môn học “KỸ NĂNG MỀM” tại khoa Đào tạo Chất lượng cao ( CLC) Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)