- Ván khuôn làm khuôn mẫu tạm thời nhằm tạo ra những hình dạng kết cấu theo yêu cầu thiết kế kiến trúc.
- Chịu các tải trọng (thẳng đứng, nằm ngang) do trọng lượng vữa bê tông ướt, các hoạt tải sinh ra trong quá trình thi công
- Quyết định tính chất bề mặt của kết cấu
- Cột chống nhận tất cả các tải trọng từ trên ván khuôn truyền xuống và truyền xuống nền, đảm bảo cho ván khuôn ở độ cao nhất định
- Chống lại các lực xô ngang, tải trọng gió và đỡ sàn thao tác 2. Phân loại ván khuôn
a. Theo vật liệu
+ Ván khuôn gỗ (được ghép từ các tấm gỗ)
+ Ván khuôn kim loại : được chế tạo định hình, thường được chế tạo từ thép CT3, bề mặt là thép mỏng có sườn và khung cứng xung quanh
+ Ván khuôn bê tông cốt thép : được chế tạo bằng bê tông lưới thép, đổ bê tông xong thì để luôn trong công trình làm lớp trang trí bề mặt, loại này ít dùng
+ Ván khuôn hỗn hợp thép gỗ : bề mặt ván khuôn bằng gỗ, sườn xung quanh bằng bê tông cốt thép
Ngoài ra, còn có các loại ván khuôn đặc biệt, chuyên dụng như : ván khuôn cao su, chất dẻo, chất nhựa, ván khuôn tre, nứa ( ít dùng)
b. Theo cấu tạo và kỹ thuật tháo lắp khi thi công
+ Ván khuôn cố định : là loại ván khuôn chỉ sử dụng được một lần được gia công tại hiện trường dùng cho các kết cấu có hình dạng đặc biệt. Loại này không kinh tế vì tốn công chế tạo, tốn vật liệu.
+ Ván khuôn luân lưu : được tạo thành bằng cách đã tổ hợp những tấm gia công trước. Khi ra công trình thì ghép lại, khi tháo dỡ giữ nguyên hình dạng. Cách này khá kinh tế do ván khuôn được sử dụng nhiều lần.
+ Ván khuôn di động : có thể di động theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang
c. Phân loại theo đối tượng kết cấu sử dụng ván khuôn + Ván khuôn móng, cột, dầm, sàn, tường,…
3. Yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn
+ Gỗ dùng làm ván khuôn phải tốt, không bị cong vênh, nứt nẻ,… + Gỗ có độ ẩm thích hợp để giảm bớt biến dạng trong thời gian sử dụng
+ Đảm bảo vững chắc không bị biến hình khi chịu tải trọng trong quá trình thi công
+ Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước theo yêu cầu thực tế + Đảm bảo dựng nóc nhanh, dễ tháo gỡ không làm hư hỏng ván khuôn tác động đến bê tông
+ Đảm bảo bề mặt ván khuôn kín, phẳng
Cách lắp ván khuôn, sàn
- Ván khuôn sàn gồm những tấm khuôn thường có kích thước rộng 450-600mm, dài 2600-2900mm, dày 20-25mm đặt trực tiếp lên dầm đỡ
- Hệ thống đỡ ván khuôn gồm xà gỗ, sườn, cột chống. Khoảng cách giữa các xà gỗ, khoảng cách giữa các cột chống đỡ, xà gỗ phải được tính toán chính xác đảm bảo năng suất chịu lực và không vượt quá độ võng cho phép của xà
- Gác xà gỗ chính lên các kích đầu, nếu chiều dài xà gỗ chính ngắn hơn chiều dài giáo thì phải gác nối với nhau.
- Gác xà gỗ phụ gác lên xà gỗ chính, khoảng cách giữa các xà gồ phụ là 70cm, cứ 2 lần cách 70 cm thì có 1 lần cách 40cm
- Điều chỉnh cân bằng xà gồ
- Lấp các tấm ván khuôn, ván khuôn được đặt lên trên xà gồ phụ sao cho đầu nối giữa 2 ván khuôn phải nằm trong nhịp 40 của xà gồ phụ
4. Ván khuôn dầm
- Dầm thường đổ bê tông đồng thời với sàn, do đó ván khuôn dầm được cấu tạo và lắp dựng đồng thời với ván khuôn sàn. Ván khuôn dầm gồm có ván khuôn thành dầm và ván khuôn đáy dầm. Khoảng cách giữa các cột chống phải được tính toán chính xác.
- Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép gồm 2 mảnh ván thành và một mảnh đáy, ván đáy đặt lọt vào giữa ván thành, chiều dày ván thành 3-4cm .
* Phương pháp lắp ván khuôn dầm chính - Xác định tim dầm chính
- Rải ván rót để đặt chân cột
- Đặt cột mốc hình chữ T. Đặt 2 cột chống sắt tường hoặc sắt cột, cố định 2 cột chống chính theo đường tim dầm, đặt nêm và định vị các cột chống.
- Rải ván đáy dầm lên xà đỡ cột lên cột chống T và cố định 2 đầu bằng giằng
- Đặt tiếp cột chống T theo thiết kế
- Kiểm tra tim dầm và điều chỉnh nêm để đáy dầm đúng cao độ 6. Ván khuôn cột
- Cột bê tông cốt thép có các tiết diện vuông,chữ nhật, tròn,…. Ván khuôn cột được cấu tạo thành cột không nắp, không đáy, được gia cố và cố định bằng các nẹp, gông, cột chống,…
- Khi chiều cao cột lớn, để tránh phân tầng trong quá trình đổ bê tông, ta mở cưả để đổ bê tông trong khoảng nhỏ hơn 1,5m kể từ chân cột, và được bịt kín để đổ đoạn chân cột tiếp theo
V. Tháo gỡ ván khuôn
1. Thời gian tháo dỡ ván khuôn theo thiết kế cho từng bê tông sàn, dầm
- Ván khuôn được tháo dỡ sau khi bê tông đạt được cường độ cần thiết
- Với ván khuôn thành đứng không chịu lực được tháo dỡ khi cường độ bê tông dủ để đảm bảo các góc và bề mặt không bị sứt mẻ hay sụt lở nghĩa là cường độ bê tông ≥ 25kg/cm2.
- Với bê tông khối lớn có kích thước cạnh nhỏ nhất ≥ 2,5m và chiều dày lớn hơn 0,8m thì phải căn cứ vào nhiệt độc chênh lệch cho phép trong và ngoài khối bê tông để xác định thời gian tháo gỡ ván khuôn nhằm tránh xảy ra khe nứt.
- Với ván khuôn chịu tải trọng của khối bê tông đã đổ thì thời hạn tháo dỡ ván khuôn phải căn cứ theo thí nghiệm
2. Yêu cầu kỹ thuật khi tháo gỡ ván khuôn
- Khi tháo gỡ ván khuôn phải có biện pháp tránh va chạm hoặc chấn động mạnh, làm hư hỏng cạnh ngoài, sứt mẻ góc cạnh.
- Khi tháo dỡ bộ phận đặt tạm thời trong bê tông để tạo những lổ hỗng như chốt gỗ, ống tre,… phải có biện pháp chống dính trước như bôi dầu thực vật hay xoay vài lần trước khi bê tông đông cứng.
- Trước khi tháo dỡ đà giáo chống đỡ các ván khuôn chịu lực, thì phải tháo trước ván khuôn ở mặt bên và kiểm tra chất lượng của bê tông.
Nếu chất lượng bê tông quá kém, sứt nẻ nhiều lổ rỗng,.. thì chỉ được tháo dỡ khi bê tông đã được xử lý.
- Tháo dỡ những dàn giáo và những ván khuôn ở những kết cấu phức tạp như các bản, vòm, dầm có nhịp lớn hơn hoặc bằng 0.8m, phải tiến hành theo quy định :
+ Tháo dỡ từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến chủ yếu + Trước khi tháo dỡ cột chống phải tháo nêm, hộp cát ở chân cột chống
+ Trình tự tháo dỡ các cột chống, mức độ hạ thấp các nêm phải thực hiện theo hướng dẫn trong thiết kế thi công
VI. An toàn lao động
- Dựng cốt pha ở độ cao ≤ 6m được dùng giã dỡ để đứng thao tác ≥ 6m phải dùng sàn thao tác
- Cốt pha ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu, lắp tránh va chạm vào kết cấu đã lắp đặt trước
- Không đặt và chất xếp các tấm cốt pha, các bộ phận của cốt pha lên chiếu nghỉ của cầu thang, ban công, các mặt dốc, các lối đi gần lổ hỗng hoặc các mép ngoài của công trình
- Khi tháo dỡ ván khuôn phải theo trình tự hợp lý, phải có đề phòng ván khuôn rơi hoặc kết cấu công trình bị sập bất ngờ. Nơi tháo ván khuôn phải có rào ngăn, biển báo. Không được để cốt pha đã tháo trên
- Cốt pha dùng để đỡ các kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.
- Chỉ được đặt cốt pha của tầng trên khi đã cố định cốt pha của tầng dưới
- Dựng lắp cốt pha theo các kết cấu vòm và vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ. Khoảng cách từ cốt pha đến sàn công tác phải > 1,5m. Ở vị trí cốt pha nghiêng phải làm sàn công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất 40cm.
- Khung treo phải liên kết chắc chắn. Chỉ được đặt khuôn treo vào khung sau khi các bộ phận của khung đã liên kết.
- Trược khi đổ bê tông, cacns bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra cốt pha nếu có hư hỏng thì phải sữa chữa ngay.