0
Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đối với Học viện hành chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND QUẬN CẦM LỆ, TP. ĐÀ NẴNG (Trang 25 -25 )

Sinh viên đã được trang bị lý thuyết cũng những kỹ năng cần thiết, tuy nhiên thực tế công việc cũng như những mối quan hệ trong môi trường làm việc cũng làm không ít sinh viên cảm thấy lúng túng. Nhiều kiến thức, yêu cầu trong việc thực hiện nhiệm vụ hay đảm nhận các vị trí không có trong những gì đã được học. Do đó đối với chuyên ngành tổ chức và nhân sự hành chính Nhà nước nói riêng cũng như Học viện hành chính nói chung cần tăng cường giảng dạy những kiến thức cũng như kỹ năng mang tính thực tiễn. Nên tập trung vào những kiến thức chuyên ngành, giúp sinh viên nắm vững lý thuyết. Bên cạnh đó, nhà trường cần phối hợp với cơ quan nơi có sinh viên thực tập, đề nghị họ giúp đỡ để sinh viên có thể làm việc theo chuyên ngành của mình.

KẾT LUẬN

Vấn đề về nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng và trong khu vực công nói chung luôn là mối quan tâm hàng đầu của nền hành chính nước ta. Con người luôn là nhân tố quyết định sự phát triển, là trung tâm của mọi vấn đề. Do đó việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức phải luôn được quan tâm nhằm xây dựng một nền hành chính có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Công cuộc cải cách hành chính ở nước ta muốn thành công thì việc tập trung những ưu tiên hơn nữa vào đội ngũ cán bộ công chức nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc là một trong những nội dung không thể bỏ qua ở hiện tại và xây dựng chiến lược cho tương lai.

Nguồn nhân lực của mỗi cơ quan hành chính sẽ góp phần làm nên một chỉnh thể của toàn bộ máy . Do đó nắm vững thực trạng nguồn nhân lực của Quận để từ đó có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn nhằm hoàn thiện nhân lực của Quận là rất cần thiết .

Dưới góc độ là một báo cáo thực tập, với lượng kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu có hạn, căn cứ trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực của ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ, báo cáo xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nguồn nhân lực Quận cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

Trong thời gian tới, hi vọng rằng ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ sẽ có một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu phát triển của Quận nói riêng và nền hành chính nước ta nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  

1. Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010.

2. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

3. Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Thông báo số 03/TB-PNV ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Phòng Nội vụ về việc phân công nhiệm vụ đối với cán bộ lãnh đạo và công chức Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ.

5. Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc Hội

6. Báo cáo số 15/BC-PNV ngày 21 tháng 7 năm 2011 của phòng Nội vụ về Rà soát tình hình đội ngũ cán bộ quận Cẩm Lệ năm 2011.

7. Báo cáo số 16/BC-PNV ngày 21 tháng 7 năm 2011 của phòng Nội vụ về Công tác cán bộ tại các phường thuộc quận Cẩm Lệ năm 2011.

8. Báo cáo số 24/BC-PNV ngày 22 tháng 11 năm 2011 của phòng Nội vụ về Tổng kết công tác Nội vụ năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2012.

9. Các website: www.chinhphu.vn www.danang.gov.vn www.noivu.danang.vn www.camle.danang.gov.vn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND QUẬN CẦM LỆ, TP. ĐÀ NẴNG (Trang 25 -25 )

×