- Phần mềm “Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận Một cửa của 08 phường trực thuộc và tổng hợp dữ liệu theo định kỳ về Văn phòng quận”: Do Văn phòng Bộ phận Một cửa đưa vào sử dụng từ năm 2006.
Phạm vi thông tin:
+ Quản lý tiếp nhận hồ sơ; + Quản lý trả hồ sơ;
+ Quản lý thông tin quyết định;
+ Cho phép trích rút, lọc thông tin từ các file văn bản Word. Hình 10
Mô hình hoạt động Các chức năng chính của phần mềm Phần mềm QUẢN LÝ HỆ THỐNG QUẢN LÝ DANH MỤC TIẾP NHẬN & THEO DÕI HỒ SƠ THỤ LÝ HỒ SƠ TỔNG HỢP BÁO CÁO THEO DÕI TRA CỨU HỒ SƠ Hình 11 Hình 12
Giao diện chính
3.4.3. Giao dịch điện tử (G2C, G2B)
Cổng thông tin điện tử của UBND quận Cầu Giấy
- Tên miền Website của UBND quận Cầu Giấy: http://www.caugiay.hanoi.gov.vn
Cổng thông tin của UBND quận Cầu Giấy là kênh giao tiếp chính thức giữa cơ quan hành chính với người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn. Webside cung cấp các thông tin, 1 số dịch vụ công trực tuyến cho người dân cũng như các doanh nghiệp.
- Các tính năng cơ bản của webside: + Hướng dẫn thủ tục hành chính;
+ Đăng tải thông tin, sự kiện quan trọng, các phong trào diễn ra tại quận; + Tra cứu hồ sơ hành chính một cửa;
+ Trực tuyến phép kinh doanh; + Trực tuyến cấp phép xây dựng;
+ Trực tuyến tra cứu hồ sơ văn phòng Nhà và Đất; + Hộp thư công dân/tổ chức.
Một số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của UBND quận Cầu Giấy:
+ Đăng ký cấp phép kinh doanh
+ Đăng ký cấp phép xây dựng
Hình 15
+ Giấy chứng nhận nhà đất
3.5. Nhận xét của bản thân về tình hình ứng dụng thực tiễn Chính phủ điện tử tại UBND quận Cầu Giấy
UBND quận Cầu Giấy đã ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, truyền thông vào công tác hành chính. Các kế hoạch, dự án CNTT tại quận Cầu Giấy được lãnh đạo quan tâm và triển khai đầy đủ, chuyên nghiệp.
Các ứng dụng Chính phủ điện tử đều hoạt động có hiệu quả và không ngừng được nâng cấp, phát triển thêm các ứng dụng mới như sắp sửa thành lập kênh dữ liệu với Kho bạc Nhà nước, Công An và Thuế.
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn thực hiện các đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, em xin được nêu ý kiến của mình nhằm định hướng Chính phủ điện tử trong việc phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng vào các dịch vụ của UBND quận Cầu Giấy như sau:
- Phải gắn tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với vấn đề cải cách hành chính. Cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ. Công nghệ thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, có tác động tích cực thúc đẩy quá trình cải cách hành chính.
- Các nhà quản lý phải giữ vai trò chủ đạo, phải có sự lãnh đạo thống nhất từ cấp cao nhất của Chính phủ. Nếu người lãnh đạo không nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước thì việc ứng dụng công nghệ thông tin khó có thể thành công. Như vậy, người lãnh đạo phải hiểu trước, hiểu sâu hơn về công nghệ thông tin thì mới có thể đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng một cách hiệu quả.
- Tạo hành lang pháp lý cho tin học hoá, cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Tin học hoá không chỉ hướng vào bên trong mà phải hướng ra bên ngoài, hướng vào các dịch vụ công. Tin học hoá ngoài việc trợ giúp các quy trình hoạt động trong các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu suất công việc còn phải hướng tới việc tổ chức lại để tạo ra các dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân.
4.2. Một số kiến nghị
Dựa trên kinh nghiệm phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước và dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, khoá luận sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở UBND quận Cầu Giấynhư sau:
* Trước hết, để xây dựng Chính phủ điện tử tại quận Cầu Giấy, ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó phải xây dựng những cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên:
- Hạ tầng viễn thông: các thiết bị viễn thông và máy tính phải được đề cập tới trong bất kỳ kế hoạch nào về Chính phủ điện tử. Mức độ phát triển hạ tầng viễn thông phụ thuộc vào đề án Chính phủ điện tử.
- Kết nối sử dụng công nghệ thông tin viễn thông: Tình hình sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông của Chính phủ cho thấy mức độ sẵn sàng quản lý thông tin và thực hiện đề án Chính phủ điện tử. Do vậy cần phải xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
- Đội ngũ cán bộ trong Chính phủ: Đây là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử ở bất cứ quốc gia nào. Đội ngũ cán bộ tại quận phải hiểu rõ về tầm quan trọng của Chính phủ điện tử, và phải được trang bị những kiến thức cần thiết nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử.
- Khả năng tài chính: Quận nên dành riêng một phần ngân sách để đảm bảo khả năng tài chính phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử.
- Môi trường kinh doanh điện tử như khung pháp lý, an toàn thông tin…Ngoài những hỗ trợ về tài chính, nhà nước cần xây dựng một khung pháp lý chính thức và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Chính phủ điện tử.
* Tuyên truyền đối với công dân và doanh nghiệp, tuyên truyền trong chính các cơ quan hành chính để nâng cao nhận thức về Chính phủ điện tử.
Trên thực tế, việc xây dựng Chính phủ điện tử rất tốn kém, thời gian đem lại lợi ích cho công chúng không phải là ngắn, vì vậy có thể áp dụng phương pháp triển khai nhanh. Việc này nhanh chóng tạo nên môi trường linh động và cạnh tranh hơn trên thị trường. Đồng thời có thể tiến hành xây dựng các cổng thông tin kinh tế trên cơ sở thông tin của Bộ Thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Chính phủ điện tử đối với Việt Nam không phải là một giấc mơ xa tầm tay. Con đường để xây dựng và hoàn thiện Chính phủ điện tử như các nước trên thế giới là một khoảng thời gian khá dài mà Việt Nam đang bước những bước đi đầu tiên. Khó khăn vẫn còn ở trước mắt (như thất bại của Đề án 112). Việt Nam đang tự tìm hướng đi thích hợp trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp, đồng thời từng bước cung cấp dịch vụ công cho người dân qua Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ với Chính phủ.
UBND quận Cầu Giấy có lợi thế được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật và mạng cũng như phát triển các dự án CNTT từ năm 2006; đây là tiền đề bước đầu để xây dựng chính quyền điện tử phục vụ cho lợi ích của công dân và chính cơ quan hành chính bằng các dịch vụ công cho người dân qua Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ với Chính phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
_Tài liệu bồi dưỡng CNTT cho cán bộ tại UBND quận Cầu Giấy
_Báo cáo nghiệm thu hợp đồng CNTT năm 2006,2007 của UBND quận Cầu Giấy _Bách khoa toàn thư mở : http://vi.wikipedia.org/wiki/
_Cổng thông tin điện tử : http://www.caugiay.hanoi.gov.vn/ _Trang web : http://tailieu.vn/