Giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách tiền tệ hiện nay đến hoạt động nhập khẩu và phân phối phụ tùng sửa chữa ô tô trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu điển hình tại doanh nghiệp CTCP Kỹ nghệ Kingtech) (Trang 39)

 Ngành

Khắc phục những nhược điểm của ngành mà giai đoạn 2007-2011 gặp phải, lấy những khó khăn giai đoạn này gặp phải để làm bài học cho giai đoạn sau.

Phát triển hơn bộ phần phân tích thị trường, phân tích doanh thu ngành để đưa ra mục tiêu cụ thể, ngắn và dài hạn cho phù hợp. Đưa được ra những tác động có thể có của CSTT tới ngành, đưa ra giải pháp khắc phục, đưa ra dự báo những tác động trong những năm tới để đưa ra giải pháp tạo thế chủ động cho ngành

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển để thu hút các nhà đầu tư khác ra nhập ngành, mở rộng quy mô cho ngành.

 Công ty CP Kỹ nghệ Kingtech

Khắc phục nhược điểm mà công ty mắc phải trong giai đoạn 2007-2011 như phát triển bộ phận phân tích doanh thu của công ty, tìm cách chủ động đầu vào và đầu ra tránh lệ thuộc vào nước ngoài, giảm sự lệ thuộc vào nền kinh tế chung.

Mở các lớp đào tạo kỹ năng chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ nhân viên của công ty, hoặc gửi cán bộ, công – nhân viên đến các trường đào tạo chuyên nghiệp để học tập, nâng cao trình độ.

Huy động, tập trung vốn để mở rộng quy mô trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội, phân bố chi nhánh cả ở những ngoại thành có nhu cầu về mặt hàng này cao như khu Chương Mỹ, Sóc Sơn,…

Đầu tư và tạo điều kiện cho bộ phận phân tích doanh thu hoạt động hiệu quả để có thể chủ động được trước sự thay đổi của nền kinh tế, hay sự thay đổi đột ngột của CSTT.

3.2 CÁC ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

 Chủ động được nguồn huy động vốn, không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, như vậy công ty mới có thể ít bị khủng hoảng khi nền kinh tế thay đổi hay khi chính sách tiền tệ đột ngột thay đổi.

 Các doanh nghiệp trong ngành nhập khẩu và phân phối phụ tùng sửa chữa ô tô phải cùng nhau hợp tác tạo thành một hiệp hội, khi đó sẽ tạo sức mạnh tập thể, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được nhiều nhược điểm mà từng doanh nghiệp gặp phải, cùng nhau phát triển, nhờ sức mạnh của hiệp hội cũng giúp các doanh nghiệp đẩy lùi những tác động tiêu cực của CSTT.

 Công ty phải tìm cách thâu tóm được đầu ra và đầu vào, để mình có thể nắm thế chủ động khi xuất hiện tình huống xấu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, tránh tình trạng bị bắt thóp hay không kịp thích ứng khi có một yếu tố thay đổi đột ngột.

 Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên phân tích và dự báo doanh thu cho công ty mình và cho ngành, từ đó dự báo cho doanh thu của công ty, tình hình biến đổi của ngành trong thời gian tới, đưa ra mục tiêu kinh doanh phù hợp cho công ty, biết được sự biến đổi của các chính sách mà nhà nước sẽ đưa ra để chủ động đưa ra biện pháp phòng ngừa những tác động xấu tới công ty mình.

 Cần phải liên tục cập nhật thông tin về CSTT do các cơ quan chức năng cung cấp, thu thập thông tin phải lấy ở các nguồn tin cậy, chính xác.

 Đội ngũ cán bộ- nhân viên của công ty phải luôn được trau dồi, học hỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, hiểu biết luật… Để điều hành công

ty có hiệu quả, có thể phản ứng nhanh nhạy trước sự biến động của thị trường hay hệ thống chính sách mới về tiền tệ mà nhà nước đưa ra.

 Đầu vào của công ty chủ yếu là từ nước ngoài nhập khẩu về, vì vậy không những phải phân tích dự báo CSTT ở trong nước mà cần phải thông rõ về CSTT ở nước nhập khẩu mặt hàng này, đây là giải pháp quan trọng để đảm bảo ổn định đầu vào cho công ty.

 Cùng với các công ty, tổ chức trong ngành cùng nhau tổ chức các buổi dự thảo về vấn đề CSTT và mời các chuyên gia kinh tế để đánh giá về diễn biến của chính sách tiền tệ ở Việt Nam, xin những đề xuất của các chuyên gia cho từng công ty để giảm thiểu những tác động của CSTT tới công ty của mình.

 Đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển kình doanh đối với các công ty trong ngành.

3.3CÁC KIẾN NGHỊ VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

 Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng; kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán; giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường và cung- cầu ngoại tệ; bảo đảm hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

 Tổ chức triển khai và thực hiện Kế hoạch hành động về triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo đúng chỉ đạo của cơ quan chức năngcao hơn.

 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện Việt Nam, nhất là hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật; xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; tiếp tục hoàn thiện 2 dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền để trình Quốc hội thông qua. Nâng cao chất lượng và đổi mới cách thức tổ chức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới.

 Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng theo mục tiêu đề ra,

giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.

 Quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với quan hệ cung-cầu ngoại tệ, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi thu hút kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các luồng vốn vào-ra, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, phục vụ công tác quản lý điều hành thị trường ngoại hối, tỷ giá. Phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ, vàng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết.

 Nâng cao chất lượng công tác dự thảo, thống kê tiền tệ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo, thống kê tiền tệ. Tập trung xây dựng hệ thống thống kê hoạt động thị trường liên ngân hàng. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành nâng cao chất lượng lập, phân tích, dự báo cán cân thanh toán quốc tế. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo các luồng vốn vào, ra và đề xuất các biện pháp chính sách phù hợp.

 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng đảm bảo hoạt động an toàn, đúng quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cảnh báo sớm rủi ro hệ thống; giám sát chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích của từng tổ chức tín dụng; tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng thiết lập cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra chủ động đảm bảo tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép; kết hợp giữa thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro, xử lý nghiêm đối với các vi phạm.

 Thực hiện tốt vai trò đại diện của Chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng; phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị đàm phán, ký kết các chương trình, dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP).

 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ để định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận đối với hoạt động của cả ngành ngân hàng; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

 Khi sử dụng chính sách tiền tệ cần lưu ý tránh tình trạng tăng quá nhiều VND gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.

 Sử dụng phải biết kết hợp hài hòa giữa các công cụ của CSTT để đạt hiệu quả.  Kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như đầu tư kinh doanh

chứng khoán, bất động sản.

 Khi ban hành CSTT mới cần phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp, các bộ phận chức năng…

3.4NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Khi nghiên cứu bất kỳ một lĩnh vực nào cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và sẽ có những vấn đề mà ta không thể khám phá tìm hiểu được đầy đủ như mong muốn do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trước những hạn chế và những thiếu sót tôi mong rằng sẽ có những nhóm nghiên cứu sau sẽ giải quyết giúp tôi những vấn đề sau:

CSTT ở Việt Nam có luôn đúng theo lý thuyết tiền tệ mà các học thuyết kinh tế đã nêu ra không? Tại sao?

CSNK và CSTT ở Việt Nam có mối quan hệ như thế nào? Chính phủ cần kết hợp hai chính sách này như thế nào để các doanh nghiệp thương mại hoạt động hiệu quả?

Bổ sung thêm những tác động của CSTT đến các doanh nghiệp trong các ngành khác trong nền kinh tế.

Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Kingtech nên phát triển qui mô kinh doanh trên địa bàn nào thì sẽ hiệu quả?.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách tiền tệ hiện nay đến hoạt động nhập khẩu và phân phối phụ tùng sửa chữa ô tô trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu điển hình tại doanh nghiệp CTCP Kỹ nghệ Kingtech) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w