Tổng quan về Joomla

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Joomla và xây dựng website tin tức khoa công nghệ thông tin theo mô hình MVC Joomla (Trang 33)

1.1. Giới thiệu về Joomla

a. Khái niệm về Joomla

 Joomla là một hệ thống quản trị nội dung(CMS) web mã nguồn mở. Joola được viết bằng ngôn ngữ PHP, kết nối cơ sở dữ liệu MYSQL cho phép người sử dụng có thể xuất bản nội dung của họ lên Internet.

 Hệ quản trị nội dung web (web content menagement system)là phần mềm dùng để quản lý thông tin trên website của bạn.

b. Một số khái niệm cơ bản

 Font-end: Phần người sử dụng thấy khi truy cập vào website.

 Back-end: Phần quản lý website dành cho người quản trị.

 Templates: là khuôn dạng, biểu mẫu được thiết kế để trình bày nội dung của website, và có các vị trí định sẵn để tích hợp các thành phần vào trang web

 Module: là phần mở rộng thêm cho website,Module có các chức năng khác nhau, được đặt tại các vị trí qui định trên website và có thể thay đổi được.

 Component: là thành phần chính của trang web, nó quyết định đến chức năng, hình thức, nội dung chính của mỗi trang web.

 Plug-in: là chức năng được bổ sung thêm cho component.

1.2. Kiến trúc Joomla

Hình 2: Kiến trúc Joomla Kiến trúc Joomla bao gồm 3 tầng:

Thứ nhất, tầng Framework layer

• Libraries: cung cấp các hàm cho Framework, hay cho nhóm phát triển thứ ba.

• Frameworks: bao gồm các gói thư viện cơ bản cho Joomla.

• Plugins: mở rộng các chức năng có sẵn trong Framework, là phần code sẽ được thực thi khi có một sự kiện(đã được xác đinh trước) xảy ra.

Thứ hai, tầng Application layer

Chứa các lớp mở rộng từ các lớp JApplication

• JInstallation:chịu trách nhiệm cài đặt Joomla và xóa sau khi hoàn tất

• JSite: chịu trách nhiệm cho font-end của Website

• XML-RPC: Hỗ trợ quản trị từ xa

Thứ ba, tầng extenstion layer

• Modules:

¯ Là thành phần mở rộng nhỏ hơn component, dùng để hiện thị một thành phần nhỏ ra bên ngoài

¯ Một modules có thể được hiện thị ở nhiều trang, và có thể tùy chọn vị trí hiện thị của Modules

• Component : Là một ứng dụng nhỏ thể hiện phần chính của trang web

• Templates

¯ Quy định cách hiện thị nội dung của trang web:ví trí,màu sắc,font,cách trình bày

¯ Font-end templates:giao diện phần font-end ¯ Back-end template: giao diện phần back-end

1.3. Tổ chức thư mục trong Joomla (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3: Tổ chức cây thư mục trong Joomla

1.4. Quản lý bài viết trong Joomla

 Category manager

• Quản lý các chủ đề con,các bài viết sẽ phải làm trong ít nhất một category

• Cho phép thêm mới, sửa, xóa category….

 Article manager

• Quản lý bài viết, mỗi bài viết sẽ thuộc một category.

• Cho phép thêm mới, sửa, xóa,đăng bài viết bài viết …

Hình 5: Hình ảnh Article manager trong joomla

1.5. Quản lý menu trong Joomla

 Trình quản lý menu của Joomla cho phép bạn tạo không giới hạn số menu và số mục menu. Bạn có thể tổ chức menu của bạn theo kiểu phân cấp mà hoàn toàn độc lập với cấu trúc nội dung của bạn. Bạn có thể đặt một menu ở nhiều nơi với nhiều kiểu dáng khác nhau.

 Để điều hướng và truy cập nội dung trong site bạn phải thông qua menu.Trong joomla, menu là những nhóm liên kết đến các category, article, component hay những trang web bên ngoài.Những liên kết này được gọi là menu Items. Mỗi menu phải có một tên duy nhất, để thấy được menu tạo ra trên site thì module chứa nó phải được publish.

Hình 6: Hình ảnh Menu trong joomla

1.6. Quản lý Templates trong Joomla

 Joomla! Template là một gói bao gồm các file PHP, HTML, CSS, JS (Javascript)... và các tấm hình, ảnh, biểu tượng, video, flash kèm theo tạo nên giao diện (bố cục và hình hài) của Website Joomla.

 Giao diện trong joomla được chia thành giao diện dành cho người quản trị Administractor được gọi là back-end và giao diện cho người dùng user gọi là font- end

 Khi cài đặt templates cho Joomla cần chú y phiên bản của Joomla. Ngoài ra, khi thay đổi template cho trang web bạn cần chú ý bố cục của hai trang web có giống nhau không.Vì nếu không giống nhau thì một số modules sẽ không hiện thị lên được

 Đặc điểm của Template Joomla

• Các template của Joomla! đều có khả năng tùy biến cao thông qua cách sắp xếp và đặt vị trí các module rất linh động.

• Việc thiết kế Template Joomla! khá dễ dàng, thậm chí chỉ cần vài giờ là có thể chuyển từ một template thuần HTML/CSS hay một template của một PORTAL / CMS khác sang template Joomla.

• Bạn có thể dùng cùng lúc vài template khác nhau trên cùng website. Chẳng hạn đối với trang HOME bạn gắn nó với template JA Purity, còn trang DOWNLOAD lại gắn nó với template Rhuk Milkyway...

• Số lượng template Joomla free (template miễn phí) và template Joomla commercial (template có phí) được cung cấp trên mạng hiện nay là một con số mà nhiều PORTAL/CMS/BLOG khác phải kính nể. Có tới hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn template.

 Hình dưới là giao diện trang quản trị template

Hình 7: Hình ảnh quản lý template trong joomla

1.7. Quản lý ngôn ngữ

 Joomla là mã nguồn mở,đươc sử dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới nên trong joomla hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ, bạn có thể cài đặt Joomla theo ngôn ngữ mà bạn mong muốn. Joomla tách phần quản lý ngôn ngữ dành cho admin và user làm 2 phần riêng biệt. Các file ngôn ngữ được lưu dưới dạng *.ini trong folder ngôn ngữ

 Mỗi file ngôn ngữ file*ini thể hiện ngỗn ngữ trong một module, một component hay một plugin, hay một template.

1.8. Quản lý Module

 Modules là một trong các thành phần mở rộng của Joomla, nó là một ứng dụng nhỏ được sử dụng để lấy dữ liệu và hiển thị thông tin. Module thường được dùng kết hợp kèm với các Component nhằm mở rộng, cũng như thể hiện rõ ràng hơn các chức năng của component.

 Không giống như component, một module có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào trên template hoặc vị trí do người dùng tự định nghĩa. Ngoài ra một module có thể được nhân bản, nghĩa là cùng lúc có thể xuất hiện tại một vị trí hoặc các vị trí khác nhau.  Vị trí của module(module position) là nơi mà module có thể được đặt vào đó. Mỗi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vị trí đều được xác định thông qua một định danh duy nhất (một cái tên), chẳng hạn như: left, right, top, bottom, user1, user2... Tên và số lượng các vị trí này được quy định bởi template. Các template khác nhau thì số lượng vị trí module cũng như tên của chúng có thể khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng người dùng cũng có thể tự định nghĩa các vị trí mới sao cho phù hợp với yêu cầu của mình.

 Hình dưới là giao diện trang quản trị Module

1.9. Quản lý Component

 Joomla Component là một trong các thành phần mở rộng của Joomla, thực chất nó là một ứng dụng trong hệ thống Joomla. Component được sử dụng để thực hiện một chức năng lớn nào đó, chẳng hạn như: Cung cấp tin tức, Quảng cáo, Rao vặt, Đặt phòng khách sạn, Bất động sản, Download...

Hình 9: Hình ảnh quản lý component trong joomla

 Các Component mặc định của Joomla

Các component này được đặt trong thư mục [Joomla]/components và nằm trong các thư mục con tương ứng với ký hiệu là "com_xyz".

Hình 10: Hình ảnh các component mặc định trong joomla

 Danh sách các component và ý nghĩa của chúng

• com_banners: Quản lý bảng quảng cáo (banner) com_contact: Quản lý các đầu mối liên hệ (contact)

• com_content: Quản lý và hiển thị bài viết (đây là component quan trọng nhất)

• com_mailto: Quản lý chức năng gửi/nhận email

• com_media: Quản lý các tệp đa phương tiện (video, flash, mp3, hình)

• com_newsfeeds: Quản lý việc lấy tin từ website khác

• com_poll: Cung cấp chức năng bình chọn

• com_search: Cung cấp chức năng tìm kiếm

• com_user: Quản lý thành viên

• com_weblinks: Quản lý và hiển thị danh mục các website liên kết

• com_wrapper: Cho phép nhúng một website khác trong cửa sổ của website Joomla

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Joomla và xây dựng website tin tức khoa công nghệ thông tin theo mô hình MVC Joomla (Trang 33)