Thách thức (Threats)

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại ngân hàng Việt Nam (Trang 30)

- Gia tăng các đối thủ cạnh tranh.

- Các quy định pháp luật và chính sách thay đổi liên tục, đòi hỏi các nhân viên phải cập nhật và nắm bắt để tránh trường hợp sử dụng quy chế cũ và phạm pháp. - Cải tiến công nghệ và đầu tư: Công nghệ tiến bộ liên tục, các hệ thống phần mềm ngày một đổi mới, đòi hỏi các Ngân hàng phải cập nhật và tận dụng công nghệ mới, áp dụng vào sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm để bắt kịp đối thủ cạnh tranh.

- Chảy máu chất xám: Ngân hàng dễ bị mất nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc ở các phòng ban nói chung và bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân nói riêng nếu chính sách đãi ngộ và tiền lương không xứng đáng.

- Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, thiên tai, dịch bệnh, những yếu tố khó lường khác làm rủi ro tín dụng tăng cao.

- Và các thách thức khác.

Chương II trình bày rất đầy đủ và chi tiết về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, điều kiện cho vay, thời hạn vay, lãi suất...của các sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm, các loại tài sản bảo đảm được sử dụng và đặc biệt là yêu cầu sử dụng tài sản bảo đảm trong quá trình cấp tín dụng. Hơn nữa, trong chương II cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm và trình bày điểm mạnh, đểm yếu, cơ hội, thách thức của hoạt động cấp tín dụng trên. Qua đó ta thấy được quá trình làm việc nghiêm ngặt và hiệu quả của hệ thống Ngân hàng để đạt được mục tiêu cao nhất.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI CHI NHÁNH TML

3.1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng có TSBĐ. 3.1.1 Đối với ngân hàng VPBank

 Ban hành chính sách, các văn bản quy định các bước thực hiện quy trình.  Hỗ trợ tới mức tối đa các điều kiện cơ bản để nhân viên tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ vủa mình.

 Hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác tuyển dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút chất xám. Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, hiệu quả trong các nghiệp vụ kiểm tra quy trình giấy tờ, kiểm định, định giá tài sản đảm bảo, tránh trường hợp định giá sai và lợi dụng khe hở để làm các thủ tục bất hợp pháp.

 Thuờng xuyên quan tâm thăm hỏi đến các nhân viên tín dụng về điều kiện sống cũng như các gói hỗ trợ tài chính để mua nhà hoặc sắm các vật dụng trong gia đình.

 Tạo nên sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh dựa trên yếu tố sản phẩm – con người – chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh.

 Tạo sự liên kết giữa Ngân hàng – Bảo hiểm – Khách hàng để hoán chuyển rủi ro, hạn chế thất thoát tự nhiên góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

 Tăng cường vật chất kỹ thuật: lắp đặt wifi và mạng cho chi nhánh và khách hàng sử dụng trong quá trình chờ đợi.

Hoàn thiện chiến lược khách hàng.

- Mở rộng đối tượng khách hàng, không ngừng tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Qua các kênh quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của ngân hàng ( trang web , poster, banner, các tờ bướm ghi thông tin dịch vụ, truyền hình. Gián tiếp qua các kênh như: Tài trợ chương trình từ thiện, các hoạt động mang tính xã hội cao...) nhằm nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng. Thông qua các buổi giao lưu, ngày hội việc làm, tiến hành tìm kiếm và lưu thông tin khách hàng tiềm năng ( địa chỉ, email, số điện thoại...) để hỗ trợ các hoạt động giới thiệu sau này và đẩy nhanh tốc độ mở rộng phục vụ các hoạt động khác.

- Đa dạng hóa các loại hình cho vay có TSBĐ - Nâng cao tính pháp lý trong các văn bản nghị định

- Thiết kế quy trình chuẩn từ khâu tiếp xúc khách hàng tới khâu chăm sóc khách hàng và các chính sách hậu mãi.

3.1.2 Đối với nhân viên hoạt động tín dụng.

Nắm vững danh sách khách hàng, phục vụ và chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, kể cả sau khi tất toán hợp đồng tín dụng, nhân viên nên duy trì mối quan hệ để tìm kiếm cơ hội mới trong các dịch vụ khác hoặc tận dụng mối quan hệ của khách hàng để có thêm khách hàng mục tiêu.

Chăm sóc khách hàng: chăm sóc hỏi han thường xuyên nhằm duy trì mối quan hệ và sự quen biết, tận dụng tối đa sự quen biết nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tạo uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank TML.

 Tạo uy tín cho khách hàng bằng một dịch vụ chuyên nghiệp, từ quá trình tiếp xúc, giao lưu với khách hàng tới quá trình thực hiện các thủ tục vay và ký hợp đồng.

 Môi trường làm việc: Phòng tiếp khách của ngân hàng: thoáng mát, có trang bị sách báo, điện thoại lướt web và kẹo bánh, nước ngọt, máy pha cà phê tự động, bồn rửa tay, nhà vệ sinh đầy đủ tiện nghi ... phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng

 Đa dạng các kênh liên hệ khách hàng: web, điện thoại, email, fax, và các trang mạng xã hội khác như facebook, skype, viber, line,...

 Tổ chức đánh giá lại TSBĐ thường xuyên  Nâng cao chất lượng của nhân viên tín dụng  Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản

Tóm tắt chương III.

Trong chương III đề cập tới một số giải pháp đối với Ngân hàng VPBank Thạnh Mỹ Lợi và nhân viên hoạt động tín dụng cá nhân, nhằm gia tăng hiệu quả cấp tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm. Qua đó ta thấy vấn đề nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên, hoàn thiện chiến lược khách hàng là vô cùng quan trọng, chiếm 80% sự thành công của các sản phẩm Ngân hàng cung ứng. Vì thế, cùng với quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng TMCP nói chung, Ngân hàng TMCP VPBank nói riêng cần tích cực phát huy hơn nữa chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực cung ứng.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm tại ngân hàng Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)